Phim ảnh là sáng tạo có giá trị đồ sộ. Doanh thu phòng vé toàn cầu
đạt 42 tỉ đôla vào năm ngoái — mức cao nhất mọi thời đại — chiếm gần
một phần ba trong số 136 tỉ đôla ước tính giá trị sản xuất và phân phối
phim trên toàn thế giới.
Hollywood cung cấp hơn 2 triệu việc làm và 400.000 doanh nghiệp Mỹ; Phim
điện ảnh và truyền hình trị giá khoảng 60 triệu bảng mỗi ngày cho nền
kinh tế Anh. Các quốc gia như Trung Quốc cũng đang thực hiện các bước
táo bạo để tăng sản lượng sáng tạo.
COVID-19 đang làm tăng tốc sự chuyển đổi đã diễn ra trong sản xuất, phát hành và tiêu dùng phim ảnh
|
Đại dịch virus corona đã làm rối dây chuyền cung ứng nội dung giải trí,
tạm dừng sản xuất phim và đóng cửa rạp chiếu. Trạng thái bình thường nên
trở lại; sản xuất đã được khởi động lại ở một số quốc gia và ngành công
nghiệp đã áp dụng các quy cách làm việc từ xa nếu có thể. Nhưng virus
tạo ra sự bất định, và rủi ro lớn nhất trước mắt có vẻ là việc người
tiêu dùng đang giảm niềm tin vào các rạp chiếu bóng thực.
Tuy
nhiên, ngay cả trước COVID-19, ngành công nghiệp điện ảnh cũng đã trải
qua sự thay đổi đáng kể. Sự gián đoạn hiện tại chỉ thúc đẩy một sự
chuyển đổi đã diễn ra trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ phim.
Chuyển đổi của ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầuĐầu
tiên, có sự suy giảm trường kỳ số lượng người đi xem phim. Ngoại trừ
Trung Quốc
— nơi khán giả tăng trưởng hơn 860% từ năm 2009-2019
— hầu
hết các thị trường lớn đều đang thoái lui. Ở Bắc Mỹ, số lượng vé được
bán hầu như không thay đổi kể từ năm 1995, trong khi ở Anh, số lượng
người đi xem dao động khoảng 170 triệu mỗi năm kể từ 2005. Ở cả hai nơi,
dân số tăng mà số lượt xem phim bình quân đầu người hằng năm lại giảm.
Ngay cả Ấn Độ — một cường quốc sản xuất — số lượt xem phim bình quân đầu
người từ năm 2009-2018 giảm 32%.
Không thể quy chuyện này cho trải nghiệm xem phim. Hầu hết các nhà vận
hành đã đầu tư cho rạp chiếu, nâng cấp công nghệ nghe nhìn, làm ghế ngồi
thoải mái hơn và giới thiệu các ưu đãi đăng ký thành viên thân thiện
với người tiêu dùng như A-List, MoviePass và Sinemia.
Đặc biệt ở
Ấn Độ, nhu cầu được cho là mạnh mẽ, nhưng đất nước này phải chịu một sự
khan hiếm tương đối về màn chiếu. “Vấn đề gặp phải ở Ấn Độ là hạn chế
bên phía cung rạp chiếu phim mới, vì có nhu cầu rất lớn các rạp chiếu có
thể cung cấp đa dạng trải nghiệm cho những người tìm kiếm giải trí cho
gia đình và công ty có giá trị lớn,” Siddharth Jain, Giám đốc INOX
Group, một trong những tập đoàn vận hành chuỗi rạp chiếu hàng đầu Ấn Độ,
giải thích.
Các nhà điều hành rạp chiếu còn bị thách thức bởi
cửa sổ phát hành bị thu hẹp, thời gian mà các hãng phim chiếu phim độc
quyền tại rạp trước khi phát hành để bán, tải xuống hoặc phát trực
tuyến. Kể từ đầu thế kỷ, cửa sổ phát hành đã bị thu hẹp còn hơn hai
tháng.
Thay đổi này phản ánh sở thích tiêu thụ nội dung giải trí
của người tiêu dùng, ngày càng ưu tiên phát trực tuyến video theo yêu
cầu (SVoD). Nhiều dịch vụ SVoD hiện được các hãng phim sở hữu hoặc đầu
tư, giúp làm giảm động cơ duy trì cửa sổ phát hành dài và khiến cho môi
trường phát trực tuyến ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Ở Ấn Độ, nhu cầu được cho là mạnh mẽ, nhưng đất nước này phải chịu một sự khan hiếm tương đối về màn chiếu
|
Điều này đã khiến các hãng phim ưu tiên phát hành cho các dịch vụ riêng
của họ, dẫn đến giảm số phim được chiếu rạp. Theo nhà phân tích Matthew
Ball, 15 năm trước, “sáu ông lớn” — Warner Bros, Walt Disney, 20th
Century Fox, Paramount, Sony và Universal — phát hành 20-25 phim lớn.
Đến năm 2019, có hãng phát hành chỉ chín phim.
Các nhà cung cấp
SVoD mạnh vốn với ngân sách đáng kể dành cho nội dung giải trí đang làm
thay đổi cân bằng quyền lực. Netflix, Amazon và các hãng khác mua phim
được sản xuất bên ngoài sáu hãng phim lớn, phát hành chúng thẳng đến
người tiêu dùng và làm hạn chế hơn nữa nguồn phim có sẵn cho các nhà
phân phối rạp chiếu truyền thống. Lựa chọn ở rạp giảm rõ rệt, trái ngược
với sự phong phú của nội dung có sẵn thông qua các dịch vụ SVoD, dự
kiến sẽ gây sức ép đi xuống đối với lượng người đi xem phim, dù một số
người lạc quan về triển vọng của các rạp chiếu phim.
“Nếu các nhà
sáng tạo nội dung chuyển thẳng sang kỹ thuật số, họ sẽ cắt ra doanh thu
phòng vé tiềm năng và tác quyền truyền hình thành một nguồn tạo doanh
thu khổng lồ cho các nhà sản xuất. Ngoài ra, các ngôi sao điện ảnh đã
được tạo ra cho trải nghiệm màn ảnh rộng — đó là nơi họ muốn phim của họ
được trình chiếu,” Jain của INOX Group lập luận.
Cửa sổ phát hành của các hãng phim lớn đang thay đổi
|
Điều gì ở phía trước?Ngành công nghiệp này đang trên đỉnh của “sự thay đổi lớn nhất trong lịch sử Hollywood.”
Thứ
nhất, mô hình kinh doanh đang chuyển từ phân phối của bên thứ ba và bán
vé một lần sang phân phối sở hữu và doanh thu định kỳ. Điều này được
thấy qua các khoản đầu tư vào dịch vụ SVoD, trong đó một bộ phim điện
ảnh hoặc phim truyền hình hiếm khi chi phối lợi nhuận; thay vào đó, thuê
bao định kỳ (và, trong một số trường hợp, doanh thu quảng cáo) tạo ra
giá trị.
Do đó, các công ty truyền thông không còn tối ưu hóa
lịch phát hành phim cố định, khung giờ vàng truyền hình hay các kỳ lễ
cuối tuần đại chúng. Thay vào đó, mục tiêu là tăng sự tương tác, từ đó
cải thiện khả năng duy trì người dùng và dữ liệu về mức độ phổ biến của
nội dung giải trí. Hệ quả là mở rộng nhu cầu về nội dung độc quyền.
Nhiều dịch vụ SVoD hiện được các hãng phim sở hữu hoặc đầu tư, giúp
làm giảm động cơ duy trì cửa sổ phát hành dài và khiến cho môi trường
phát trực tuyến ngày càng cạnh tranh khốc liệt
|
Như Kamal Gianchandani, Giám đốc điều hành của PVR Pictures và Trưởng bộ
phận chiến lược cho PVR, miêu tả, “Tôi dự là các khoản đầu tư vào việc
sáng tạo nội dung giải trí sẽ đến từ các hạ tầng phân phối thay vì các
hãng phim. Các hãng phim và các hạ tầng có khả năng cùng tồn tại và phát
triển mạnh, đặc biệt là ở các thị trường chưa thâm nhập như Ấn Độ.”
Các
giao dịch mua iQIYI và Iflix gần đây của Tencent là biểu hiện mới nhất
của xu hướng này. Và trong khoản đầu tư 4 tỉ đôla vào HBO Max, AT&T
đang hạch toán các khoản thu nhập bị mất từ nội dung mà nếu không thì sẽ
nhượng quyền cho người mua bên ngoài; HBO Max được trông đợi trở thành
cỗ máy đẩy mạnh thuê bao vào các dịch vụ dữ liệu và không dây của
AT&T.
