Đạo diễn giải thích cách phim của anh sử dụng những bữa ăn ngon để
nghiên cứu chênh lệch giàu nghèo ở Thái Lan và động lực vươn tới thành
công của những người có xuất thân giàu và nghèo.
Chutimon Chuengcharoensukying vào vai đầu bếp mì Bangkok Aoy trong Hunger. Aoy trẻ tuổi là một đầu bếp đường phố tài năng nhưng nghèo ở Bangkok. Cô kiếm sống ít ỏi bằng cách làm pad see ew, một món mì phổ biến của Thái Lan, cho cửa hàng nhỏ trong hốc của gia đình, có tiếng với tầng lớp lao động của thành phố
|
Bộ phim chủ đề ẩm thực cao cấp
Hunger của đạo diễn Thái Lan
Sitisiri Mongkolsiri ra mắt trên Netflix vào ngày 8 tháng 4 và mang đến ý
nghĩa mới cho câu nói “thế giới là con hàu trước mặt bạn”.
Phim
tập trung vào mối quan hệ đầy sóng gió giữa nữ học việc trẻ tuổi Aoy (“Aokbab”
Chutimon Chuengcharoensukying, ngôi sao phim ly kỳ năm 2017
Bad Genius)
và đầu bếp tàn nhẫn Paul (Nopachai Chaiyanam), vượt ra ngoài việc thể
hiện những xung đột sư phụ-đệ tử, và ẩm thực cao cấp với ẩm thực
đường phố.
Giống như lửa làm nóng chảo của Aoy, các chủ đề mà
phim đề cập đến đều nóng bỏng, đạo diễn Sitisiri sử dụng thức ăn và cấu
trúc thứ bậc của các nhà bếp cao cấp làm phép ẩn dụ phản ánh bất công và
đấu tranh giai cấp trong xã hội, đặc biệt là ở Thái Lan.
Nopachai Chaiyanam trong vai Bếp trưởng Paul, người vừa là hình mẫu của Aoy vừa là nhân vật phản diện khốc liệt của bộ phim
|
“Thái Lan có nhiều loại, nhiều tầng và lớp thực phẩm khác nhau, và tôi
coi đó là một khía cạnh lý tưởng để khám phá những gì người nghèo và
người giàu ăn và tiêu thụ,” Sitisiri nói với
South China Morning Post
trong một phỏng vấn. “Thức ăn khiến tôi nghĩ đến một câu hỏi chính: Có
phải người ở cả hai thế giới này đều khao khát những thứ giống nhau
không?”
Câu trả lời của anh phát triển thành một cuộc khám phá về sự bất mãn và mong muốn thay đổi vô tận của nhân loại.
Trong
Hunger, Aoy trẻ tuổi là một đầu bếp đường phố tài năng nhưng nghèo ở Bangkok. Cô kiếm sống ít ỏi bằng cách làm
pad see ew, một món mì phổ biến của Thái Lan, cho cửa hàng nhỏ trong hốc của gia đình, có tiếng với tầng lớp lao động của thành phố.
Chutimon Chuengcharoensukying trong vai Aoy
|
Một ngày nọ, một khách hàng có vẻ lạc lõng giữa những người bình thường
nói với Aoy rằng “nơi này không xứng với tài năng của cô”, và đưa cho cô tấm danh
thiếp sáng bóng. Đây là khởi đầu của một cơ hội để Aoy có thể đổi đời.
Cô chấp nhận lời mời tham gia Hunger, một trong những nhóm đầu bếp uy tín nhất của Thái Lan, cô phải chứng minh giá trị của mình trong môi trường áp lực cao ở đó.
Mặt
khác, đội ngũ phụ bếp toàn nam mà cô tham gia được điều hành giống như
trại huấn luyện quân sự của Paul, một bếp trưởng nổi tiếng, đã biên đạo
các bữa ăn theo ý tưởng độc quyền cho giới thượng lưu trong xã hội Thái
Lan, từ những người có vai vế xã hội giàu có cho đến thành viên của
chính quyền quân sự.
Aoy hay bếp trưởng Paul không nhất thiết phải ai tốt hơn ai, bởi vì
mỗi người đều có động cơ và câu chuyện xuất thân riêng, theo đạo diễn
Sitisiri Mongkolsiri
|
Mặc dù đạt trạng thái được sùng bái và thánh bếp trên mạng xã hội, nhưng Paul không bao giờ thanh thản.
“Aoy
và bếp trưởng Paul chia sẻ niềm đam mê và tình yêu nấu ăn, sự trung
thực và tham vọng. Họ cũng rất kiên cường,” Chutimon nói. “Họ không dễ
dàng bỏ cuộc — cả hai đều có tinh thần chiến đấu, cùng với niềm tin rằng
con người không có giới hạn và [luôn luôn] có thể tiến xa hơn.”
Chutimon,
chưa từng có kinh nghiệm nấu nướng trên lửa trần, đã phải trải qua quá
trình đào tạo và cống hiến để “trở thành” Aoy. Cô học và thực tập tại
nhà hàng Lert Tip nổi tiếng ở Bangkok dưới sự giám sát của bếp trưởng
Gigg.
