Tin phòng vé

Những phim làm ra nhiều tiền nhất trong năm 2018? Không chừng bạn sẽ bất ngờ đó

24/12/2018

Hollywood được tạo dựng dựa trên ý niệm bán một câu chuyện về sự quyến rũ và hào nhoáng, nhưng đừng để bị họ lừa: Ngành công nghiệp điện ảnh hầu như không hồi phục từ một đại lộ ô danh.

Doanh thu bán vé của rạp chiếu đã giảm đều đặn kể từ năm 2002, và năm ngoái đã chứng kiến tổng doanh thu giảm 2% (nhiêu đó là rất nhiều khi bạn đang nói tới hàng chục tỉ). Nhưng nhờ cái mã lạm phát và, quan trọng hơn là, cả đống cả làn phim bom tấn tấn công các rạp chiếu năm nay, tổng doanh thu phòng vé 2018 cũng cao như tham vọng của các bộ phim. Chỉ riêng năm nay thôi đã có bốn phim khác nhau vượt mốc 1 tỉ đôla (năm 2015 giữ kỷ lục mọi thời đại với năm phim), và chúng ta vẫn có một vài cỗ máy kiếm tiền dự kiến sẽ đến (đừng nhắc đến một số phim thất bại tài chính để hối tiếc).

Trong khi tất cả mọi người từ các nhà điều hành hàng đầu Hollywood cho đến những người mới làm phim đều biết rằng các ông lớn như Avengers: Infinity WarJurassic World: Fallen Kingdom sẽ thống trị các phòng vé, không ai mà ngờ được thu nhập làm nên lịch sử của Bohemian Rhapsody hay trò ảo thuật mà Venom đã xuất chiêu.

Thôi không dông dài thêm nữa, sau đây là 10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2018.

10. Ready Player One
(Đã phát hành ở Việt Nam với tựa Đấu trường ảo)

Hãng: Warner Bros.
Kinh phí: 175 triệu đôla
Doanh thu phòng vé: 582,2 triệu đôla

Steven Spielberg là một huyền thoại, nhưng ngay cả ông cũng không miễn dịch với vận bĩ. BFG (2016) là thất bại thương mại tồi tệ nhất trong sự nghiệp của ông, chỉ kiếm được 183 triệu đôla toàn cầu so với kinh phí 140 triệu. Trong khi đó, The Post năm ngoái, là phim bán được ít vé nhất trong bất kỳ phim nào do Spielberg đạo diễn kể từ khi ra mắt phim truyện đầu tay.

Nhưng Ready Player One, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Ernest Cline, đã xoay xở để kiếm được một khoản lớn bất chấp phê bình trái chiều. Bộ phim liên hệ tự thân văn hóa đại chúng ngông cuồng này lấy bối cảnh xảy ra vào năm 2045, với thế giới bên bờ vực của sự hỗn loạn và sụp đổ. Cư dân trái đất tìm thấy sự cứu rỗi trong OASIS, một vũ trụ thực tế ảo mở rộng do James Halliday tài ba và lập dị (Mark Rylance) tạo ra. Mặc dù Warner Bros có lẽ đã hy vọng kiếm được nhiều tiền hơn ở Bắc Mỹ (137 triệu đôla), Ready Player One đã làm đủ để lọt vào tốp 10.

9. Bohemian Rhapsody
(Đã phát hành ở Việt Nam với tựa Huyền thoại ngôi sao nhạc rock)

Hãng: 20th Century Fox
Kinh phí: 52 triệu đôla
Doanh thu phòng vé: 608,7 triệu đôla (tính đến 15/12, thời điểm bài này lên trang)

Bất chấp kịch tính hậu trường và phản ứng từ trái chiều-đến-tiêu cực của giới phê bình (ngoài lời khen ngợi dành cho ngôi sao Rami Malek, người đóng vai Freddie Mercury), bộ phim tiểu sử nhóm nhạc Queen đã đột phá thành một cú ghi điểm phòng vé lịch sử. Bohemian Rhapsody hiện là bộ phim tiểu sử âm nhạc có doanh thu cao nhất mọi thời đại ở Bắc Mỹ, quốc tế và toàn thế giới. Khi bài viết này lên trang, bộ phim đã kiếm được ở Bắc Mỹ con số ‘khủng’ 175,7 triệu đôla và 433 triệu đô la bên ngoài Bắc Mỹ. Nếu bạn không nghĩ rằng tất cả số tiền phòng vé đó sẽ giúp cho chiến dịch Malek lấy Oscar, hãy nghĩ lại đi nhé.

