Bình luận phim

Resident Evil: Afterlife

25/01/2011

Nếu có một loạt phim nào không sợ các nhà phê bình thì đó là khẩu thần công Resident Evil. Sau khi cho loạt phim tái xuất năm 2002, Paul W. S. Anderson bắt đầu thực hiện các bộ phim dở tệ khác nhưng vẫn tiếp tục viết kịch bản và sản xuất.

Mỗi phần tiếp theo thu về một khoản kha khá tại phòng vé quốc tế, càng động viên các nhà sản xuất. Nên nhớ, tục ngữ có câu: không có lửa sao có khói.

Vâng, ông ấy lại quay về, và mang đến cho ta một mảnh pha trộn giữa một chút phim ca nhạc, một ít trò chơi điện tử và khoảng mười phần trăm là điện ảnh. Như một trong những thây ma đột biến, bộ phim mới nhất của Anderson thực sự là một sự kết hợp của các lãnh vực nghệ thuật.

Resident Evil, dù nhận được nhiều lời chỉ trích nhưng đã thực sự khiến thây ma sống lại. Thực ra trò chơi năm 1995 đã làm được trước rồi, nhưng trong giới điện ảnh thì là Anderson. Cả George A. Romero cũng từng đạo diễn phần một trong vài ngày đầu. Nhưng chẳng ai ghi nhận công của ông.

Như phần đầu tiên của loạt phim, nhạc nền là một bản rock dồn dập đinh tai nhức óc và khiến người xem hứng khởi. Mấy chuyện đại loại như phim 3-D có nhiều cái mới, nói thật, chỉ là thổi phồng và vô nghĩa. Phim còn không hút người ta vào nỗi sợ sinh tồn như trò chơi của Capcom đã làm. Giống như cảnh Alex trợn trắng mắt và bị buộc phải ngồi suốt với mạch tưởng tượng dồn dập trong A Clockwork Orange.


Thây ma bao vây nơi những người sống sót trú ẩn


Lần này Alice bị mất hết siêu năng lực chiến đấu vì Albert Wesker (Shawn Roberts) tàn bạo, nam diễn viên đã chuyển từ hình tượng thám tử Smith hoàn hảo đồng thời có thói quen lên máy bay trốn đi như Tiến sĩ Claw trong Inspector Gadget. “Lần tới ta sẽ bắt được ngươi, Alice!”

Milla Jovovich luôn khẳng định loạt phim này rõ là dành cho giới trẻ thích máu me, súng ống và gái gú. Và thực tế đã chứng minh. Anderson chưa từng khẳng định điều gì ngoài việc giúp người hâm mộ giải trí. Rõ ràng là vậy.

Sau trận thư hùng tại Tokyo, Alice bay đến Alaska tìm nơi không bị nhiễm độc và không có thây ma goi là Arcadia. Tại đây cô gặp lại Claire Redfield (Ali Larter), lần xuất hiện gần nhất là trên chiếc trực thăng gần cuối phim Resident Evil: Extinction.

Sau đó Alice và Claire bay đến Los Angeles đề tìm Arcadia sau khi nhận thấy vùng này thực ra không nằm ở phía bắc lạnh giá. Nhưng Claire lại bị mất trí nhớ, không nhận ra Alice hay cả anh mình là Chris Redfield do Wentworth Miller – nam diễn viên trông giống David Miliband trong phim Labour Party… Khá rắc rối.

Mối quan hệ giữa Alice và Claire có gì đó như quan hệ đồng tính. Có người cho rằng bất kỳ lúc nào họ cũng có thể hôn nhau và ngủ chung. Đám đàn ông trong loạt phim thì bất tài và ngớ ngẩn.

Hãy cứ xem những ánh nhìn giữa hai nhân vật này xuyên suốt Resident Evil: Afterlife. Ôi, giá mà đạo diễn thành công được với những thứ ấy. Tưởng tượng số lượng vé tiêu thụ được xem! Ít ra điều đó cũng nâng tầm bộ phim nếu những cảm xúc và ham muốn ấy bộc lộ rõ hơn. Nếu họ quan hệ sau khi giết gã Người Búa thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên lắm.


Gã Người Búa


Các nhà bình luận khó tính cũng có thể thấy ẩn ý sau hình ảnh bảng hiệu Hollywood bốc chay khi Alice và Claire bay qua Los Angeles bị lửa tàn phá ít nhiều. Một trò mỉa mai nhằm vào xu hướng điện ảnh hiện đại?

Khu đất cặp đông đúc ở Los Angeles là nơi có một nhóm người mới ít ỏi sống sót và đương nhiên sẽ chết trong nay mai. Ở đó có một ngôi sao bóng rổ, một nhà làm phim Hollywood và trợ lý, một nữ diễn viên kiêm tiếp viên và một người bí ẩn trong tầng hầm.

Những thây ma trong loạt phim này đỡ hơn là một đám sinh vật ngu ngốc đầy dãi nhớt và đói ngấu. Chúng biến đổi đủ để biết đào hang và nanh vuốt phóng ra từ mồm như bọn đột biến kinh khủng.

Ý tưởng hay nhất là gã Người Búa giống trong trò chơi. Một con quái vật kếch xù hiện thân của đau đớn và độc ác, hắn chỉ chực xồ ra từ bất cứ đâu và tấn cống! Hắn buộc Alice và Claire phải phối hợp trong một cảnh có tiến độ vừa phải và “bộ ba hành động” hồi hộp trong phòng tắm với nhiều vòi sen phun nước ào ạt, thực chất chẳng đem lại kết quả gì khi làm màu như vậy. Nhưng ẩn ý của nước phun trào là gì?

Phim của Anderson thăng hoa nhờ làn sóng năng lượng, chỉnh sửa mau lẹ, âm nhạc sôi động và làm nổi bật được những thứ mà một phim giả tưởng có được mà không cần đến cốt truyện hấp dẫn. Một bộ phim có tính công thức về thể loại với ít tham vọng mà chỉ nhằm làm hài lòng khán giả bằng ba thứ: phụ nữ, máu và súng ống.

Phim dở nhưng hấp dẫn một cách kỳ lạ. Người ta không muốn gọi đó là “cảm giác tội lỗi”. Là một người yêu thích hai phần đầu trò chơi nên tôi đã mềm lòng tìm kiếm loạt phim này để xem. Nhưng vì một vài lý do mà Resident Evil: Afterlife lại là hiện thân của “ác quỷ” và không thể phủ nhận vai trò “điềm báo cho kết thúc của phim”, như Paul W. S. Anderson ám chỉ mình là Beelzebub.

Tuy vậy phim vẫn được đón nhận – mà phải công nhận rằng, loạt Resident Evil thích hợp với một số người và bị số còn lại chỉ trích. Đây chỉ là sự tái hiện lại chuẩn mực của một trò chơi, chứ không có gì khác. Cũng chẳng có ở đó để mà lo lắng.


Dịch: ©Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: FilmShaft.com

+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.