Tin tức

Điện ảnh 2014 nhìn lại: Trung Quốc dùng tiền tấn công Hollywood, Đài Loan giữ vững bản sắc

17/02/2015

Một trong những câu chuyện giải trí lớn nhất năm 2014 ở Trung Quốc là việc cổ phiếu của công ty thương mại điện tử khổng lồ Alibaba đã được niêm yết trên sàn chứng khoán, công ty do Jack Ma sáng lập và là chủ tịch được mô tả là "công ty giải trí lớn nhất thế giới."

Trong khi đó, bộ phim Transformers: Age of Extinction / Kỷ nguyên hủy diệt độc chiếm thi trường điện ảnh lớn thứ hai thế giới và đã xác lập được nhiều kỷ lục.

Mô hình nhân vật Bumblebee trưng bày trước Thiên An Môn trung tâm Bắc Kinh vào ngày 20/6/2014, một phần trong chiến dịch quảng bá trước khi công chiếu thế giới Transformers: Age of Extinction ngày 27/6

Trước sự ra mắt của một vài bộ phim bom tấn dịp cuối năm, doanh thu phòng vé Trung Quốc đang trên đà vượt mốc 4,5 tỉ đôla trong năm 2014, tăng khoảng một phần ba so với năm 2013.

Sau khi các bộ phim Hollywood ghi nhận tăng 60% lợi nhuận trong năm này, khao khát của Hollywood về tất cả những gì mà Trung Quốc đang có là duy trì sự gia tăng vượt trội đó trong năm 2015 và xa hơn nữa. Dưới đây là cái nhìn của The Hollywood Reporter về một vài câu chuyện của nền điện ảnh lớn này trong năm 2014.

12 SỰ KIỆN PHÁC NÊN TOÀN CẢNH ĐIỆN ẢNH TRUNG QUỐC ĐẠI LỤC 2014

• Các hãng công nghệ Trung Quốc đi Mỹ tiêu tiền

Các trang video trực tuyến Trung Quốc như Tencent, Alibaba, Youku Tudou, iQiyi của Baidu và công ty video trực tuyến Sohu.com, đã vung rất nhiều tiền cho nội dung Hollywood trong năm 2014.

Một cảnh trong The Simpsons

Một trong những thỏa thuận lớn nhất trong năm là giữa HBO và Tencent. Thỏa thuận được thiết lập để lần đầu tiên làm các chương trình truyền hình HBO và những bộ phim điện ảnh có sẵn trên nền trực tuyến rộng lớn ở Trung Quốc.

Trong khi Alibaba đã thực hiện một thỏa thuận với Lionsgate để đem loạt phim Twilight và những bộ phim khác vào Trung Quốc, thì The Simpsons lần đầu tiên vượt qua "Vạn lý trường thành" thông qua một thỏa thuận giữa Fox với Sohu.

Còn iQiyi đã tiêu tốn 300 triệu đôla làm đối tác với nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi để mua lại các chương trình truyền hình và các bộ phim điện ảnh.

• Nhưng luật lệ mới có thể gây khó khăn hơn cho các nội dung trình chiếu

The Big Bang Theory bị cấm chiếu trên các trang mạng của Trung Quốc hồi tháng 4 vừa qua

Một câu hỏi được đặt ra là liệu việc thắt chặt kiểm duyệt nội dung trực tuyến của Trung Quốc có làm tiêu tan những nỗ lực đưa các nội dung như The Newsroom, Boardwalk EmpireBand of Brothers đến Trung Quốc không.

Hướng dẫn của Tổng cục Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình (SAPPRFT) bao gồm những cảnh tình một đêm, ngoại tình, quan hệ bừa bãi, yêu đương lăng nhăng, hiếp dâm, loạn luân, xác chết, mại dâm, trụy lạc tình dục và thủ dâm.

Vào tháng 9, cơ quan quản lý chương trình phát sóng của Trung Quốc cho biết tất cả các chương trình truyền hình nước ngoài phải được cơ quan này chấp thuận trước khi có thể được đưa lên các trang mạng video và các trang mạng phải gỡ bỏ những chương trình không được phê duyệt trước đầu năm 2015. Một số cho rằng điều đó có thể trì hoãn sự có mặt của chương trình truyền hình khoảng sáu tháng và mở đường cho nạn sao chép lậu.

• Alibaba lên sàn chứng khoán

Ông Jack Ma, giữa, vui mừng vì Alibaba lên sàn chứng khoán thành công ngày 19/9/2014

Việc phá kỷ lục với giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ của Alibaba vào ngày 19/9 là giá cao nhất từ trước tới nay và đã nâng giá trị thị trường của công ty lên khoảng 225 tỉ đôla.

Gã khổng lồ trong lĩnh vực thương mại điện tử này trong năm 2014 cũng đã lên kế hoạch để trở thành một tay chơi toàn cầu trong ngành công nghiệp giải trí. Công ty này đã mua lại và sở hữu công ty điện ảnh của riêng mình vào đầu năm nay, trở thành hãng thứ hai sau Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc của Zhang Qiang, và bắt đầu tìm kiếm các mục tiêu ở Hollywood và Trung Quốc, trong đó có cả Lionsgate.

Chủ tịch Jack Ma đến Hollywood và đã được săn đó dữ dội bởi những tên tuổi lớn trong ngành này.

Transformers: Age of Extinction làm rung chuyển thế giới của Trung Quốc

Bộ phim Transformers phần mới nhất trở thành hiện tượng văn hóa đại chúng ở Trung Quốc

Bộ phim đình đám về rôbô của Michael Bay đã thu về khoảng 320 triệu đôla ở phòng vé Trung Quốc, một kỷ lục mới của phim ở nước này.

Paramount đã rất nỗ lực để đảm bảo thành công của bộ phim này ở Trung Quốc, bao gồm những cảnh quay ở Bắc Kinh, Hồng Kông và những nơi khác nữa cùng dàn diễn viên toàn sao Trung Quốc, trong đó có Lý Băng Băng. Bộ phim bao gồm các thông điệp tuyên truyền về chính phủ Trung Quốc và thậm chí có những cảnh quay các ngôi sao uống nước giải khát Red Bull Trung Quốc ở giữa sa mạc trên đất Mỹ.

Bộ phim đã lấn sân khỏi lĩnh vực điện ảnh và trở thành hiện tượng trong nền văn hóa đại chúng Trung Quốc, với các hãng đồ chơi, áo quần, thực phẩm và nước uống đều đồng loạt tuyên bố có liên kết với Optimus Prime và ban nhạc người máy vui nhộn của hắn. Một trong những sự kiện kỳ lạ nhất năm 2014 là một nhóm nông dân người Trung Quốc đã từ bỏ công việc hàng ngày của họ để tự dựng lên những con rôbô biến hình khổng lồ.

• Hollywood thắt chặt liên kết

Studio 8 của nhà cựu điều hành Warner Bros Jeff Robinov (ảnh trên) đã ký một trong những hợp đồng bắt mắt nhất ở Trung Quốc trong năm 2014 với giá trị lên đến 200 triệu đôla từ tập đoàn Fosun, Trung Quốc và hơn 50 triệu đôla nữa từ Sony, trong đó có một hợp đồng năm năm để phát hành phim của hãng này và đã ký hợp đồng phân phối lên đến sáu bộ phim trên toàn thế giới mỗi năm. Tiền từ tập đoàn Fosun được cho là khoản đầu tư lớn nhất từ Trung Quốc cho đến nay trong sản xuất phim Mỹ.

Trong tháng 11, hãng Walt Disney và tập đoàn truyền thông Thượng Hải (Shanghai Media Group) đã đồng ý mở rộng mối quan hệ hiện có giữa họ bao gồm việc đồng sản xuất phim và phát triển các chương trình truyền hình.