Mặc dù Fox sẽ sớm bị Disney nuốt chửng, nhưng chúng ta chắc chắn hãng phim 83 tuổi này rất vui khi được ra đi trên đỉnh cao. Tuy nhiên, người viết không thể đừng được cứ phải tự hỏi không biết phiên bản Bohemian Rhapsody đen tối hơn của Sacha Baron Cohen trông thế nào.

8. Ant-Man and the Wasp
(Đã phát hành ở Việt Nam với tựa Người Kiến và Chiến binh Ong)

Hãng: Disney (Marvel)
Kinh phí: 162 triệu đôla
Doanh thu phòng vé: 620,6 triệu đôla

Ant-Man and the Wasp — chúng ta rất thích — ra rạp vào ngày 6 tháng 7 và trong vòng một tháng, người hâm mộ đã gọi đó là một bom xịt hiếm hoi từ Marvel Studios vì khởi đầu có phần hơi chậm (ít nhất là so với các anh em MCU của nó). Tuy nhiên, những người phản đối đáng lẽ phải đợi cho đến sau khi phần tiếp theo của siêu anh hùng bay vù vù này, do Paul Rudd và Evangeline Lilly đóng chính, được mở màn tại Trung Quốc: Ant-Man and the Wasp đã kiếm được 121 triệu đôla ấn tượng ở Trung Quốc. Nhìn chung, ở Bắc Mỹ bộ phim đã thu về hơn gần 40 triệu đôla so với Ant-Man phần đầu năm 2015.

Cảnh hậu-credit được thảo luận nhiều trong phim còn có khả năng đóng vai trò quan trọng trong Avengers: Endgame, đây là phần thưởng thêm thỏa mãn cho Rudd và cả băng.

7. Deadpool 2
(Đã phát hành ở Việt Nam theo tựa gốc)

Hãng: 20th Century Fox
Kinh phí: 110 triệu đôla
Doanh thu phòng vé: 734,2 triệu đôla

Deadpool 2 có thể không chỉ mang lại lợi nhuận như người tiền nhiệm năm 2016 (thu về 783 triệu đôla trên kinh phí tầm trung bình khoảng 50 triệu đôla), mà còn là một thành công đình đám xét về mọi mặt. Quỷ thật, Superman Returns năm 2006 tốn kém một khoản được tư vấn cực kỳ kém cỏi là 270 triệu đôla, nên không có vẻ gì là việc chi tiêu cho Deadpool 2 vượt ngoài tầm kiểm soát. Xét đây là một phim bom tấn không thân thiện với khán giả gia đình được xếp loại R thì thành công của bộ phim còn ấn tượng hơn nữa.

Doanh thu 318,5 triệu đôla của Deadpool 2 khiến nó trở thành phim có doanh thu cao thứ năm trong năm. Merc with a Mouth / gã lính đánh thuê lắm mồm của Ryan Reynold, trở nên nổi tiếng đến mức CEO Bob Iger của Disney đã hứa rằng nhân vật này sẽ vẫn giữ phân loại R một khi Nhà Chuột chính thức tiếp quản Fox. Rất có khả năng Deadpool sẽ là nhân vật X-Men duy nhất Disney sẽ không đưa vào MCU. Thật quá dữ.

6. Mission: Impossible — Fallout Impossible
(Đã phát hành ở Việt Nam với tựa Nhiệm vụ bất khả thi: Sụp đổ)

Hãng: Paramount
Kinh phí: 178 triệu đôla
Doanh thu phòng vé: 791 triệu đôla

Nghe này, không phải là mèo khen mèo dài đuôi, nhưng từ trước khi phim ra rạp người viết đã có cảm giác mạnh mẽ rằng Mission: Impossible — Fallout sẽ lập kỷ lục phòng vé trong cả chuỗi. Như nhà phê bình giải trí riêng của Observer, Film Crit Hulk đã nói, Fallout là “bậc thầy về căng thẳng kịch tính”. Ngoài ra, nó còn tự hào là cảnh chiến đấu hy duy nhất so với bất kỳ bộ phim nào trong năm nay.

