Grown Ups phần đầu (2010), bị các nhà phê bình đối xử thậm tệ
một cách không công bằng, là Adam Sandler mấp mé tuổi trung niên cũng
như những người hâm mộ anh, và làm phim đó để tự trào. Theo cách cẩu
thả, bộ phim là cái nhìn có tính tự truyện của Sandler vào những gì mà
một đứa trẻ to xác phải từ bỏ để làm chồng làm cha.
Theo một cách nào đó,
Grown Ups 2
đánh dấu sự trở lại tình trạng hỗn loạn trẻ con kiểu Sandler kinh điển.
Lenny và đám bạn — Kurt (Chris Rock) khôn ngoan ân cần, Eric (Kevin
James) cậu con trai cưng của mẹ, và anh chàng độc thân tiều tụy Marcus
(David Spade) — lại bị bủa vây như muôn thuở bởi những đòi hỏi của gia
đình (ngay cả Marcus giờ cũng có một cậu con trai bị anh lơ là đã lâu
giờ đang cố gắng kết nối lại). Vậy thì không phải là họ không thể lêu
lổng được nữa; mà là dù họ có làm gì, trong mắt các bà vợ của họ, cũng
không đủ. Phim không đưa ra chuyện này một cách thiếu công bằng: các bà,
như Deanne (Maya Rudolph) và Roxanne (Salma Hayek), được đối xử như các
nữ chúa có lẽ đúng khi không ngừng sửa trị mấy ông chồng. Nhưng khi đám
đàn ông cướp một chiếc xe trường từ tay gã tài xế loạn trí ở địa
phương, trò hề mà họ dấn vào giống như xổ ra hết mọi thứ bị đèn nén.
Họ bắt đầu lấy xe buýt đó đi phá phách. Marcus chui vào lốp xe tải và
lăn lông lốc thẳng xuống phố, Eric hết ợ rồi xì mũi rồi đánh rắm, và tài
xế xe buýt bị đối xử như xác chết trong phim
Weekend at Bernie's. Trong một lúc,
Grown Ups 2 có kiểu điên loạn như một phim
Jackass, và nói vậy là có ý khen. Rõ ràng là nhộn hơn
Grown Ups.
Sau một hồi, các anh chàng tình cờ gặp một nhóm nam sinh ở vũng bơi, và
cuộc thi ứng khẩu thóa mạ xảy ra giữa hai bên. Nhưng qua tất cả những
sự ngốc nghếch đó, chúng ta cảm nhận được cái đau của các gã đàn ông mà
sinh lực tuổi trẻ đã rời bỏ họ.
Tác giả không muốn biến
Grown Ups 2
trông có vẻ như một trò đùa cao thượng. Các nhân vật vẫn cứ như là một
đám Johnny tồ. (Mà tại sao Rob Schneider lại không có trong đám vậy
nhỉ?) Nhưng Sandler, cùng với đạo diễn thường xuyên của anh, Dennis
Dugan (
Grown Ups,
You Don't Mess with the Zohan,
I Now Pronounce You Chuck and Larry,
v.v...), đã tìm ra cách làm cho thương hiệu của anh chín ngấu trên màn
ảnh. Phim kết thúc với một cuộc chè chén lấy chủ đề thập niên 1980 quá
đà một cách ngu ngốc, khiến tác giả nhận ra có lẽ Adam Sandler ám ảnh
với thập niên 80 cũng cỡ như Quentin Tarantino ám ảnh với thập niên 70.
Với Sandler, đó không chỉ là thời anh lớn lên. Đó là khu vườn của thời
vô tư khờ dại, một thứ mà, bằng
Grown Ups 2, anh cố giữ cho nó vẫn sống.
Đánh giá: B
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Entertainment Weekly
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi