Giải thưởng - LHP

Giải Oscar danh dự khơi lại tranh cãi

18/01/2011

Tuần cuối tháng 10/2010, Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh vẫn đối mặt với nhân vật gây khó xử nhất trong các nhà làm phim châu Âu, Jean-Luc Godard.

Chưa ai nhận trao giải Oscar danh dự cho ông Godard, ông đã cho biết dù thế nào thì cũng không đến dự buổi dạ tiệc trao giảo ở Hollywood vào ngày 13/11. Nhưng vẫn còn câu hỏi nhạy cảm về việc làm cách nào để đương đầu với dư luận nổi lên gần đây cho rằng ông Godard, bậc thầy phim hiện đại, từ lâu đã “cắm rễ” cái nhìn không ưa người Do Thái, điều này đe dọa sẽ nới rộng khoảng cách giữa ông và Hollywood, thậm chí khi viện hàn lâm dẫn đầu ngành công nghiệp điện ảnh này đang cố gắng thu hẹp khoảng cách.

Trong tháng 10/2010, nhiều bài báo từ báo giới Do Thái – gồm câu chuyện có tựa “Liệu Jean-Luc Godard có chống Do Thái?” trong tờ The Jewish Journal – đã làm sống lại cuộc tranh cãi ngấm ngầm về việc liệu ông Godard, đã tuyên bố chống phong trào phục quốc và ủng hộ quyền lợi của người dân Palestine, có chống Do Thái luôn không. Và việc xem xét kỹ lưỡng góc nhìn của ông với người Do Thái đã phủ bóng đen lên các kế hoạch của Viện hàn lâm nhằm vinh danh ông vào bữa dạ tiệc ngày 13/11, cùng với nam diễn viên Eli Wallach, nhà làm phim Francis Coppola và nhà viết sử và lưu trữ điện ảnh Kevin Brownow. (Truyền hình trực tiếp buổi Oscar riêng biệt lên lịch vào 27/2/2011 trên kênh ABC.)

Jean-Luc Godard giới thiệu phim Socialism của ông tại Paris
[Ảnh: Miguel Medina/Agence FrancePress--Getty Images]

Viện hàn lâm đang làm tất cả có thể để dẹp vấn đề này sang bên. Một trong số đó là đừng tìm các khía cạnh nhạy cảm trong nghề nghiệp của ông Godard trong đoạn phim dài năm phút tập hợp từ các tuyệt phẩm trong phong trào Làn sóng mới ở Pháp. Cũng có thể sẽ thiếu đi trường đoạn gây tranh luận nhiều trong phim tài liệu năm 1976 Here and There, về đời sống của hai gia đình: một Pháp và một Palestine. Trong phim này, những hình ảnh bóp méo của Golda Meir và Adolf Hitler đã gợi ra cho nhiều người rằng ông Godard, người dẫn chuyện và một trong các đạo diễn của phim, tạo dựng hình ảnh hai người này không khác gì nhau.

“Tôi không thể tưởng tượng không có cảnh đó,” Sidney Ganis, giờ sản xuất lễ trao giải này, cho biết vào thứ sáu 29/10. Ông cũng nói rằng đã có sẵn cảnh trao giải trong đầu.

Ông Godard, 79 tuổi, đã tạo cảm hứng cho các đạo diễn đa dạng như Martin Scorsese, Woody Allen và Quentin Tarantino bằng kỹ thuật, sự phức tạp và dùng nhiều văn hóa đại chúng trong 70 phim điện ảnh của mình. Tuy nhiên, công sức đó chưa từng được Viện hàn lâm vinh danh đến khi năm 2009 có quyết định trao giải danh dự Oscar cho ông, không phải ở sự kiện chính vào tháng 2/2011 mà ở một buổi lễ tương đối trang trọng riêng cho những người trong ngành công nghiệp giải trí.

Đến nay, vẫn chưa có đợt phản đối nào tương xứng với những cuộc chống đối quyết định trao giải Oscar danh dự cho Elia Kazan năm 199, dù đã được Hội đồng điều tra của Hạ viện có trách nhiệm điều tra ảnh hưởng của Cộng sản đến Hollywood trong thời kỳ tố cộng gọi là "người phe ta".

Nhưng ông Ganis và những người khác trong Viện hàn lâm đã đặt câu hỏi với các thành viên chất vấn tính đúng đắn của giải thưởng đang thu hút sự chú ý không chỉ về sự coi thường Holllywood nổi tiếng của ông Godard với Hollywood mà còn với những vị trí và tuyên bố mà ông đã kết hợp việc ông thiếu niềm tin vào thế giới điện ảnh chính thống với sự cẩn trọng về tính cách gắn với người Do Thái.

Một trong những lời tuyên bố gây sốc như vậy là vào lần phỏng vấn năm 1985 cho tờ Le Matin được ghi lại trong cuốn tiểu sử năm 2008 của Richard Brody, ông Godard nói về ngành công nghiệp điện ảnh đã gắn chặt với món nợ Do Thái.

“Điều tôi thấy thú vị ở phim ảnh là, ngay từ đầu, đã có tư tưởng nợ nần,” lời ông được ghi lại. “Nhà sản xuất thật sự là, lúc nào cũng vậy, hình ảnh của người Do Thái Trung Âu.”

Here and There, do ông Godard làm đạo diễn, thể hiện đời sống người Palestine và người Pháp
[Ảnh:Facets, thông qua Photofest]

Trong quá trình phân loại và đánh giá những phát ngôn trên, ông Brody, nhìn chung ông bày tỏ sự khâm phục trong quyển tiểu sự có tựa Everything Is Cinema: The Working Life of Jean-Luc Godard (tạm dịch: Mọi thứ là điện ảnh: Đời sống nghề nghiệp của Jean-Luc Godard), cho rằng nguyên nhân gây ra những thứ gọi là “thái độ chống người Do Thái cứng rắn và sắc bén của Godard” gồm tuổi thơ của ông ở châu Âu bị chiến tranh tàn phá, khuynh hướng chú ý đến thuyết cấp tiến ủng hộ người Palestine thập niên 60 và góc nhìn phức tạp về lịch sử trong đó ông Godard cho là Moses đã làm suy đồi xã hội khi mang văn bản thuần dưới dạng luật xuống núi sau khi đã đối mặt với hình ảnh thực sự, bụi cây trong lửa.

Không thể liên lạc với ông Godard hay các đồng sự để có bình luận vào thứ hai 1/11, là ngày lễ ở Pháp.

“Nếu Hollywood muốn vinh danh sự nghiệp của ông, tuyệt vời, tôi ủng hộ thôi,” Mike Medavoy nói, ông là nhà sản xuất phim và thành viên viện hàn lâm sinh ở Thượng Hải sau khi cha mẹ thoát được nạn diệt chủng.

Nhưng ông Medavoy cũng nói thêm là ông không bị lôi cuốn lắm bởi thứ ông cho là “đầu óc hẹp hòi” của ông Godard khi nói đến Do Thái và ngành công nghiệp điện ảnh. “Tôi không hài lòng với điều này,” ông nói.

Ông Godard từng phàn nàn rằng Steven Spielberd đã sử dụng sai hình ảnh Auschwitz khi làm Schindler’s List. Năm 1995, ông Godard từng phần nào từ chối giải thưởng danh dự từ Hội đồng phê bình phim New York, vì theo ông, về mặt cá nhân, ông đã thất bại trong việc “ngăn Spielberg tái tạo dựng hình ảnh Auschwitz”.

Ông Spielberg chưa từng phúc đáp lời than phiền đó công khai, theo thông tin từ Marvin Levy, phát ngôn viên của ông. Ông Levy nói rằng ông Spielberg chưa quyết định có đến dự buổi trao giải không nhưng sự vắng mặt của ông, trong bất cứ tình huống nào, cũng không mang thông điệp gì về ông Godard.