Điều ấn tượng nhất về hoạt động phòng vé của Fallout là phim trụ lâu cực kỳ. Bộ phim đã mở màn hơn 61 triệu đôla, một dấu hiệu cho thấy nó bị lu mờ trong kỷ nguyên 200 triệu đôla cuối tuần đầu tiên. Từ đó, nó đã kiếm được hơn 220 triệu đôla ở Bắc Mỹ, tốt cho một hệ số nhân 3,5 tuyệt vời (là tỷ số giữa doanh thu cuối cùng với doanh thu cuối tuần ra mắt). Để so sánh, Star Wars: The Last Jedi — phim có doanh thu Bắc Mỹ lớn nhất năm 2017 — đã khoe khoang với hệ số nhân chỉ có 2,8.

Nên cơ bản là, Ethan Hunt đá đít Luke Skywalker.

5. Venom
(Đã phát hành ở Việt theo tựa gốc)

Hãng: Sony
Kinh phí: 100 triệu đôla
Doanh thu phòng vé: 845,5 triệu đôla (tính đến 15/12 khi bài này lên trang)

OK, công bằng là công bằng. Người viết muốn chịu trách nhiệm cho dự đoán thành công phòng vé của Fallout, nên cũng sẽ thú nhận đã nói Venom là một bom xịt phòng vé tiềm năng.

Nhìn đâu cũng thấy, Venom đã vượt hơn kỳ vọng ở mức độ vui vẻ. Nó lập kỷ lục mở màn trong tháng 10 cao nhất mọi thời đại, kiếm được 80 triệu đôla trong cuối tuần đầu tiên; nó đã lấy được một khoản tiền đáng kinh ngạc là 260,5 triệu đôla ở Trung Quốc; và, sao đó, đã thu về hơn 633 triệu đôla ở bên ngoài Bắc Mỹ.

4. Incredibles 2
(Đã phát hành ở Việt Nam với tựa Gia đình siêu nhân 2)

Hãng: Disney (Pixar)
Kinh phí: 200 triệu đôla
Doanh thu phòng vé: 1,24 tỉ đôla

The Incredibles (2004) rất có thể là bộ phim siêu anh hùng vĩ đại nhất từ trước đến nay, vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi phần tiếp theo được chờ đợi từ lâu, ra rạp vào lúc đỉnh điểm của kỷ nguyên bom tấn siêu anh hùng, sẽ là một cỗ máy kiếm tiền ‘khủng’. Incredibles 2 đã lập kỷ lục là phim hoạt hình mở màn lớn nhất từ trước đến nay, thu về 182,6 triệu đôla.

Thông thường, các phim bom tấn Hollywood kiếm được khoảng 35% tổng doanh thu của chúng ở Bắc Mỹ, 65% còn lại đến từ doanh thu ngoài Bắc Mỹ. Nhưng Incredibles 2 đã làm được chuyện khó tin (xin lỗi) là kiếm ở Bắc Mỹ ngang với bên ngoài, với tỷ lệ gần 50/50: 608,5 triệu đôla Bắc Mỹ; 632,5 triệu đôla quốc tế.

3. Jurassic World: Fallen Kingdom
(Đã phát hành ở Việt Nam với tựa Thế giới khủng long: Vương quốc sụp đổ)

Hãng: Universal
Kinh phí: 170 triệu đôla
Doanh thu phòng vé: 1,3 tỉ đôla

Người viết sẽ thành thật một cách tàn nhẫn: Những bộ phim Jurassic World thật kinh khủng và không thực sự xứng đáng có vị trí hàng năm trong danh sách này.

Giờ đã nói thẳng ra rồi thì, có thể ca ngợi sự hối hả của Universal, vì cả hai phim JW đều hoạt động như băng cướp lớn ở phòng vé. Jurassic World (2015) lấy 1,67 tỉ đôla toàn cầu và Fallen Kingdom đã tiến gần sát mức đó.

