Jeong Won, do Han Suk Kyu thủ vai, là một nhiếp ảnh gia ở độ tuổi 30 làm
việc tại xưởng riêng của mình ở vùng ngoại ô Seoul. Anh bị bệnh nan y,
và đã chấp nhận vận mệnh đời mình. Cuộc sống của anh cứ vậy trôi qua.
Jeong Won, phải, do Han Suk Kyu thủ vai
Anh gặp nhiều khách hàng: Một học sinh trung học muốn phóng to ảnh cô
gái cậu có cảm tình. Một người phụ nữ trung niên phục chế tấm ảnh cũ
chụp thời còn trẻ. Một người phụ nữ khác đang ở những năm cuối cuộc đời
tự mình đến xưởng để chụp ảnh chân dung chuẩn bị cho tang lễ. Sống cuộc
sống đơn điệu, Jeong Won lặng lẽ chuẩn bị cho cái chết của chính anh.
Anh làm một cuốn sổ tay hướng dẫn để cha anh, do Shin Goo thủ vai, có
thể tự sử dụng máy quay.
Một ngày, anh gặp Da Rim, do Shin Eun Ha
thủ vai. Cô làm kiểm soát đỗ xe, luôn sáng sủa và tươi vui. Sau khi gặp
Da Rim, Jeong Won không yên được vì một số lý do. Da Rim đến xưởng mỗi
ngày vào cùng một thời điểm để rửa ảnh những chiếc xe đỗ sai quy định.
Thỉnh thoảng cô hỏi anh về việc lắp phim vào máy. Và thỉnh thoảng cô
phàn nàn về những việc xảy ra hàng ngày. Mọi thứ cô làm trong mắt Jeong
Won đều đẹp.
Jeong Won được đưa đến bệnh viện. Da Rim không biết
gì về việc này và như thường lệ đến xưởng. Xưởng bị đóng cửa, trong một
thời gian dài. Sau khi Jeong Won qua đời, Da Rim đi qua xưởng. Cô thấy
tấm ảnh chân dung của chính cô treo trên cửa sổ. Nhìn bức ảnh, cô mỉm
cười.
Nhận xét của nhà phê bình phim Lee Yeon HoHầu
hết các nhà phê bình miêu tả phim này của Hur Jin Ho là “một phim tâm
lý tình cảm gợi lên những cảm xúc tươi mới.” Được xếp loại tâm lý tình
cảm khi phim chủ yếu dựa trên chuyện lãng mạn, nhưng thể loại này không
phản ánh được chi tiết và sắc thái tinh xảo là điểm nhấn của phim. Một
từ miêu tả phim xác đáng nhất là “như phim”, có lẽ nghe hơi khuôn sáo.
Thực hiện một phim “như phim” như vậy nghe có vẻ đơn giản nhưng không
phải tự nhiên làm được.
Christmas in August là kiểu phim đó,
một phim như phim. Đây là phim đầu tay của Hur Jin Ho (1998) và là một
phim tâm lý tình cảm và vì vậy từ “như phim’ trở nên ý nghĩa hơn đối với
tôi.
Da Rim, do Shin Eun Ha thủ vai
Tất nhiên, đây là điều tôi nhớ về phim và chắc chắn có một vài định kiến
về thể loại tâm lý tình cảm trong suy nghĩ của tôi. Trong hầu hết các
phim tâm lý tình cảm, có nhiều rào cản can thiệp vào tình yêu say đắm
của các nhân vật. Hội thoại quá hiển nhiên, trong khi các sự kiện xảy ra
trong câu chuyện lại quá kịch. Diễn viên thì thêm vào rất nhiều cảm xúc
ủy mị. Tuy nhiên, sự bất hòa trong phim tâm lý tình cảm gây nên sự chỉ
trích trong chính xã hội đã tạo ra nó và cho phép người xem đồng cảm với
những nhân vật trong phim.
Điều thú vị là nếu ai đó liệt kê những điểm phổ biến của phim tâm lý tình cảm, họ sẽ thấy sự độc đáo của
Christmas is August
khi so với thể loại này. Đây là lý do tại sao phim được gắn mác tâm lý
tình cảm ngay từ đầu – không phải do tôi phân loại. Đó là hướng công ty
sản xuất định thực hiện và phim được miêu tả như vậy khi nó ra mắt và
được phân loại trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc. Cũng là lý do tại sao
những phim như-phim được xếp vào loại hoàn toàn đối lập với phim tâm lý
tình cảm.
Khi câu chuyện phát triển,
Christmas in August
chuyển từ phim tâm lý tình cảm thành phim như-phim. Lãng mạn nhưng
không kịch. Rõ ràng có sự trao đổi cảm xúc giữa Jeong Won, người sắp
chết, và Da Rim, nhưng không có một tình tiết đặc biệt nào. Không quan
trọng đó là tình yêu cuối của Jeong Won hay tình yêu đầu của Da Rim.
Tình yêu của họ không giống như định mệnh nhưng cũng chẳng dựa trên một
cuộc đời thường nhật. Sự gắn bó giữa họ phát triển từng chút từng chút
một khi họ cùng ăn kem và khi họ cùng đi xe máy, ngồi gần nhau hơn bất
cứ lúc nào.