Trong khi đó, Jeff Shell, chủ tịch Universal, cho biết Trung Quốc là một thị trường khá sôi động chứ không hề khó khăn khi ông chính thức ra mắt văn phòng đại diện NBCUniversal ở Bắc Kinh, và sẽ do nhà điều hành Hollywood gạo cội Jo Yan vận hành. Công ty cũng đang xây dựng công viên Universal trị giá hàng tỉ đôla ở ngoại ô Bắc Kinh.

Brett Ratner, đạo diễn loạt phim Rush Hour có sự tham gia diễn xuất của Thành Long và Chris Tucker, đã ký hợp đồng làm việc trong các dự án phim điện ảnh Trung Quốc, truyền hình và sân khấu, trong đó có một quỹ đầu tư được thành lập giữa hãng Warner Bros, công ty quảng cáo và tiếp thị WPP, công ty đầu tư và giải Trung Quốc CMC Capital Partners, và công ty truyền thông Shanghai Media Group.

Phòng trưng bày Minion tại văn phòng đại diện NBCUniversal ở Bắc Kinh

• Và ngược lại

Alibaba cử cựu người dẫn chương trình trò chuyện truyền hình Trương Vy đến Los Angeles để mở văn phòng, trong khi gã khổng lồ bất động sản Wanda, sở hữu chuỗi rạp AMC, đã chi đến 1,2 tỉ đôla vào trung tâm thương mại Robinsons – May tại địa chỉ 9900 đại lộ Wilshire ở khu Beverly Hills để đặt trụ sở chính cho hoạt động kinh doanh giải trí của hãng này ở Mỹ.

Giám đốc của Wanda là ông Vương Kiện Lâm cho biết mục đích của ông là "biến Wanda của Trung Quốc trở thành một thương hiệu nổi tiếng thế giới như Walmart, IBM và Google."

Và LeVision Pictures cho biết sẽ phối hợp tấn công trên thị trường Mỹ với một văn phòng tại Los Angeles và thực hiện chiến dịch Hollywood với kinh phí 200 triệu đôla để thực hiện các bộ phim bom tấn.

• Người lính già bước xuống

Trong tháng 3, người đứng đầu Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc, Hàn Tam Bình, nghỉ hưu, rời khỏi vị trí giám đốc đầy quyền lực của Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc.

Tân chủ tịch Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc La Peikang

Ông trao lại quyền hạn của mình cho phó chủ tịch La Peikang và Zhang Qiang, người sau đó rời bỏ công ty này để gia nhập hãng phim Alibaba. Nhiệm kỳ của ông Hàn tại China Film Group đã chứng kiến sự chuyển mình của ngành công nghiệp này từ những bộ phim tuyên truyền với quy mô nhỏ trở thành thị trường phim ảnh đứng thứ hai thế giới.

• Chủ tịch Tập Cận Bình nói nghệ thuật là phải phục vụ nhân dân

Nghệ thuật phải phục vụ chủ nghĩa xã hội và nhân dân, ông Tập Cận Bình nói với khán giả rằng điều đó gồm cả những con số về ngành giải trí, và không chịu "mùi hôi thối tiền" lẫn không phải là "nô lệ của thị trường".

"Văn hóa xã hội chủ nghĩa và nghệ thuật, về bản chất là văn hóa và nghệ thuật của nhân dân," Tập Cận Bình nói. Các ý kiến là một lời nhắc nhở rằng Trung Quốc vẫn là một quốc gia cộng sản.

• Trung Quốc thẳng tay với ma túy và nạn mại dâm

Chính phủ Trung Quốc trong năm 2014 đã bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn đạo đức với những người nổi tiếng có dính líu đến ma túy và mại dâm.

Phòng Tổ Danh, con trai Thành Long, đã bị cấm xuất hiện trên tất cả các
phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung Quốc do dính líu đến ma túy

Cơ quan quản lý truyền thông yêu cầu các kênh truyền hình cấm các ngôi sao bị “vấy bẩn” từng có tiền sử dính líu đến ma túy và mại dâm xuất hiện trên truyền hình và các phương tiện truyền thông khác, sau khi hàng loạt tên tuổi đình đám trong làng giải trí bị bắt quả tang sử dụng ma túy và mại dâm trong năm vừa qua.

