The Platform đã chứng tỏ là một trong những bộ phim đúng thời
điểm nhất trong ký ức gần đây khi những chủ đề của nó phản ánh nhiều yếu
tố nhất định về đại dịch COVID-19, tức virus corona.
Goreng (Iván Massagué) tỉnh dậy trong một nhà tù giống như tòa tháp
|
Dựa trên kịch bản của David Desola và Pedro Rivero, tác phẩm kinh dị hậu
tận thế này được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim quốc tế Toronto
năm 2019. Được khán giả đón nhận nồng nhiệt,
The Platform đã
thắng giải Bình chọn của khán giả cho hạng mục Midnight Madness. Bộ phim
cũng lấy được thỏa thuận phát trực tuyến toàn thế giới sau liên hoan
phim và ra mắt dưới dạng phim nguyên bản của Netflix vào ngày 20 tháng 3
vừa qua.
The Platform đã khơi lên sự so sánh với
Snowpiercer của Cube và Bong Joon Ho và
Parasite thắng giải Oscar.
Do
Galder Gaztelu-Urrutia đạo diễn, bộ phim nói tiếng Tây Ban Nha này kể
về hành trình của Goreng (Iván Massagué) khi anh tỉnh dậy trong một nhà
tù giống như tòa tháp. Goreng mau chóng được bạn tù mới, Trimigasi
(Zorion Eguileor), hướng dẫn. Thoạt đầu không biết được tổng số có bao
nhiêu tầng, cấu trúc này được gọi là Trung tâm Tự quản theo chiều dọc,
nhưng thông tục hơn là Cái Hố, và như Trimigasi nói giọng nham hiểm, ở
đây có ba loại cư dân: “Đám ở trên... đám ở dưới... và những kẻ nhảy
xuống.” Liền sau đó Goreng nhận được bài học ra trò để hiểu người đàn
ông lớn tuổi hơn đó muốn nói gì khi bảo rằng cái bục đến với bữa ăn hàng
ngày của họ. Được chuẩn bị ở Tầng 0, bữa ăn bắt đầu như một bữa tiệc xa
hoa, nhưng khi đến Goreng và Trimigasi ở Tầng 48, chỉ còn lại xương xẩu
và đầu thừa đuôi thẹo.
Anh mau chóng được bạn tù mới, Trimigasi (Zorion Eguileor), hướng dẫn
|
Các tầng dưới họ thậm chí còn tồi tệ hơn, chịu đựng cả đồ ăn thừa bị
Trimigasi khạc nhổ lên và thủy tinh vỡ vụn hoặc không có gì ngoài chén
đĩa sạch trơn. Do đó, những tầng thấp nhất buộc phải áp dụng biện pháp
quyết liệt để sinh tồn. Bản thân Goreng học điều này khi cả hai được
phân bổ lại ngẫu nhiên xuống Tầng 141. Dù đã thân thiết trong tháng đầu
tiên, Goreng tỉnh dậy khi bắt đầu lượt thứ hai và thấy mình bị trói vào
giường. Có dao, Trimigasi làm rõ kế hoạch ăn thịt người ghê tởm của ông
ta.
Tuy rốt cuộc Goreng trốn thoát được với sự giúp đỡ từ Miharu
bí ẩn (Alexandra Masangkay), nhưng sự suy sụp điên loạn và đồi bại của
anh - cũng như cuộc chiến sinh tồn và thay đổi hệ thống - chỉ mới bắt
đầu. Tuy bộ phim được làm nhằm công khai vạch trần lòng tham của chủ
nghĩa tư bản và lý thuyết lợi ích kinh tế “lọt sàng xuống nia”, theo vô
số cách
The Platform cũng đưa ra hình ảnh phản chiếu một xã hội hoảng loạn virus corona.