Aoy và bếp trưởng Paul chia sẻ niềm đam mê và tình yêu nấu ăn, sự trung thực và tham vọng. Họ cũng rất kiên cường
|
“Người Trung Quốc nấu nướng ở nhiệt độ cao và họ cũng phải tránh ngọn
lửa,” Chutimon nói. “Tôi không thể vì tôi quá sợ, nên bếp trưởng Gigg đã
phải kéo tôi ra khỏi tầm với của ngọn lửa theo đúng nghĩa đen. Tôi xoay
sở để [phù hợp với vai diễn này] chỉ bằng cách bộc lộ con người Aoy, vì
cô ấy cứng rắn hơn tôi rất nhiều,” Chutimon nói.
Hunger dao
động giữa các chủ đề khẳng định cá nhân và đấu tranh giai cấp. Mong
muốn trở thành “đặc biệt” và thành công của Aoy là tấm gương phản chiếu
bếp trưởng Paul, người vừa là hình mẫu của cô vừa là nhân vật phản diện
khốc liệt của bộ phim.
“Ai cũng có động lực và khao khát do các
vấn đề cá nhân mà tất cả chúng ta đều có sâu bên trong tạo ra,” Sitisiri
nói. “Aoy hay bếp trưởng Paul không nhất thiết phải ai tốt hơn ai, bởi
vì mỗi người đều có động cơ và câu chuyện xuất thân riêng.
Đạo diễn Hunger, Sitisiri Mongkolsiri
|
“Vấn đề là, mỗi con người, dù giàu có và quyền lực hay không, cuối cùng
vẫn luôn khao khát đến chết một thứ gì. Đó là vòng luẩn quẩn khi con
người luôn muốn có nhiều hơn nữa.”
Thông qua sử dụng châm biếm,
Hunger dường
như đưa ra phê phán xã hội có vẻ đặc biệt phù hợp với việc giải tán
quốc hội Thái Lan gần đây. Tuy nhiên, Sitisiri khẳng định bộ phim không
nói về chính trị.
“Bất kể diễn biến chính trị [địa phương] nào
đang diễn ra, điểm mà tôi muốn truyền tải là Hunger không đứng về phía
nào và tập trung nhiều hơn vào hiện tuyệt đối của con người,” đạo diễn
nói. “Không quan trọng chính phủ nào nắm quyền, tất cả vẫn là về sự đói
khát bẩm sinh trong mỗi con người.”
Trong phim, Hunger là nhóm ẩm thực danh tiếng chuyên chế biến những bữa ăn theo ý tưởng cho giới thượng lưu Thái Lan
|
Cách
Hunger định hình về mất cân bằng quyền lực giữa người
nghèo và người siêu giàu dường như không chỉ phù hợp với một quốc gia
Đông Nam Á đang phát triển nhanh như Thái Lan mà còn với thế giới nói
chung, đặc biệt là sau khi đại dịch Covid-19 làm cho phân hóa giai cấp
thêm trầm trọng.
“Bất bình đẳng vẫn còn đó, không chỉ vì
Covid-19, mà đơn giản vì nó là một phần của cấu trúc xã hội, mà bây giờ
thậm chí còn tồi tệ hơn trước đây,” Sitisiri nói.
“Người giàu vẫn
cứ giàu có và quyền lực, trong khi rất nhiều món ăn đường phố đã biến
mất vì tác động kinh tế của đại dịch, nhiều doanh nghiệp nhỏ không thể
thuê nhân viên hoặc thậm chí không thể tồn tại.
Chutimon Chuengcharoensukying (phải) trong vai Aoy và Gunn Svasti Na Ayudhya, đóng vai thành viên nhóm Hunger của cô
|
“Tuy nhiên, bộ phim không nhằm mục đích chỉ có ý nghĩa vào thời điểm
này, mà là để phản ánh các vấn đề thường xanh đang diễn ra. Tôi nghĩ cái
đói của con người, đặc biệt là giữa người giàu và người nghèo, là vô
tận.”
Như trong tác phẩm trước của anh
Krasue: Inhuman Kiss (2019), một phim quái vật lãng mạn lấy cảm hứng từ ma lai (penanggalan: nhân vật trong thần thoại Malay), trong
Hunger Sitisiri giới thiệu các nhân vật nữ mạnh mẽ.
“Tôi
tin rằng phụ nữ có nhiều lớp tính cách hơn, và điều đó cho phép tôi tự
do sáng tạo những nhân vật thay đổi qua lại giữa các vai trò. Trong cả
hai bộ phim, các nhân vật nữ chính đều mạnh mẽ và giống nhau ở một số
khía cạnh, nhưng họ cũng khác nhau về thời điểm phát triển tính cách,”
anh nói.
Bộ phim Netflix này sử dụng ẩm thực cao cấp để phê phán bất bình đẳng và khao khát thành công của con người
|
“Đối với tôi, ngành công nghiệp điện ảnh châu Á vẫn do nam giới thống
trị, rất khó tìm được những nhân vật nữ chính hay, đặc biệt khi họ phải
tồn tại trong một vùng xám nào đó và tôi nghĩ đó là điểm khác biệt chính
giữa các phim phương Tây và
Hunger.”
Hunger bắt đầu phát trực tuyến trên Netflix ngày 8 tháng 4, tựa tiếng Việt
Khao khát thành công.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post