Trong số những nhân vật nổi tiếng này có đạo diễn đoạt giải Gấu vàng Vương Toàn An bị bắt vì tội “trả tiền để quan hệ” trong khi Phòng Tổ Danh, con trai của ngôi sao hành động Hồng Kông gạo cội Thành Long, bị bắt quả tang sử dụng ma túy tại một phòng massage chân ở Bắc Kinh.

Black Coal, Thin Ice / Bạch nhật diệm hỏa đoạt giải Gấu Vàng

Một cú hích lớn cho điện ảnh độc lập của Trung Quốc xảy ra vào đầu năm 2014 khi bộ phim 'noir' đương đại Black Coal, Thin Ice của Điêu Diệc Nam đoạt giải Gấu vàng tại Liên hoan phim Berlin. Và một cú hích thậm chí còn lớn hơn xảy ra vào tháng tiếp theo, Cục điện ảnh cho rằng phim đã được thông qua để phát hành ở Trung Quốc. Phim thu về 16,5 triệu đôla ở phòng vé Trung Quốc.

Môt người mà Berlinale yêu thích là Lâu Diệp, cũng đã ghi được thành công trong cuối năm qua, càn quét các giải thưởng Kim Mã với bộ phim Blind Massage của ông.

• Các ngôi sao tên tuổi ghé thăm Trung Quốc

Các hãng phim nhận thấy khán giả Trung Quốc sẽ ủng hộ những ngôi sao nỗ lực đến Trung Quốc để quảng bá cho phim với doanh thu phòng vé khổng lồ, do đó rất nhiều những tên tuổi lớn đã đến với Trung Quốc trong năm vừa qua để quảng bá cho phim của mình.

Giữa hàng loạt những cái ôm, những câu chuyện về hình xăm và sự châm biếm siêu thực nhằm thúc đẩy bộ phim kinh dị giả tưởng siêu việt, Johnny Depp đã thực hiện chuyến đi đầu tiên tới Trung Quốc.

Hugh Jackman và Peter Dinklage đến Trung Quốc để quảng bá cho X-Men: Days of Future Past, trong khi Andrew Garfield, Jamie Foxx và Emma Stone đã đại diện cho The Amazing Spider-Man 2.

Angelina Jolie đến Thượng Hải để quảng bá cho phim Maleficent

Chris Evans, Scarlett Johansson và Samuel L Jackson đã tới Bắc Kinh để quảng bá cho phim Captain America: The Winter Soldier, và Angelina Jolie đến Thượng Hải để quảng bá cho phim Maleficent.

Trong khi đó, Megan Fox đã bất chấp tình trạng ô nhiễm cho một chuyến quảng bá tại thủ đô của Trung Quốc cho sự ra mắt của bộ phim Teenage Mutant Ninja Turtles, với William Fichtner, nhà sản xuất Brad Fuller và Andrew Form, và phó chủ tịch Paramount Rob Moore.

• Trương Nghệ Mưu làm phim Great Wall

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu, người đã thực hiện tác phẩm kinh điển như House of Flying Daggers / Thập diện mai phụcRaise the Red Lantern / Lồng đèn đỏ treo cao, tuyên bố rằng ông sẽ thực hiện bộ phim Great Wall, một sử thi giả tưởng chi phí 135 triệu đôla kể về những lý do bí ẩn đằng sau việc xây dựng Vạn lý trường thành của Trung Quốc.

Matt Damon đảm nhận vai chính trong Great Wall

Bộ phim là một sản phẩm hợp tác giữa một số hãng phim Trung Quốc và đơn vị châu Á của Legendary, Legendary East, và đang được xem là khuôn mẫu cho cả việc hợp tác sản xuất giữa Hollywood và Trung Quốc lẫn việc Trung Quốc có thể là một nguồn doanh thu lớn cho các hãng phim độc lập.