Goreng tỉnh dậy khi bắt đầu lượt thứ hai và thấy mình bị trói vào giường
|
The Platform thể hiện tác động của sự hạn chế tiếp xúc xã hộiMột
trong những cách chính mọi người được khuyên để giúp ngăn chặn sự lây
lan của COVID-19 là cách ly nếu bạn có virus hoặc thậm chí biểu hiện các
triệu chứng, và ngay cả những người không bị ảnh hưởng cũng được hướng
dẫn ở nhà càng nhiều càng tốt và hạn chế tiếp xúc xã hội. Tuy
The Platform cung cấp một phiên bản cực đoan hơn nhiều, nhưng sự cô lập như thế là cốt lõi của bộ phim, ở cả hai thái cực.
Cái
Hố cung cấp cơ hội trong thời gian hỗn loạn. Goreng và Miharu tự nguyện
vào đó vì lợi ích cá nhân và xã hội, Cái Hố cho họ cơ hội đạt được mục
tiêu: bỏ thuốc lá, đọc thêm sách, hoặc thậm chí lấy bằng cấp. Các nhiệm
vụ chủ động như vậy thường được đưa ra để khích lệ cho việc tự cô lập
trước đại dịch virus corona. Tuy nhiên, Imoguiri (Antonia San Juan) được
thôi thúc nhiều hơn nhờ được tiếp cận tốt hơn rất nhiều. Sau khi làm
việc cho Ban Điều hành đã tạo ra Cái Hố, cô chọn cơ hội để chấm dứt sự
lây lan mà cô đã dành nhiều năm giúp làm cho trầm trọng thêm, tương tự
như khái niệm cố gắng làm phẳng đường cong và khống chế lây lan virus.
Imoguiri (Antonia San Juan), từng làm việc cho Ban Điều hành đã tạo
ra Cái Hố, cô chọn cơ hội để chấm dứt sự lây lan mà cô đã dành nhiều năm
giúp làm cho trầm trọng thêm
|
Một lần nữa,
The Platform cung cấp phiên bản cực đoan hơn
nhiều. Không có lựa chọn dịch vụ phát trực tuyến. Không có internet.
Không có gì để giết thời gian ngoài một món đồ mà mỗi tù nhân được chọn
mang theo, suy nghĩ của họ, và thức ăn đến hàng ngày.
The Platform
chạm đến một số hậu quả của sự cô lập như vậy, bao gồm trầm cảm và thậm
chí tự tử. Ngay cả Goreng cũng rơi vào tình trạng ảo giác và tuyệt
vọng. Bất chấp bao nhiêu sự xao lãng trong đời thực, người ta không còn
bị phiền bởi sự nhàm chán nữa mà suy sụp tinh thần bởi sự cô độc. Kết
quả là, nhiều người mặc kệ rủi ro của virus corona và cứ mạo hiểm ra
ngoài - hoạt động như bình thường hoặc tìm cách thư giãn. Trước sự cô
lập dù là ngắn ngủi, rất dễ chấp nhận quan điểm tự coi mình là trung tâm
hơn và không nhìn thấy gì ngoài bản thân hoặc cảm xúc của bạn.
The Platform
cung cấp cảnh quan tối tăm hơn về triệu chứng cô lập đó. Vào lúc Goreng
đến Cái Hố, hệ thống đã hoạt động được một thời gian với sự phân hóa
giữa đám ở các tầng trên và những người ở tầng sâu dưới đáy. Có thể nói
tương tự như vậy về sự phân hóa giữa người trẻ và người già. Rốt cuộc,
Trimigasi cảm thấy cần phải đi trước các mối đe dọa tiềm tàng, nguy hiểm
hơn thay vì dựa vào sự hỗ trợ và đồng hành mạnh mẽ. Không nghi ngờ gì
nữa, đây là phản ánh cuộc sống thực, nơi rất nhiều người hiện đang hài
lòng đặt những người dễ bị tổn thương và suy giảm miễn dịch như vậy vào
nguy cơ.