Mô hình SVoD cũng bình thường hóa việc phát hành phim
thẳng đến người tiêu dùng, ăn vào thị trường dành cho các nhà điều hành
rạp chiếu. Rạp chiếu bóng chiếm tới 50% doanh thu bán vé; bây giờ, dòng
thu nhập này đang bị đe dọa.
Các rạp chiếu độc lập dự kiến sẽ bị
ảnh hưởng nặng nề. Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, các hãng phim
thường sẽ trao quyền độc quyền cho các chuỗi rạp lớn hơn hoặc ép các
điểm chiếu nhỏ chốt hết màn chiếu bất kể nhu cầu. Một số rạp đang cảnh
báo về sự liên thủ giữa các nhà vận hành rạp. Ví dụ, ở Ý, các nhà phát
hành phim nghệ thuật và phát hành độc lập đang kêu gọi sự can thiệp của
chính phủ để duy trì quy tắc đa số trên thị trường.
Trái: Chủ tịch Tencent Mã Hoa Đằng. Theo The Edge, Tencent thâu tóm iflix với một giá rất thấp: một thương vụ trị giá “nhiều chục triệu đôla”
|
Nhiều nhà khai thác đang phản ứng bằng cách cải thiện việc nhắm khách
hàng mục tiêu. “Chúng tôi có chương trình khách hàng thân thiết bền vững
với nhiều dữ liệu khách hàng có ý nghĩa, cho phép chúng tôi hiểu khách
hàng thích xem gì và rạp chiếu bóng nào họ muốn ghé thăm,” Gianchandani
nói. “Chúng tôi sử dụng công nghệ tích hợp dữ liệu này vào hệ thống
thông tin liên lạc của chúng tôi để có thể xác định tất cả các điểm tiếp
xúc mà người dùng có với rạp chiếu phim trong cuộc sống hàng ngày của
họ.”
Hợp nhất có thể mang lại hiệu quả kinh tế theo quy mô cho
các nhà điều hành rạp chiếu, nhưng cũng củng cố cho các hãng phim lớn
nhất. Với ít phim có sẵn, các phim bom tấn chiếm phần lớn doanh thu
phòng vé. Phần doanh số được cho là do phim chuỗi tạo ra đã tăng từ
khoảng 30% trong những năm 1980 lên 40% hiện nay.
Disney đang
đóng một vai trò lớn hơn trong sự tăng trưởng của phim chuỗi. Kể từ năm
2000, ăn chia doanh thu phòng vé của sáu ông lớn đã tăng hơn 10%; thị
phần của Disney trong cùng kỳ đã tăng hơn gấp đôi, chiếm gần hết trong
thập kỷ qua.
Điều này có phản ứng dây chuyền cho sản xuất giải trí. COVID-19 đã khiến
cho việc bỏ vốn làm phim trở nên rủi ro hơn, do chi phí bảo hiểm và bảo
hiểm y tế tăng lên. Các hãng phim độc lập có thể thấy khó huy động vốn
hơn. Điều này có thể để lại hậu quả khôn lường là làm giảm sự đa dạng
của nội dung phim — nỗi sợ phát triển kể từ khi Disney mua Marvel năm
2009.
Về phía phân phối, hợp nhất giữa các nhà điều hành rạp có
thể khiến những hãng phim nhỏ hơn gia tăng phụ thuộc vào các hạ tầng
thay thế để cung vốn và quảng bá phim. Ngoài các dịch vụ SVoD, các công
ty game cũng đang cảm nhận được cơ hội: Fortnite gần đây đã tổ chức
những buổi chiếu phim chủ đề Christopher Nolan trong trò chơi, là một ví
dụ.
Hollywood thích kẻ dưới cơ, nên chưa đến lúc xóa sổ ngành
công nghiệp điện ảnh. Có rất nhiều chỗ để phát triển — đặc biệt là doanh
thu mới dựa trên sở hữu trí tuệ phim, chẳng hạn trò chơi video, đồ
chơi, sách và công viên chủ đề.
Vẫn có thể kết thúc có hậu cổ tích cho lĩnh vực này.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: World Economic Forum