ĐÀI LOAN TIẾP TỤC GIỮ VỮNG BẢN SẮC

2014 là năm phim Đài Loan đa dạng, với những phim khám phá lịch sử và hiện tại của đảo này và những tác phẩm mới của những nhà làm phim tên tuổi lẫn mới nổi.

• Phim truyện

Giải trí và lịch sử được đan xen rắc rối trong phim Đại đạo trình của Diệp Thiên Luân, một phim bi hài nhìn lại quá khứ của Đài Loan thông qua câu chuyện một chàng trai trẻ quay về thời những năm 1920 ở đây, khi Nhật Bản đô hộ hòn đảo này.

Cũng thời kỳ này được Umin Boya nhìn dưới góc độ khác, làm nên một bộ phim lạc quan về lịch sử, văn hóa và bản sắc Đài Loan qua một môn thể thao mà Nhật Bản du nhập vào đảo này, có tựa đề Kano. Xoay quanh một đội bóng chày trung học đến từ thành phố Gia Nghĩa đã chinh phục được sự kính trọng trước đội tuyển bóng chày vô địch quốc gia của Nhật Bản năm 1931, phim không chỉ vô cùng hấp dẫn trong câu chuyện về chiến thắng của kẻ yếu cơ, mà còn là một bức tranh hoành tráng về thị giác và âm thanh về mối quan hệ giữa Đài Loan và Nhật Bản, được vẽ nên nhằm khơi gợi cảm xúc.

Áp phích phim Đại đạo trình

Bộ phim bị đánh giá thấp một cách bất công, It Takes Two to Tango là tác phẩm mới nhất của Vạn Nhân, một nhân vật quan trọng của Làn sóng mới Đài Loan, xem xét mối quan hệ rối rắm giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Không giống những người cùng thời như Hầu Hiếu Hiền và Dương Đức Xương, Vạn Nhân chọn cách tiếp cận theo chủ nghĩa dân túy và được ghi nhận một sự nghiệp nổi tiếng trong việc khám phá bản sắc Đài Loan.

Trong khi đó, vấn nạn ma túy, đói nghèo, chiếm hữu đất đai và nhiều vấn đề khác mà những cộng đồng nông thôn phải đối mặt được nghiên cứu tỉ mỉ trong bằng một phong cách lưu loát và có thể tiếp cận trong bộ phim Phế vật / The Loser của biên kịch kiêm đạo diễn Lâu Nhất An. Một cảm nhận thất bại tràn ngập bộ phim, dù là miêu tả cuộc sống của một người nông dân già, dân nhập cư Đông Nam Á, thanh niên vỡ mộng hay một cư dân địa phương, không tên và không được thừa nhận đất đai của mình. Nhưng đạo diễn Lâu xử lý thông minh nỗi căm giận này, sử dụng chất hài đen tối để nghiên cứu sự bất công và áp bức. Phim chế nhạo và làm nên cái hài và sự ngớ ngẩn không chịu nổi, trong khi tô điểm cho các nhân vật và cuộc đấu tranh của họ bằng một cảm giác mới mẻ về lòng nhiệt tình.

The Losers

Lấy cảm hứng từ những sự kiện bi thảm của bão Morakot, The Boar King của Quách Trân Đệ kể câu chuyện tưởng chừng lặng lẽ về mất mát và hồi sinh, xem xét sự chịu đựng và nỗi đau của con người trong sự kiềm chế. Diễn xuất chắc tay của các diễn viên gạo cội Lục Dịch Tĩnh và Thái Chấn Nam giúp tôn lên những chủ đề đó.

Phim hài biểu cảm về một nhóm các cậu trai mới lớn và kế hoạch giải quyết đói nghèo kỳ quặc của chúng, Meeting Dr. Sun của đạo diễn kỳ cựu Dịch Trí Ngôn đem lại cái nhìn mê hoặc và mãnh liệt vào tình trạng bất bình đẳng xã hội ở Đài Loan qua con mắt của người trẻ.