Được chuẩn bị ở Tầng 0, bữa ăn bắt đầu như một bữa tiệc xa hoa,
nhưng người ở các tầng trên và thậm chí các tầng giữa ăn cào ăn cấu
không thì hủy hoại thức ăn thay vì nghĩ đến việc chia sẻ
|
Từ lâu, cư dân trong Cái Hố đã bị cô lập chỉ có một người bạn cùng phòng
đồng hành toàn thời gian, họ làm mất tính người lẫn nhau để nhu cầu cá
nhân của mình có thể được ưu tiên. Trong
The Platform, chuyện
này dẫn đến người ở các tầng trên và thậm chí các tầng giữa ăn cào ăn
cấu không thì hủy hoại thức ăn (không thấy ai rửa tay) thay vì nghĩ đến
việc chia sẻ. Trong thế giới thực, một tâm lý tương tự đã được chứng
minh là tồn tại nhan nhản khắp thế giới, với nhiều kệ hàng siêu thị
trống lốc - không chỉ thực phẩm mà cả giấy vệ sinh và các nhu yếu phẩm
khác, ngay cả khi không cần thiết.
Ban Điều hành truyền bá thông tin sai lệch và thúc đẩy bất bình đẳngThe Platform cũng
đề cập những ý tưởng về “tin giả” một cách rất thực. Nó cho thấy thông
tin sai lệch có thể thúc đẩy định kiến và kích động sự phân hóa. Tất
nhiên, sự phân hóa giữa các tầng trên và tầng thấp nhất đã có rồi, duy
có điều Ban Điều hành làm cho trầm trọng thêm. Mỗi tháng một lần, họ
phân lại ngẫu nhiên tù nhân vào tầng mới - đôi khi cao hơn, đôi khi thấp
hơn. Mặc dù tổ chức này tin rằng vậy là để duy trì sự cân bằng, sự phân
phối lại ngẫu nhiên các tù nhân không thể hiện điều gì khác hơn ngoài
một tổ chức công bằng. Nhưng thay vì vậy, nó chỉ càng đổ dầu vào lửa,
tạo cơ hội cho những người từng bị ngược đãi bên dưới có cơ hội tiến
hành những cuộc trả thù nhỏ nhen hoặc khủng khiếp lên người khác khi thế
cuộc đảo chiều. Ban Điều hành cũng cố tình truyền bá những lời dối trá,
chẳng hạn không có tù nhân nào dưới mười sáu tuổi trong Hố, rõ ràng để
giảm bớt cảm giác tội lỗi mà họ cảm nhận và giữ vẻ tôn nghiêm được minh
họa bằng các cảnh chuẩn bị thức ăn.
Ban Điều hành cũng cố tình truyền bá những lời dối trá, chẳng hạn
không có tù nhân nào dưới mười sáu tuổi trong Hố, rõ ràng để giảm bớt
cảm giác tội lỗi mà họ cảm nhận và giữ vẻ tôn nghiêm được minh họa bằng
các cảnh chuẩn bị thức ăn
|
Ý niệm phân hóa nổi bật nhất là trong cách đối xử với nhân vật Miharu.
Được nói rõ từng là một nữ diễn viên tham vọng trở thành “Marilyn Monroe
châu Á”, cô bị đẩy vào cơn cuồng bạo lực từ lúc
The Platform
bắt đầu. Những lý do cụ thể cho việc cô đi xuống chỉ được nhấm nhá ra,
còn các vấn đề rộng lớn hơn của Cái Hố được xem là những nhân tố chính.
Bất luận thế nào, hầu hết cư dân da trắng xem cô là một ngoại lệ, là
người khác. Ngay cả Imoguiri, được giới thiệu với những ý định cao
thượng, cuối cùng cũng đề cập đến Miharu bằng các biệt ngữ phân biệt
chủng tộc và duy trì sự dối trá về cô - tất cả nhằm tác động Goreng
chống lại cô. Sự phân hóa như thế cũng được khám phá khi Goreng hợp tác
với Baharat để chiến đấu với hệ thống thì có một nhân vật kích vào khác
biệt chủng tộc của họ để chia rẽ họ.
