Tin tức

Kiểm duyệt tạo rào cản lên chuyển thể phim ảnh các tiểu thuyết cướp mộ của Trung Quốc

01/09/2016

Bị thu hút bởi những trải nghiệm kỳ bí mà ai cũng mơ tưởng, gần đây khán giả Trung Quốc rất những bộ phim điện ảnh và truyền hình đề tài cướp mộ.

Mặc dù nhận được những ý kiến trái chiều của giới phê bình, bộ phim kỳ ảo-ly kỳ Time Raiders đã mở màn với 163 triệu tệ (24,4 triệu đôla) và doanh số kỳ cuối tuần ra mắt 435 triệu tệ đã khiến bộ phim này trở thành người cứu rỗi cho phòng vé Đại lục ảm đạm hè này.

Time Raiders

Chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng Đạo mộ bút ký (The Grave Robbers' Chronicles), Time Raiders là một trong số nhiều phim điện ảnh và truyền hình đề tài cướp mộ cổ trở nên cực kỳ được ưa chuộng gần đây ở Trung Quốc. Mặc dù thể loại này chẳng mới mẻ gì ở Trung Quốc lẫn thế giới, những xuất phẩm gần đây có vẻ chịu ảnh hưởng mạnh từ Hollywood.

Hiệu ứng "Scooby-Doo"


Hiện đạt 5.8/10 trên trang mtime.com và 4.9/10 trên movie.douban.com, hai trang điện ảnh nổi tiếng nhất Trung Quốc, Time Raiders đặc biệt phân cực trong giới phê bình. Trong khi một số nhà phê bình khen ngợi bối cảnh và quan tâm đến chi tiết trong việc tạo nên một môi trường đáng sợ, nhiều nhà phê bình lại phàn nàn rằng xây dựng nhân vật quá yếu.

Nói đến những phim cướp mộ gần đây thì xem ra phản ứng trái chiều của giới phê bình đồng hành với doanh thu phòng vé cao.

Chronicles of the Ghostly Tribe (2015), chuyển thể quyển đầu tiên trong bộ tiểu thuyết bốn cuốn nổi tiếng Ghost Blows Out the Light, thu về 682,8 triệu tệ ở Đại lục. Thế nhưng, phim cũng bị khán giả chỉ trích kịch liệt về việc tạo nên một thế giới và các nhân vật đáng tin, cũng như việc làm thay đổi những "con ma" từ tiểu thuyết gốc thành các quái vật giống như chó.

Chronicles of the Ghostly Tribe

Mojin - The Lost Legend (2015), chuyển thể quyển sau của bộ Ghost Blows Out the Light, có lẽ là phim đề tài cướp mộ có doanh thu cao nhất đến nay, nhưng con số 1,68 tỉ tệ ở phòng vé Đại lục cũng không chặn được sự chỉ trích bộ phim.

Để đáp trả những sự chỉ trích đó, nhiều người trong nghề đã quy cho việc hạn chế nội dung từ cơ quan quản lý, Cục quản lý Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc (State Administration of Press, Publication, Radio, Film and Television - SAPPRFT), là một trong những trở ngại chính khiến họ không làm phim đem lại thỏa mãn nhiều hơn.

Chẳng hạn, trong khi những yếu tố siêu nhiên như ma quái và zombie được cho phép trên sách, thì những yếu tố này phải được giải thích khoa học hợp lý trên phim. Cho đến nay điều này đã khiến các yếu tố kinh dị từ sách chịu kiểu hiệu ứng "Scooby-Doo", tức là ma quỷ là ai đó giả dạng, hay zombie hóa ra là những ảo giác.

Phim còn phải chuyển tải những thông điệp phù hợp, thế nên những kẻ cướp mộ đơn thuần săn tìm kho báo trong truyện lại phải có động cơ vị tha khi lên phim điện ảnh và truyền hình.

Tuy những hạn chế này đã có tác động, SAPPRFT không phải là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm cho những phê bình chê bai mà các phim này phải nhận, vì quy định về những yếu tố siêu nhiên không phải là nhân tố chết người duy nhất cho sự thất bại của một bộ phim.

"Hiệu ứng đặc biệt trong các phim cướp mộ của Trung Quốc quá Tây. Thiếu sức tưởng tượng của chúng ta," Zhou Yu, nhà sản xuất phim và biên kịch, nhận xét.

Vấn đề sao chép Hollywood không chỉ có ở thể loại phim cướp mộ Trung Quốc. Những phim kỳ ảo gần đây của Trung Quốc cũng bị chỉ trích là "quá Tây".

Trở về truyền thống

Phim cướp mộ hết sức nổi tiếng ở Hollywood. Những tác phẩm kinh điển như loạt phim National Treasure, The Mummy và hai phim Tomb Raider là điển hình.

Nhưng đây cũng không phải là thể loại mới ở Trung Quốc.

Trong thập niên 1980 và 1990, các cuộc phiêu lưu khảo cổ đã trở thành đề tài thú vị để các nhà làm phim khai thác. Đại diện cho thể loại này có The Magic Crystal (1986), The Night Robbery (1990) và Dream Broken at the Ancient Town of Loulan (1991).

Là một thể loại phụ trong thể loại chung là phiêu lưu, các tác phẩm mới ngày nay không khác gì những phim đi trước. Thực tế cả phim Trung Quốc lẫn phim Hollywood dường như có cùng khuôn mẫu: một nhóm hay một người sục sạo các ngôi mộ tìm khoi báu hoặc bí quyết sống mãi, nhưng nhân vật chính rốt cuộc lại khám phá ra điều gì đó còn giá trị hơn. Và quá trình chiến đấu giữa người hùng và kẻ xấu là không tránh khỏi.

Hiệu ứng trong các phim cướp mộ Trung Quốc bị chỉ trích là "quá Tây".
Cảnh trên trong phim
Time Raiders

Tất nhiên, các phim mới không phải là bản sao bằng giấy than của những phim cũ. Chẳng hạn, so với những phim Trung Quốc kinh điển, các phim mới này mang cảm giác bom tấn Hollywood nhằm trở thành những phim bắp rang.

Các phim cũng thể hiện kiến thức và triết lý Trung Hoa kinh điển hơn. Tuy điều này đôi khi khiến phim khó hiểu với cả khán giả Trung Quốc, chúng rất thành công trong việc xây dựng không khí huyền bí vốn là cốt lõi của một phim cướp mộ.

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times


+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.