Tin tức

Chuyện phục chế phim kinh điển Hàn Quốc

11/04/2012

Khán giả xem rạp ngày nay quen với những hình ảnh sáng láng, siêu nét, bộc lộ bừa bãi những khiếm khuyết không đáng kể trên làn da của các diễn viên được tiếng là có nước da hoàn mỹ. Âm thanh trầm, hệ thống âm thanh nổi cũng trở nên thông dụng.

Một cảnh trong phim kinh điển Hàn Quốc The Housemaid

Điều quan trọng hơn trong việc thưởng thức điện ảnh là xem xem kịch bản có hấp dẫn hay không. Các khía cạnh kỹ thuật của tác phẩm nghe nhìn thường xác định thẩm mỹ tổng thể, về việc khán giả hiểu nội dung như thế nào. Đôi khi chính bộ phim được sản xuất có chủ ý nhằm thể hiện sự luyến tiếc quá khứ. The Artist (2011) của Michel Hazanavicius tỏ lòng kính trọng trực tiếp tới các bộ phim câm đầu thế kỷ 20 trong khi phong cách trực quan đặc trưng của Quentin Tarantino thể hiện sự ngưỡng mộ những hình ảnh bụi mờ xưa cũ. Năm 2008, Ruy Seung Wan thử lồng tiếng kiểu cổ cho phim hành động kiểu cũ Dachimawa Lee.

Có nét đẹp kỳ lạ ở những bộ phim có tuổi đời hàng thập kỷ. Hơn nữa, chúng là một phần di sản văn hóa quan trọng.

“Theo quy chế của Liên đoàn Lưu trữ phim Quốc tế, ngành lưu trữ đảm nhiệm việc chiếu phim cho khán giả, bảo vệ và truyền lại di sản này tới thế hệ tiếp theo – với dạng tốt nhất có thể được của tác phẩm so với bản phim gốc do các tác giả ban đầu tạo ra,” Kim Bong Young, chủ tịch Trung tâm bảo tồn phim của Viện lưu trữ phim Hàn Quốc (KOFA) tại Sangam-dong, phía tây bắc Seoul.

“Những hình ảnh hoàn mỹ vô cùng tuyệt vời, nhưng tôi tin cũng có vẻ đẹp trong những bộ phim cũ, bị hư hỏng,” Kim Ki Ho, một chuyên viên lưu trữ tại trung tâm nói. Ở đây, những người hâm mộ có thể thưởng thức các bộ phim cũ trên màn hình lớn hay ở phòng chiếu phim cá nhân.

Nghệ thuật bảo tồn

Các bộ phim bị hư hỏng giống như những bệnh nhân chờ chữa trị ở bệnh viện, trong trường hợp này là ở các phòng bảo tồn.

Phim lưu trữ tại KOFA (ảnh trên) và cuộn phim trong quá trình phục chế
tại Trung tâm bảo tồn phim Hàn Quốc (ảnh dưới)
[Ảnh: KOFA]

Tham quan những căn phòng được tiết lộ chứa đầy các máy móc khác nhau, từ máy hút bụi khổng lồ tới những thiết bị điều khiển bằng tay giống như máy khâu mà các chuyên viên lưu trữ dùng để vá lại các lỗ bị hỏng (lỗ dập dọc theo lề phim cellulo).

Phục chế và số hóa – chuyển phim thành dạng kỹ thuật số - là quá trình phức tạp: tách dị vật ra khỏi phim, ổn định đoạn rung hay giảm xước, tiếng ồn và bụi, cũng như chỉnh lại màu sắc.

“Các chuyên viên lưu trữ của chúng tôi phải đưa ra nhiều quyết định phức tạp. Nhiều bộ phim ban đầu được thực hiện dưới tình trạng ít ánh sáng, các cảnh ban đêm được quay vào ban ngày, vân vân. Thông thường có hơn hai loại phim được ráp lại cho một bản phim, do đó các phần khác nhau của bộ phim bị mờ theo nhiều mức độ qua thời gian,” Kim Ki Ho nói.

Phân loại màu sắc, hay thường gọi là chỉnh màu, đòi hỏi phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau. Đôi khi thảo luận được với những người đã thực hiện bộ phim lúc đầu, nhưng có thể họ muốn chuyên viên lưu trữ thay đổi màu sắc theo ý muốn riêng của mình chứ không phải màu sắc nguyên gốc của tác phẩm.”