Bùng phát virus corona chỉ
càng châm ngòi và nhấn mạnh hơn nữa sự phân hóa trong thế giới thực. Tuy
một số hành vi có thể được quy là triệu chứng do việc cô lập, rất nhiều
hành vi có thể là kết quả của việc dội bom thông tin trái ngược và gây
mâu thuẫn. Đã có sự lan truyền thông tin không chính xác liên quan đến
virus ngay từ đầu, đặc biệt là khi một số quan chức khẳng định đó không
phải là vấn đề nghiêm trọng hay thậm chí là “trò lừa bịp” cho đến khi
quá muộn. Kể cả ngày nay, vẫn còn những tuyên bố trái ngược nhau về cách
tốt nhất để chống lại căn bệnh này. Tương tự, như trong
The Platform,
sự phân hóa được thúc đẩy bởi phân biệt chủng tộc. Gán cho căn bệnh cái
tên “Virus Trung Quốc” đã thúc đẩy sự kỳ thị cộng đồng châu Á.
Ý niệm phân hóa nổi bật nhất là trong cách đối xử với nhân vật
Miharu (Alexandra Masangkay). Được nói rõ từng là một nữ diễn viên tham
vọng trở thành “Marilyn Monroe châu Á”, cô bị đẩy vào cơn cuồng bạo lực
từ lúc The Platform bắt đầu
|
Cái kết của The Platform mang đến thông điệp về sự đoàn kết trong Thời đại Đấu tranhMay mắn thay,
The Platform
không hoàn toàn cam chịu và u ám. Goreng cố gắng duy trì khát vọng sửa
chữa hệ thống, ngay cả sau khi anh tự hạ mình xuống mức độ giết người và
ăn thịt người. Anh chọn ở lại Cái Hố và chấp nhận cái chết, biết chắc
mình đã vĩnh viễn thay đổi và không muốn góp phần vào sự bất công ghê
tởm như vậy nữa. Tương tự, Baharat hy sinh để giải quyết sự đồi bại và
lừa dối của Cái Hố, và Imoguiri tự tử cho Goreng có thể sống đủ lâu để
thấy rằng nỗ lực tương tự có thể đạt được. Không những Goreng cho các tù
nhân khác thấy rằng hợp tác là có thể, mà còn có hy vọng cho tương lai.
The Platform cung cấp hy vọng trong hình hài một cô bé. Được tin là không tồn tại, Baharat và Goreng tìm thấy cô ở tầng đáy.
Chọn
gửi cô bé lên Tầng 0 và tự do, cả hai tuyên bố cô bé là “thông điệp”.
Mặc dù không bao giờ được khẳng định thành lời, nhưng rõ ràng thông điệp
là các thế hệ tương lai không phải chịu đựng những gì các thế hệ đã qua
phải chịu đựng và nếu càng có nhiều người nghĩ về người khác, đời có
thể càng đơn giản hơn và có thể thịnh vượng hơn rất nhiều.
The Platform cung cấp hy vọng trong hình hài một cô bé
|
Kể từ khi virus corona chính thức trở thành đại dịch, nhiều người đã cố
gắng chia sẻ thông điệp đó - có thể thông qua những nỗ lực âm nhạc hoặc
nhiều hành động trực tiếp hơn. Dù chỉ là phim nhưng là mô hình thu nhỏ
của thế giới thực, The Platform vẫn chứng minh rằng đoàn kết thay vì
chia rẽ là cách tốt nhất để đảm bảo thịnh vượng cho tất cả mọi người
trong thời kỳ hỗn loạn và rằng lòng tốt và lòng trắc ẩn dù chỉ của một
người có thể có nghĩa là khác biệt giữa sự sống và cái chết cho nhiều
người khác.
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Screen Rant