Bất cứ khi nào bộ phim của bạn đạt 400 triệu đôla ở Bắc Mỹ, tức là bạn đang làm gì đó rất đúng đắn. Những bộ phim này có sức hấp dẫn toàn cầu và một nền tảng (tiền) sử nhờ Steven Spielberg. Universal xứng đáng được tín nhiệm hơn khi liên tục được xếp hạng trong số ba hãng phim hàng đầu phòng vé mà không phát hành bất kỳ phim chuỗi siêu anh hùng nào.

Có thể người viết không thích Jurassic World: Fallen Kingdom, nhưng người viết tôn trọng khả năng lôi về những khoản tiền lớn của những con khủng long đó.

2. Black Panther
(Đã phát hành ở Việt Nam với tựa Chiến binh Báo Đen)

Hãng: Disney (Marvel)
Kinh phí: 200 triệu đôla
Doanh thu phòng vé: 1,34 tỉ đôla

Hãy nhớ những gì người viết đã nói về tỷ lệ 35/65? Chà, Black Panther cười vào mặt các quy chuẩn của ngành công nghiệp này.

Là bom tấn siêu anh hùng đầu tiên có dàn diễn viên chủ yếu là người da đen, chưa kể đạo diễn da đen (Ryan Coogler), Black Panther nổi lên thành tiêu chuẩn đại diện văn hóa ở Mỹ. Nó tận hưởng doanh thu mở màn 202 triệu đôla, lớn thứ sáu trong lịch sử Hollywood. Sau đó, nó đã tăng lên đến 700 triệu đôla đáng kinh ngạc ở Bắc Mỹ, doanh thu lớn thứ ba sau Avatar (760 triệu đôla) và Star Wars: The Force Awakens (936 triệu đôla). Bên cạnh đó, nó kiếm được hơn 20 triệu đôla so với Avengers: Infinity War mất-một-thập kỷ-triển khai. Thật điên rồ.

Khán giả nước ngoài đã không đón nhận bộ phim một cách nhiệt tình như Bắc Mỹ (đã kiếm được 647 triệu đôla từ các thị trường quốc tế), nhưng Black Panther vẫn vượt qua các phim bom tấn Marvel như Thor: Ragnarok (539 triệu đôla), Spider-Man: Homecoming (546 triệu) và Guardians of the Galaxy Vol. 2 (474 triệu) về doanh thu bên ngoài Bắc Mỹ.

Rút ra: MCU có một lộ trình rõ ràng phía trước sau khi các Avengers ở vụ mùa hiện tại treo áo choàng của họ.

1. Avengers: Infinity War
(Đã phát hành ở Việt Nam với tựa Avengers: Cuộc chiến vô cực)

Hãng: Disney (Marvel)
Kinh phí: ~ 300 triệu đôla
Doanh thu phòng vé: 2 tỉ đôla

Trái với suy nghĩ của nhiều người, Avengers: Infinity War rõ ràng không phải là bộ phim đắt đỏ nhất từng được thực hiện. Dẫu có là vậy, bộ phim bom tấn thống trị thế giới đã làm quá đủ để trang trải ngay cả những chi phí nuông chìu nhất của nó. Infinity War đã mở màn với khoản tiền ‘khủng’ lên tới 256,6 triệu đôla hồi tháng 4, phá vỡ kỷ lục do Star Wars: The Force Awakens thiết lập (247,9 triệu) chỉ ba năm trước đó. Nó kiếm được nhiều hơn vào cuối tuần mở màn so với Justice League đã làm trong toàn bộ thời gian chiếu rạp ở Bắc Mỹ (dù sao thì cũng, Chúc mừng kỷ niệm 40 năm Siêu Nhân!), thật đáng kinh ngạc.

Khán giả quốc tế cũng không thể chán cơn thừa mứa các siêu anh hùng: Marvel đã kiếm được thêm 1,36 tỉ đôla bên ngoài Bắc Mỹ, tổng doanh thu cao thứ ba trong lịch sử. Tất cả để nói, Infinity War trở thành bộ phim thứ tư vượt mốc 2 tỉ đô la kỳ diệu, và phần tiếp theo sắp tới của nó, Avengers: Endgame, có thể sẽ làm được điều tương tự. Thông tin thú vị: trong năm 2018, Disney kiếm được số tiền khổng lồ 7 tỉ đôla trên toàn thế giới.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Observer


+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.