Tin tức

Cáo buộc Goodbye Mr Loser của Trung Quốc sao chép hay vấn nạn khán giả thiếu hiểu biết

03/11/2015

Goodbye Mr Loser vượt qua ngưỡng 1 tỉ nhân dân tệ, nhưng sự vui sướng của các nhà sản xuất bộ phim này đột ngột tắt ngấm khi một nhà phê bình điện ảnh có tên Wenbai tri hô đây là "hàng nhái" của Peggy Sue Got Married, bộ phim Mỹ năm 1986 của Francis Ford Coppola, tranh cãi bùng lên dữ dội.

Phim Trung Quốc thường bị cáo buộc đạo ý tưởng, nhiều đến mức người ta quen nghe những cáo buộc như vậy rồi, nên khán giả dễ dàng tin lời buộc tội của Wenbai, nhất là những người chưa từng xem Peggy Sue Got Married.

Áp phích phim Goodbye Mr Loser

Mahua FunAge Production, công ty đứng sau Goodbye Mr Loser, đã nỗ lực hết sức để chứng minh họ vô tội, kể cả viện đến luật pháp. Họ cũng đăng tải thông báo, giải thích họ lấy cảm hứng từ một bài ‘post’ trên tianya.cn ngẫm nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu một sớm mai thức dậy người ta thấy mình ngồi trong lớp ở trường trung học.

À, cách dễ nhất xóa tan mọi ngờ vực trước khi có kết luận của pháp luật có lẽ là xem cả hai phim và so sánh.

Cáo buộc của Wenbai nói rằng Goodbye Mr Loser sao chép Peggy Sue Got Married từng cảnh một. Nhà phê bình này liệt kê những cảnh nghi ngờ, cảnh đầu phim, họ trở ngược thời gian như thế nào, phản ứng của họ khi thấy mình ở một thời đại khác, và cứ thế. Dù cố ý hay không, các cảnh nhà phê bình này chọn ra và chú thích có thể dẫn dắt người đọc nghĩ rằng hai phim giống nhau theo nhiều phương diện.

Tác giả bài viết này không tránh khỏi thất vọng. Dù Goodbye Mr Loser không là một phim hài bước ngoặt, danh tiếng của nó khiến nhiều người cảm thấy hy vọng về tác phẩm điện ảnh nội địa. Có lẽ nhiều người chia sẻ ý nghĩ này. Quá dễ để tin rằng phim nội địa sao chép.

Cảnh trong phim Peggy Sue Got Married

Mặc cho các ví dụ của Wenbai, tác giả bài viết cảm thấy nó hơi cường điệu. Tác giả đã tìm được Peggy Sue Got Married trên mạng và xem phim.

Ấn tượng rõ ràng của tác giả đây là hai phim khác nhau, tuy nhiên thỉnh thoảng tác giả cũng dừng lại chọn những cảnh trong Goodbye Mr Loser và so sánh để cố gắng tìm ra những điểm na ná mà Wenbai đã kiệt kê. Nhưng không có. Hai phim quả là cùng một thể loại. Cả hai đều là phim về du hành thời gian và không tránh khỏi những cấu trúc tương tự nhau như nhân vật chính trở về quá khứ và quay lại hiện tại nhưng điều này xuất hiện trong vô số phim khác cùng thể loại. Ngoài ra, không có điểm chung nào khác về chi tiết như nhân vật, cốt truyện, kể cả chủ đề, ngoại trừ việc cả hai phim đều quay lại thời trung học.

Sau khi xem thì thấy so sánh của Wenbai có vẻ quá cường điệu. Những cảnh phim mà nhà phê bình này chọn ra dường như là cố tình để khiến khán giả đồng ý rằng Goodbye Mr Loser là phim hàng nhái, nói thẳng thắn. Cứ theo logic này thì mọi phim cùng thể loại đều bị xem là hàng nhái cả.

Nhưng rõ ràng tác giả bài viết là số ít trong những cư dân mạng không ngại xem Peggy Sue Got Married trước khi thốt ra phán xét. Trên Sina Weibo, đa phần cư dân mạng đều làm theo đám đông, ủng hộ mà không cần suy nghĩ dựa trên lẽ phải.

Cảnh trong phim Goodbye Mr Loser

Thật mỉa mai thấy rất nhiều ‘fan’ của bộ phim này thay đổi lập trường sau khi đọc bài viết của Wenbai. "Ồ, ok, hèn chi mà phim hay," họ viết trên Sino Weibo, kết tội Goodbye Mr Loser mà thậm chí chưa xem Peggy Sue Got Married.

Ở đầu ngược lại là những cư dân mạng nông cạn nói "nhái hay không cũng kệ, tôi thích. Vậy là đủ." Người khác viết "Đạo ý tưởng thì có gì sai nếu phim hay?" thể hiện thái độ vô trách nhiệm với việc sao chép và rõ ràng thiếu ý thức về vi phạm tác quyền.

Thiếu vắng đánh giá điềm tĩnh từ khán giả có lẽ là một lý do khiến kết tội của Wenbai, được đảm bảo hay không không cần biết, tạo nên phản ứng om sòm đến thế. Không có chính kiến, nhiều cư dân mạng/khán giả dễ dàng bị ảnh hưởng và bị dắt mũi.

Trong nền điện ảnh ngày nay, đạo ý là một vi phạm nghiêm trọng mà những cáo buộc như thế này có thể lập tức giết chết một bộ phim. Trong trường hợp của Goodbye Mr Loser, sẽ rất đáng khen chuyện tố cáo này nếu phim quả thật là sao chép; nhưng sẽ rất đáng tiếc khi kết tội sai lầm.

Trở lại thời trung học là điểm chung duy nhất của hai phim

Mahua FunAge đang vận dụng pháp luật để giải quyết vấn đề. Trong khi chờ đợi kết quả, đây là lúc khán giả chiêm nghiệm. Là đích đến của tác phẩm điện ảnh, khán giả đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một môi trường tốt cho phim ảnh. Họ có thể giúp định hình một thị trường điện ảnh chín chắn hơn nếu họ học hỏi để trở thành chuông cảnh báo những trường hợp vi phạm tác quyền cũng như trở nên hiểu biết hơn để có chính kiến.

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times


+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.