Cảm xúc nhưng không kịch. Điều này đã để lại hình ảnh kéo dài mạnh mẽ
nhưng cũng làm cho phim có chút không thú vị. Tuy nhiên, sự hờ hững và
mờ nhạt không thể thấy trên phim truyền hình cho phép khán giả cảm nhận
một điều gì đó khác biệt trong phim. Thường hình bóng phía sau của một
nhân vật tạo ra một vực thẳm câm lặng như ánh sáng rơi trên hiên nhà.
Thiếu sót trong
Christmas in August là
cố gắng khiến cuộc sống hàng ngày quá kiểu cách. Khi một phim gồm nhiều
tập tầm thường, đạo diễn và biên kịch có xu hướng sử dụng những kỹ
thuật nhất định hoặc phương pháp cổ điển để làm cho bộ phim dường như
hoàn thiện. Kiểu nỗ lực này thường là việc lặp lại cuộc sống thường nhật
hoặc làm chậm lại quá trình phát triển câu chuyện hoặc khiến cho câu
chuyện phát triển theo cấu trúc vòng tròn. Tuy nhiên, đạo diễn Hur Jin
Ho dường như hiểu sự khác biệt này khá rõ và không lạm dụng cũng như
thiếu coi trọng điều này để tránh mắc bẫy.
Hãy lấy ví dụ của việc
sử dụng bức ảnh của một người phụ nữ trên tường của xưởng. Phim có
những cảnh trong đó Ji Won, mối tình đầu của Jeong Won, xuất hiện trước
cửa nhà anh. Jeong Won, đang quét dọn phòng chụp ảnh của mình, xuất hiện
trong khung cửa sổ những giọt nước chảy xuống. Trong cảnh tiếp theo,
Jeong Won bắt xe buýt đến bệnh viện và câu hát “An old memory dimly
comes up in my mind over the window” của Sanullim[/i], phát trên đài.
Sau đó, thông qua lời độc thoại của Jeong Won, người xem nhận ra rằng Ji
Won muốn bỏ bức ảnh của mình đi. Jeong Won nói tình yêu sẽ trở thành kỷ
niệm một ngày nào đó. Tuy nhiên, việc bức ảnh của Da Rim được treo
trong studio ảnh đã dẫn đến những điều khác. Một ngày, Da Rim, người
chưa biết về cái chết của Jeong Won, ném đá vào studio để bày tỏ sự bất
bình của mình. Rồi, cô nhìn thấy bức ảnh của cô treo trên tường studio.
Tiếp theo, một nét cười lan ra trên khuôn mặt Da Rim và điều này cho
thấy sự tự tin của cô vào tình yêu của Jeong Won. Người xem có thể rất
buồn khi nhìn thấy nụ cười của Da Rim bởi họ đã biết về cái chết của
Jeong Won, nhưng đạo diễn đã kết thúc bộ phim ở đây. Trong phim, cuộc
sống hàng ngày Jeong Won được thể hiện, như một nhiếp ảnh gia chuyên
chụp hình cho bạn gái của mình xuất hiện và rồi biến mất, tạo những cảm
xúc mạnh mẽ.
Quan trọng nhất, phim không có sự cố chết chóc ủy mị và đó là điều khiến
nó khác biệt so với các phim tâm lý tình cảm khác. Là câu chuyện về
cuộc đời và tình yêu của một bệnh nhân giai đoạn cuối, phim có thể chứa
sự đa cảm cũng như tính cường điệu tại những đoạn cảm xúc quan trọng.
Tuy nhiên, phim không có sự thể hiện ủy mị nào về cảm xúc và cái chết.
Đó là bởi trong phim, nhiếp ảnh gia là người duy nhất biết về vận mệnh
của mình và chỉ anh đối diện với đau đớn của cái chết. Jeong Won thỉnh
thoảng đi uống với bạn và khóc một mình, rút sâu vào trong chăn. Tuy
nhiên, anh lo lắng nhiều hơn cả là nỗi đau gia đình anh phải chịu đựng
sau khi anh chết, hơn cả tình trạng của chính anh.
Cái chết khá
yên tĩnh của Jeong Won khiến người xem có một cái nhìn bình tĩnh về con
người, cảnh vật và đồ đạc xung quanh anh. Những cảnh tinh tế được tạo ra
bởi đạo diễn hình ảnh quá cố, You Young Gill, mà phim này là tác phẩm
cuối của ông, mô tả làn sóng thay đổi cảm xúc trong thời gian và không
gian của Jeong Won. Jeong Won chuẩn bị một hướng dẫn chi tiết về cách sử
dụng máy nghe nhạc cho người cha già của mình, và cảnh này, cũng như
các đồ vật anh từng chạm qua để lại một ấn tượng mạnh mẽ.
Cuối
cùng, việc phim có như phim hay không được xác định bằng một hồi ức kéo
dài mà người xem giữ lại lâu ngay cả khi đã quên gần hết về nó. Khi nhớ
lại về
Christmas in August, hình ảnh một người đàn ông ngồi nơi
hiên nhà cúi xuống và cắt móng chân xuất hiện trong tâm trí tôi. Cái
chết của người đàn ông này ngày càng gần và anh chỉ lặng lẽ như móng
chân đang dài của mình. Nhưng, anh còn quá trẻ.
Áp phích phim
Christmas in August (1998)
Hur Jin Ho đạo diễn
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea.net
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi