Hollywood đi khắp thế giới, nhưng các giải thưởng lớn nhất của nó vẫn ở cấp tỉnh lẻ.
Hollywood luôn trong tình trạng khủng hoảng bản sắc này khác. Nó kể
chuyện tài tình về gia đình, mái ấm và tình bạn, hay những câu chuyện
rối rắm về scandal và tình dục? Hollywood là cỗ máy tuyên truyền tự do
hay là nơi ủng hộ những ý tưởng bảo thủ chủ yếu do người giàu
rao bán? Phim ảnh có nên khiến chúng ta nhìn thế giới đúng với thực tế
của nó hay giúp chúng ta thoát ly thực tế?
Nói chung, câu trả lời là “có” và điều đó đúng với tình thế nan giải mới
nhất. Hollywood là linh hồn của ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ, hay là
đấu trường kinh doanh điện ảnh toàn cầu? Và giải Oscar, do hiệp hội nghề
nghiệp uy tín nhất của Hollywood trao, là giải thưởng lớn nhất thế giới
— hay chỉ lớn nhất ở Mỹ thôi?
Đây là câu hỏi ngày càng trở nên
cấp thiết hơn trong những thập kỷ gần đây. Những nỗ lực của Hollywood
nhằm duy trì chỗ đứng của mình trong bối cảnh giải trí toàn cầu — là
nguồn giải trí của thế giới — trở nên thấy rõ hơn trong mấy năm qua.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của các nền điện ảnh bên ngoài nước Mỹ, đặc
biệt là ở Trung Quốc, các hãng phim phải khổ công hơn để cạnh tranh,
chọn những gương mặt nổi tiếng ở các châu lục khác chứ không chỉ ở Mỹ
đóng phim. Mấy năm qua nhiều phim bom tấn có những câu chuyện đùa bằng
các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh (đặc biệt là tiếng Quan thoại) trêu
chọc những người chỉ nói tiếng Anh. Và các công ty như Netflix đã thành
công khi không chỉ xuất khẩu các chương trình giải trí do Mỹ sản xuất mà
còn nhập khẩu các chương trình như
Squid Game và
Lupin cho
người Mỹ. Thế giới đang thay đổi và ngành kinh doanh điện ảnh luôn bị
thúc đẩy bởi các công nghệ mới. Để duy trì tính đương thời, và thậm chí
là hòa lẫn, Hollywood cũng cần phải thay đổi và mở rộng.
Cho đến nay, mới có 12 phim không nói tiếng Anh, không phải phim Mỹ
đã được đề cử phim hay nhất, tính cả tác phẩm tiếng Nhật của năm nay là Drive My Car (ảnh)
|
Chắc chắn là phải thế, vào năm 2020, lần đầu tiên một bộ phim không nói tiếng Anh (
Parasite)
thắng giải phim hay nhất và đó là một phim ly kỳ được sản xuất bên
ngoài cỗ máy điện ảnh của Mỹ. Nhưng phần lớn, giải Oscar vẫn cứ lâm vào
ngõ cụt chủ nghĩa tỉnh lẻ một cách kỳ cục, và chủ yếu chỉ nói tiếng Anh ở
đó. Người ta có thể tranh luận rằng giống như BAFTA của Anh hoặc Césars
của Pháp — tập trung và nhấn mạnh vào các bộ phim do Mỹ sản xuất, một
lễ trao giải dành cho và nói về ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ, hoạt động
gần như hoàn toàn bằng tiếng Anh. Chưa hết, khát vọng Oscar và đôi khi
bản thân các giải thưởng luôn vượt xa biên giới nước Mỹ. Khi giải thưởng
này phát triển, họ đã cố gắng tạo không gian cho những khát vọng đó,
nhằm mục đích không chỉ là giải thưởng điện ảnh của Mỹ mà là giải thưởng
điện ảnh của thế giới.
Nhưng rồi thay đổi cũng đến. Cách giải
Oscar công nhận phim quốc tế, theo thuật ngữ kỹ thuật, hết sức ít ỏi
phập phù, áp những vấn đề khiến các quốc gia chôn vùi những bộ phim mà
họ cho là không phù hợp với hình ảnh quốc gia của họ. Và nếu Hollywood
thực sự muốn duy trì tuyên bố mình là trung tâm của vũ trụ điện ảnh —
một tuyên bố có lẽ khó hiểu ngay từ đầu — thì Viện Hàn lâm sẽ phải mở
đường.
Cuộc họp đầu tiên của Viện Hàn lâm tổ chức tại Khách sạn Baltimore ở Los Angeles năm 1927
|
Giải Oscar được tạo ra là để cứu HollywoodGiải Oscar đầu
tiên được trao năm 1929, một phần trong kế hoạch của Viện Hàn lâm Khoa
học và Nghệ thuật Điện ảnh mới được thành lập nhằm phục hồi hình ảnh của
Hollywood trong tâm trí công chúng Mỹ. Tràn ngập bê bối — từ những tiêu
đề báo lá cải vớ vẩn đến những vụ giết người thực sự — hiện thân của
loại hình nghệ thuật mới ở Mỹ đã phải chật vật sinh tồn trong suốt thập
niên 1920. Và trên hết, xung đột lao động bắt đầu gay gắt.
Giám
đốc MGM Louis B. Mayer, trong nỗ lực ngăn các biên kịch, diễn viên và
đạo diễn của Hollywood liên minh với nhau, đã nảy ra ý tưởng thành lập
một “Viện Hàn lâm” có thể đàm phán với những con ong thợ trong ngành
điện ảnh, không cho họ tổ chức thành công đoàn. Như một phần thưởng
thêm, Viện Hàn lâm đó sẽ trao giải thưởng, để đám ong thợ phục vụ tốt
hơn như cách mà nhà sử học David Thomson gọi là “hoạt động quan hệ công
chúng đưa ra thông điệp rằng Hollywood là một chốn tuyệt vời, nơi những
câu chuyện thú vị và ly kỳ được tạo ra để mang lại cho mọi người một
khoảng thời gian vui vẻ." (Nghe quen quen nhỉ?)
Ngay từ đầu,
trọng tâm đã là người Mỹ. Hồi đó (và bây giờ vẫn thế, trong hầu hết các
trường hợp) chỉ những phim nào chiếu rạp ở Mỹ mới đủ điều kiện cho Giải
thưởng Viện Hàn lâm. Trong những năm 1920 và 1930, việc một bộ phim nước
ngoài có bản trình chiếu trên đất Mỹ phức tạp hơn nhiều về mặt hậu cần,
chứ đừng nói đến chuyện đưa vào rạp chiếu phim. Không có dịch vụ phát
trực tuyến hoặc cho thuê kỹ thuật số để giải quyết vấn đề đó. Nếu bạn
muốn xem một bộ phim, nó phải chiếu trong rạp, và rạp đó phải gần nơi
bạn sinh sống.
Phim Pháp Grand Illusion là phim nước ngoài đầu tiên được đề cử hạng mục phim hay nhất năm 1938
|
Phim nước ngoài được đề cử không phải là điều không thể — hoàn toàn
không phải vậy. Năm 1932, tại lễ trao giải Oscar lần thứ năm, bộ phim
tiếng Pháp
À nous la liberté đã trở thành phim không nói tiếng
Anh đầu tiên được đề cử (về chỉ đạo nghệ thuật, hạng mục bây giờ được
gọi là dựng phim). Năm 1938, một phim Pháp khác,
Grand Illusion, là phim nước ngoài đầu tiên được đề cử hạng mục phim hay nhất. Và vào năm 1946, phim Thụy Sĩ
Marie-Louise là phim đầu tiên chiến thắng Kịch bản nguyên tác xuất sắc nhất.