Dù với lý do nào, khoảng cách giữa ông Godard và Viện hàn lâm có vẻ đã sâu hơn vị đạo diễn bị bỏ qua như Alfred Hitcock, ông chưa từng đoạt giải Oscar cho vai trò đạo diễn, nhưng cuối cùng cũng được trao giải Irving G.Thalberg của viện cho quá trình sản xuất cả đời vào năm 1968.

Các nhà nghiên cứu ở Thư viện Margaret Herrick của viện chưa có dấu hiệu cho thấy bất cứ khía cạnh nào trong phim của Godard đã từng được đề cử Oscar, dù đã đoạt nhiều giải thưởng và công nhận ở các liên hoan phim ngoài nước Mỹ.

Việc Viện hàn lâm chưa công nhận ông có lẽ ít liên quan đến sự phản đối Hollywood của ông Godard hơn là việc nhiều thành viên viện này đơn giản chỉ hướng về nơi khác khi nghề nghiệp ông suy tàn vào thập niên 60 với tư cách lãnh đạo phong trào Làn sóng mới ở Pháp với các phim như BreathlessBand of Outsiders. Ví dụ như nhà sản xuất Walter Mirish nói, “Thời phim của ông, tôi còn đang bận với phim của tôi. Ông Mirisch, 88 tuổi, đã từng làm chủ tịch Viện hàn lâm nhiều kỳ và đoạt giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất năm 1968 với phim In the Heat of the Night.

Trong quá trình chuẩn bị cho lễ năm 2010 này, buổi thứ hai trong chuỗi lễ hoạch định hàng năm tách khỏi lễ Oscar được truyền hình, Phil Alden Robinson, một trong các phó chủ tịch viện và là thống đốc, hứa hẹn ông Godard sự công nhận được cho là sẽ thu hẹp khoảng cách giữa ông với những người khác như ông Mirisch.

“Godard nói với một thế hệ đến giờ lá phiếu mới có trọng lượng ở Viện hàn lâm,” biên kịch kiêm đạo diễn Robinson từng được đề cử Oscar năm 1990 với kịch bản nói. “Thế hệ lớn tuổi hơn không coi trọng ông ta như vậy.”

Tuy nhiên, vô ý ông Robinson đã xói vào một cuộc tranh luận bùng lên trong giới nghệ sĩ từ đáng kính như nhà thơ Ezra Pound và nổi tiếng như diễn viên kiêm nhà làm phim Mel Gibson: Liệu bằng cách nào đó tác phẩm bị thái độ của con người làm nhơ nhuốc không?

Jean-Luc Godard

Daniel S.Mariaschin, phó chủ tịch B’nai B’rith International, phản đối kịch liệt quyết định vinh danh ông Godard của Viện hàn lâm.

“Họ đã dựng nên chuẩn cho nghệ thuật, nhưng bỏ qua chuẩn quy phép và chuẩn đạo đức,” ông Mariaschin nói vào thứ hai 25/10. “Làm sao ai có thể có vui thú và thoải mái từ đây, biết rằng cá nhân đó mang những góc nhìn này?”

Ông Mariaschin cho biết ông bất ngờ khi thấy, dựa trên các bản tin gần đây, rằng ông Godard đã không lên tiếng đính chính khi bị thách thức về góc nhìn Do Thái của mình. “Ông thậm chí còn không tỏ ra ăn năn,” ông Mariaschian nói.

Với ông Robinson, nghệ thuật và nghệ sĩ tách biệt nhau. “D.W.Griffith đoạt giải Oscar danh dự năm 1936,” ông nói, “và ông ấy phân biệt chủng tộc kinh khủng.”

Bên cạnh đó, theo ông Robinson – tác phẩm Field of Dreams của ông là một câu chuyện kỳ ảo về những thành viên bị ghét bỏ của đội Chicago White Sox đã bán độ trong giải World Series - thì: “Bạn đang nói chuyện với người tin rằng Shoeless Joe Jackson nên được vào Phòng truyền thống.”

Dịch: © Mai Khanh @ Quaivatdienanh.com
Nguồn: New York Times

 

+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.