Tô Hữu Bằng, trái, và Lâm Y Thần vào vai cặp đôi cảnh sát trong phim Điềm mật sát cơ

Từ dòng điện ảnh trào lưu, nhà đạo diễn đang lên Liên Dịch Kỳ đem lại Điềm mật sát cơ / Sweet Alibis, một phim hài cớm và nghi phạm được thực hiện chặt chẽ chuyển tải hài hước tinh tế và tận dụng xuất sắc dàn diễn viên được chọn lựa kỹ càng với Lâm Y Thần và Tô Hữu Bằng trong vai cặp đôi cảnh sát. Nạn bắt nạt ở trường học và bất ổn tuổi dậy thì là những yếu tố hồi hộp trong bộ phim Partners in Crime của đạo diễn Trương Vinh Cát, còn Trần Hoành Nhất thử sức với yếu tố hài trong Design 7 Love, một phim tâm lý lãng mạn thành thị về nhóm người đẹp sống ở Đài Bắc.

• Phim tài liệu

Trong lĩnh vực phim tài liệu, The Lost Sea (ảnh trên), bộ phim đoạt giải của đạo diễn Hồng Thuần Tu làm sáng tỏ về loài sam, một chủng loài sinh vật biển đã có mặt trên trái đất hơn 200 triệu năm. Từng sinh sôi nảy nở trên đảo Kinmen xa xôi, quần thể hóa thạch của loài sinh vật này đã biến mất, cùng với lối sống truyền thống của ngư dân trên đảo. Việc xây dựng thương cảng Thủy Đầu, bắt đầu từ năm 1996 của chính quyền đảo Kinmen với hy vọng thu hút khách du lịch Trung Quốc, đã hủy hoại ngư trường và tàn phá hệ sinh thái ở đây.

The Lost Sea

Khắc họa thông minh và đầy cảm xúc, bộ phim tài liệu này đáng tuyên dương vì năng lực chuyển tải những vấn đề vượt lên trên mâu thuẫn giữa môi trường và bảo tồn, sử dụng kịch tính đấu tranh sinh tồn của sinh vật cổ đại làm một biểu tượng có sức thuyết phục về bất ổn quá khứ và hiện tại của hòn đảo.

Đạo diễn mới người Đài Loan gốc Myanmar Triệu Đức Dận tiếp tục cuộc nghiên cứu những cam go về xã hội và kinh tế ở Myanmar đương đại với Băng độc / Ice Poison, một khắc họa tinh tế về những người bị trục xuất lâm vào cảnh đói nghèo vĩnh viễn. Hồi quang tấu minh khúc / Exit, phim dài đầu tay của nhà quay phim thành công Tiễn Tường gợi nhớ những tác phẩm thời kỳ đầu của đạo diễn Thái Minh Lượng trong sự tĩnh lặng tâm hồn của một phụ nữ trung niên cô đơn, do nữ diễn viên Trần Tương Kỳ đóng, cô đã đoạt danh hiệu nữ diễn viên chính xuất sắc cho diễn xuất của cô trong phim này tại giải Kim Mã năm nay.

Trái, nữ diễn viên Trần Tương Kỳ trên áp phích phim Exit, phải: Vai diễn
trong phim này đã đưa cô đến với giải Kim Mã Nữ diễn viên chính xuất sắc

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, niềm tự hào và vui sướng của Đài Loan Thái Minh Lượng cho ra tác phẩm phim nghệ thuật mới nhất, Stray Dogs, không kể chuyện mà chỉ thể hiện với Lý Khương Sinh trong vai người cha đơn thân cố gắng kiếm sống bằng công việc cầm bảng quảng cáo trên đường phố cho một công ty phát triển bất động sản, và Trần Tương Kỳ nhìn chằm chằm vào bức bích họa lớn của họa sĩ Đài Loan Cao Tuấn Hoành bên trong một tòa nhà bỏ hoang.

Dịch: © Gia Khang - Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter, Taipei Times


+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.