Nhưng
phải đến năm 1956 — năm thứ 29 của giải thưởng — một hạng mục mới được
tạo ra để công nhận “phim nói tiếng nước ngoài hay nhất”, như Viện Hàn
lâm đã chọn tên cho giải thưởng. Bắt đầu từ năm 2020, tên của hạng mục
này đã được đổi thành Phim truyện quốc tế hay nhất, thể hiện sự công
nhận bắt đầu một cách chậm chạp của Viện Hàn lâm rằng các ngôn ngữ khác
ngoài tiếng Anh không phải là "ngoại lai" đối với quê hương của
Hollywood. (Xét cho cùng, ở Los Angeles, nơi đặt trụ sở chính của công
việc kinh doanh điện ảnh, hơn một nửa cư dân nói một ngôn ngữ không phải
tiếng Anh — chủ yếu là tiếng Tây Ban Nha — ở nhà, theo dữ liệu điều tra
dân số năm 2019.)
Phim The Wedding Banquet năm 1993 của đạo diễn Lý An được đề cử Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất
|
Dù lấy tên gì, hạng mục đó cũng phục vụ một mục đích xứng đáng, đảm bảo
rằng ít nhất năm bộ phim từ bên ngoài thế giới chủ yếu nói tiếng Anh sẽ
được Hollywood công nhận mỗi năm. (Các nhà làm phim và diễn viên từ
Vương quốc Anh chưa bao giờ gặp khó khăn gì để được công nhận.) Phần lớn
những người chiến thắng là châu Âu; Ý đã 14 lần đoạt giải. Những phim
được đề cử hạng mục này không cần phải chiếu tại các rạp ở Mỹ mới được
đề cử — hạng mục phim duy nhất được phép như vậy — và điều đó có nghĩa
là một đề cử ở hạng mục này có thể dẫn đến một thỏa thuận phân phối và
tăng cơ hội nghề nghiệp. Chẳng hạn, hai bộ phim của đạo diễn Đài Loan Lý
An được đề cử Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất (
The Wedding Banquet năm 1993 và
Eat Drink Man Woman năm 1994), và một phim đã giúp ông khởi đầu sự nghiệp quốc tế của mình;
Ngọa hổ tàng long năm 2000 của ông được đề cử phim hay nhất.
Và
đối với những phim đã có thỏa thuận phân phối, các đề cử phục vụ chức
năng giám tuyển, thúc đẩy khán giả toàn cầu thực sự tìm hiểu và xem
phim. Việc đó có thể trở nên dễ dàng hơn hậu đề cử, vì các phim được đề
cử thường lấy được phát hành rộng rãi hơn ở nhiều thành phố hơn so với
nếu như không được đề cử.
Bong Joon Ho, đạo diễn Parasite, với các tượng Oscar của ông tại lễ trao giải năm 2020, trong đó có phim hay nhất và đạo diễn xuất sắc nhất
|
Nhưng những bộ phim này không mấy khi thoát ra khỏi cái tháp hạng mục đó
được. Cho đến nay, mới có 12 phim không nói tiếng Anh, không phải phim
Mỹ đã được đề cử phim hay nhất, tính cả tác phẩm tiếng Nhật của năm nay
là
Drive My Car. Chỉ mới có một
Parasite của Hàn Quốc
thắng được giải cao nhất. Bao năm qua, nhiều phim khác đã lấy được đề cử
ở các hạng mục khác, và các đề cử của năm 2022 cũng bao gồm một số phim
không nói tiếng Anh được sản xuất bên ngoài Hollywood ở hạng mục đạo
diễn, nữ diễn viên và cả hai hạng mục kịch bản.
Tuy nhiên, tính
theo tỷ lệ phần trăm trên tổng thể, chủ yếu là phim nói tiếng Anh và
phần lớn là phim sản xuất ở Mỹ nhận được đề cử và thắng giải. Trong quá
khứ, có thể hiểu được chuyện đó. Nhưng càng ngày, càng bắt đầu cảm giác
có dấu hiệu cho thấy Hollywood sắp không còn phù hợp trên vũ đài thế
giới.