“Phải thử nghiệm và phạm sai lầm nhiều lần, việc phục chế số hóa các bộ phim cũ vẫn còn tương đối mới mẻ ở Hàn Quốc. Chúng tôi hy vọng mọi người có thể quý trọng giá trị của các bộ phim cũ với tư cách một di sản văn hóa mà chúng ta có thể thích thú theo dõi, trên tinh thần thưởng thức nghe nhìn đa dạng hơn,” ông Kim nói.

Sau khi trải qua quá trình phục chế kỹ lưỡng, các bộ phim được phân loại và lưu trữ trong những căn phòng được kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm và được khóa an toàn. Hàng nghìn hộp thiếc tròn có thể lưu trữ các bộ phim (khoảng năm hộp dành riêng cho một bộ phim truyện có độ dài thông thường) trong đó.

Đa phần phim được giữ ở 15˚C trong khi các bản sao gốc và/hoặc chất liệu đòi hỏi sự chú ý đặc biệt được lưu trữ ở 5˚C.

Có một căn phòng riêng dành cho “tài sản độc quyền” – ấy là phim Hàn Quốc. Những người muốn tiếp xúc với các bộ phim này phải trình giấy yêu cầu viết tay, nếu được chấp thuận, có thể thấy ở phòng xem phim của KOFA.

Tầm quan trọng của di sản phim cũ

Một cảnh trong phim kinh điển The Housemaid (1960) trước (ảnh trên)
và sau khi được phục chế số hóa
[Ảnh: KOFA]

KOFA, tổ chức do nhà nước hậu thuẫn, phục chế và số hóa khoảng 30 phim mỗi năm. Tổ chức này cũng cống hiến cho việc sưu tầm các bộ phim Hàn Quốc hiếm hay bị thất lạc rải rác ở nước ngoài. Đáng chú ý nhất là Bound by Chastity Rules (1962) của Shin Sang Ok được tìm thấy ở Đài Loan vài năm trước còn The Boxes of Death (1955) của Kim Ki Young tìm được đường về quê hương từ Mỹ vào năm ngoái.

Chastity Rules chứng tỏ là vụ mạo hiểm đầu tiên thành công của các chuyên viên lưu trữ địa phương vào năm 2006-2007, kể từ khi khái niệm số hóa phục chế phim được giới thiệu ở đây từ giữa thập kỷ 1990. Một phần bản sao được phục chế của bộ phim đã ra mắt lần đầu tiên tại Liên hoan phim Busan năm 2006 trước khi được mời tới Liên hoan phim Cannes 2007.

Đạo diễn nổi tiếng thế giới Martin Scoresese cũng giúp đưa phim kinh điển Hàn Quốc lên bản đồ. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu phim khiêu dâm ly kỳ năm 1960 của Kim Ki Young The Housmaid tới thế giới thông qua Cannes 2008. Đạo diễn của Taxi Driver giúp KOFA nhận tài trợ từ Quỹ Điện ảnh Thế giới cho quá trình phục chế số hóa phức tạp, mặc dù Hàn Quốc không phải là một quốc gia thành viên được trợ giúp.

“Bộ phim dữ dội, thậm chí mãnh liệt về nỗi sợ bị giam giữ đó chỉ được đa số người yêu phim nhiệt thành nhất ở phương Tây biết đến là một trong những sự tình cờ vĩ đại nhất trong lịch sử điện ảnh,” Scorsese nói, ông đánh giá The Housemaid là một trong ba bộ phim hay nhất mọi thời đại. Năm 2009, Prince Yeonsan (1961) của Shin Sang Ok cũng được chiếu tại Liên hoan phim uy tín diễn ra ở Pháp.

“Phim Hàn Quốc có danh tiếng được xác lập vững chắc trong làng điện ảnh thế giới và sự yêu thích các tác phẩm điện ảnh Hàn Quốc đương đại có thể khuyến khích các chuyên gia và người hâm mộ điện ảnh nhìn lại những bộ phim Hàn Quốc cũ. Tôi hy vọng được xem nhiều bộ phim Hàn Quốc kinh điển tại các liên hoan phim,” Julietta Sichel, cựu giám đốc chương trình Liên hoan phim Quốc tế Karlovy Vary, phát biểu với Korea Times.

Áp phích và tờ rơi của các bộ phim nội địa cũng được lưu trữ tại KOFA. Áp phích cũ nhất được lưu trữ sau khi trải qua khử oxy là của bộ phim năm 1932 của Lee Gyu Hwan A Ferry Boat That Has No Owner.

Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi

+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.