Phần lớn những người chiến thắng hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài là châu Âu; Ý đã 14 lần đoạt giải. Ảnh: Cảnh phim La Strada của đạo diễn Federico Fellini thắng giải năm 1957
|
Viện Hàn lâm cho biết họ muốn vinh danh “phần còn lại của thế giới”. Chúng ta vẫn đang chờ đợiVào
năm 2019, Chủ tịch Viện Hàn lâm John Bailey đã nói với khán giả tại một
liên hoan phim ở Ba Lan rằng ông hy vọng sẽ nâng tầm quốc tế của giải
Oscar. “Một trong những điều tôi quyết tâm nhất là mở rộng nhận thức và
tầm nhìn cho giải phim nói tiếng nước ngoài,” ông nói. “Đối với tôi,
giải thưởng đó cũng quan trọng như giải phim hay nhất. Đó là giải thưởng
phim hay nhất cho phần còn lại của thế giới.”
Có ít nhất một lý
do hoài nghi mong muốn đó. Lượng người xem lễ trao giải Oscar đã giảm
mạnh trong thập kỷ qua và sự quan tâm ngày càng tăng của toàn cầu đối
với buổi lễ cũng có thể dẫn đến sự tăng trưởng về số lượng thành viên.
Nhưng
nhận xét về “phần còn lại của thế giới” của Bailey không phản ánh được
mâu thuẫn cốt lõi của hạng mục và các giải thưởng nói chung. Ý tưởng một
hạng mục với năm đề cử bằng cách nào đó có thể bao quát những bộ phim
hay nhất đã được sản xuất trên toàn thế giới phóng chiếu rõ rệt niềm tin
lấy nước Mỹ làm trung tâm hết sức khôi hài: rằng không quốc gia nào
khác ngoài Mỹ, và có thể là Vương quốc Anh, thực sự làm ra những bộ phim
đáng chú ý.
Parallel Mothers, bộ phim được đánh giá cao của Pedro Almodóvar, một
phần về Nội chiến Tây Ban Nha thậm chí còn không được Tây Ban Nha gửi
cho hạng mục quốc tế; dù sao thì Penélope Cruz (phải) cũng đã nhận được
đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
|
Trên hết, hạng mục Phim truyện quốc tế hay nhất đã bị gãy đổ một cách vô
vọng, như trường hợp năm 2020. Đó là một tình huống lộn xộn, nhưng nói
tóm lại là: Các quốc gia chọn một phim để gửi cho Viện Hàn lâm mỗi năm,
và những phim ấy sau đó biến thành một danh sách tinh tuyển và cuối cùng
là một tập hợp các đề cử. Nhưng nhiều nhà làm phim vĩ đại nhất thế giới
— đặc biệt là ở những nơi như Nga, Trung Quốc và Iran — bị chính phủ
nước họ đưa vào danh sách đen, vậy là phim của họ sẽ không bao giờ được
gửi đi.
Hơn nữa, trong một số trường hợp (dù không phải tất cả),
những bộ phim có vấn đề chính trị đối với đảng cầm quyền ở một quốc gia
cũng không được gửi. (Có thể đó là điều đã xảy ra cho
Parallel Mothers,
bộ phim được đánh giá cao của Pedro Almodóvar, một phần về Nội chiến
Tây Ban Nha và thậm chí còn không được Tây Ban Nha gửi cho hạng mục quốc
tế; dù sao thì Penélope Cruz cũng đã nhận được đề cử Nữ diễn viên chính
xuất sắc nhất.) Điều đó có nghĩa là những phim như vậy gặp khó khăn hơn
trong việc phân phối quốc tế và tạo sóng trên trường quốc tế; cũng có
thể khiến các nhà làm phim tài năng mất đi cơ hội.
26 triệu người đã xem bom tấn Space Sweepers của Netflix vào đầu năm 2021 (ảnh) — có thể cho thấy người Mỹ đang được chuẩn bị sẵn sàng tham gia vào việc đọc phụ đề
|
Đặt vấn đề hạng mục phim quốc tế sang một bên, nhìn chung, việc Viện Hàn
lâm miễn cưỡng đề cử phim quốc tế bên ngoài hạng mục này là một dấu
hiệu cho thấy khủng hoảng danh tính của giải. Sau vài năm bối rối vì
thiếu đa dạng trong thành viên và những đề cử, tổ chức này đã tích cực
thúc đẩy thêm thành viên từ các nhóm ít được đại diện. Một phần của sự
thúc đẩy đó bao gồm mở rộng đáng kể thành viên quốc tế; năm ngoái, gần
một nửa số thành viên mới được mời đến từ bên ngoài nước Mỹ.
Điều
đó có tác động đến các đề cử, như chúng ta đã thấy năm ngoái. Nhưng
cũng là một dấu hiệu cho thấy Viện Hàn lâm muốn giải Oscar không chỉ
được coi là giải thưởng điện ảnh của Mỹ mà còn là giải thưởng điện ảnh
của thế giới.
Và không có gì lạ. Netflix, một trong “sáu hãng
phim ông lớn” ở Hollywood, đã thành công với lượng khán giả Mỹ xem phim
nhập khẩu quốc tế, chủ yếu nhưng không phải chỉ riêng trên tivi. Sự
thành công của những bộ phim không nói tiếng Anh — dịch vụ phát trực
tuyến này đầy ắp phim bom tấn Trung Quốc, Bollywood và anime đã cực kỳ
nổi tiếng trong một thời gian dài, và 26 triệu người đã xem bom tấn
Space Sweepers
của Netflix vào đầu năm 2021 — có thể cho thấy người Mỹ đang được chuẩn
bị sẵn sàng tham gia vào việc đọc phụ đề, lao vào giao thoa-văn hóa mà
mọi người khác đã làm nhiều thập kỷ trước.
Cùng với Drive My Car, phim The Worst Person in the World
(ảnh) được đề cử ở nhiều hạng mục, đều là những câu chuyện nhỏ nhắn
xinh xắn không còn được Hollywood làm ra thường xuyên như trước
|
Thêm vào đó, khi Hollywood ngày càng tập trung vào phim bom tấn có các
siêu anh hùng và IP được hâm đi hâm lại, điện ảnh quốc tế thường mang
đến một luồng gió mới. Cả
Drive My Car lẫn
The Worst Person in the World,
được đề cử ở nhiều hạng mục, đều là những câu chuyện nhỏ nhắn xinh xắn
không còn được Hollywood làm ra thường xuyên như trước. Việc mở rộng
phạm vi giải thưởng có thể giúp tái thiết sức sống của điện ảnh thành
nơi để kể tất cả các loại câu chuyện, không chỉ là những tưởng tượng
thoát ly hiện thực và những phim được thiết kế để thu lợi nhuận tối đa.
Nếu Viện Hàn lâm đặt mục tiêu tôn vinh những gì hay nhất trong điện ảnh
chứ không chỉ là “nhất”, thì xem ra đó là một mục tiêu xứng đáng.
Một
thế hệ trẻ được nuôi dưỡng trên Internet có thể cởi mở hơn với khả năng
của điện ảnh toàn cầu, dễ tiếp cận hơn với những gì đang tạo sóng trên
vũ đài thế giới. Và nếu Viện Hàn lâm thực sự muốn duy trì tính đương
thời, và các giải thưởng của nó duy trì tính thống trị đã tận hưởng
trong gần một thế kỷ, thì Viện Hàn lâm sẽ cần phải thích ứng — và phải
thích ứng nhanh hơn rất nhiều so với hiện tại.
Việc Viện Hàn lâm miễn cưỡng đề cử phim quốc tế bên ngoài hạng mục này là một dấu hiệu cho thấy khủng hoảng danh tính của giải
|
Phim ảnh đã không còn coi những đường biên giới là quan trọng nữa lâu rồi. Tại sao giải Oscar vẫn cứ khư khư về điều đó?
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Vox