Trong suốt mùa phim bom tấn hè năm nay, xem ra phim nào phim nấy đều
được làm 3D, bất kể là có đáng hay không. Dám cá, bạn có thể lập luận
rằng hiệu ứng thị giác của Iron Man 3 / Người Sắt 3 hay Star Trek Into Darkness / Star Trek chìm trong bóng tối đáng với phụ phí 3D. Ngược lại, The Great Gatsby (sẽ phát hành ở Việt Nam với tựa Đại gia Gatsby) có lẽ là hơi quá phô trương. Và Fast 6, lẽ ra phải kích thêm chút 3D mới phải. Hay chí ít cũng chiếu định dạng IMAX.
Tuy nhiên, bộ phim 3D kế tiếp của mùa hè này là
Epic (phát hành ở Việt Nam với tựa
Trận hùng chiến xứ sở lá cây), một chuyến phiêu lưu hoạt hình từ Chris Wedge, đạo diễn
Ice Age, với hy vọng nhấn chìm khán giả vào bối cảnh một khu rừng thu nhỏ cho câu chuyện phỏng theo tác phẩm
Leafmen của William Joyce. Trong quá khứ, 3D và hoạt hình đã tay trong tay. Liệu điều đó có xảy ra với
Epic? Hãy mang kính lên và cùng khám phá nào.
Tính phù hợp
Có. Đa phần
Epic diễn ra trong bối cảnh rừng rậm khi nhân vật
chính, M.K. (Amanda Seyfried), bị thu nhỏ còn bằng ngón tay và bị đẩy
vào một sứ mệnh khổng lồ bảo vệ một cánh rừng lâm nguy. Như đã làm với
Ice Age và
Robots,
Wedge dựng lên những cảnh hành động càn lướt, lưu chuyển liên quan đến
những sinh vật mà chúng ta không thường thấy trên màn ảnh rộng: dơi;
chim ruồi; ốc sên; và một con chó ba chân dãi dớt. Wedge đặt các pha
hành động trên nền cảnh quan thiên nhiên nhiên sum xuê, lộng lẫy nổi bật
trong 3D. Nói như người ta vẫn nói thì là 3D khớp như tra bản lề.
Điểm: 4/5Kế hoạch & Công sức
Một lần nữa, những cảnh với M.K. và Leafmen (Người Lá) được thiết kế để
phát huy lợi thế của 3D. Những chiến binh to bằng dấu chấm có một kẻ thù
tự nhiên là Mandrake (Christoph Waltz), một kẻ thích đầu độc khu rừng
khi Bà hoàng Tara (Beyonce) bị chuyển đi. Mâu thuẫn giữa họ lặn hụp khắp
trong khu rừng, kết thúc bằng một cuộc đối đầu căng thẳng với vô số dơi
tìm cách chắn ánh sáng trăng. Wedge quay quét cảnh hành động với chuyển
động đáng ngưỡng mộ (như ông đã làm trong bộ phim bị đánh giá thấp
Robots), và tác giả nghĩ rằng
Epic sẽ mất đi đôi chút tính hùng ca nếu bạn xem những pha hành động này bằng 2D.
Điểm: 4/5Trước màn ảnh
Có rất nhiều hiệu ứng 3D trước màn ảnh trong Epic hơn tác giả trông đợi -
như đã nói trong phần kế hoạch & công sức của đạo diễn Wedge. Những
cái mỏ chim ruồi, cánh chim, mắt ốc sên, thanh kiếm của Người Lá và
những cành câu lủng lẳng đung đưa chỉ là một vài thứ mà tác giả nhớ được
đã nhô ra trước mặt khán giả trong suốt phim
Epic. Nhưng không gì khiến tác giả nhảy dựng lên khỏi ghế cho bằng mũi giáo chọc ra khỏi màn hình trong
Star Trek Into Darkness.
Đó vẫn là màn hiệu ứng “trước màn ảnh” hay nhất đầu mùa phim hè này.
Nhưng có một số thủ thuật quá 'đỉnh' đã trêu ngươi khán giả xem
Epic.
Điểm: 3/5Sâu trong màn ảnh
Cảnh thiên nhiên trong
Epic -- và có rất nhiều – được lợi nhiều
nhất từ tính toán và thực hiện tinh tế hiệu ứng trước màn ảnh. Có một
thế giới phong phú để khám phá khi M.K. gia nhập chiến binh Người Lá trả
thù Bà hoàng Tara. Nhưng ngay từ những cảnh đầu phim, hầu như toàn cảnh
tĩnh về một khu rừng đầy sức sống, tiêu điểm chiều sâu kéo bạn vào thế
giới lộng lẫy của Wedge. Trong buổi lễ Bà hoàng Tara chọn người thừa kế
tự nhiên, ao nước và lá cây cũng diễn như những nhân vật. và chi tiết
tìm thấy trong văn phòng giáo sư Bomba trong một cảnh sau đó sẽ khiến
các bậc cha mẹ phải bận rộn vì chúng đi lướt qua những câu chuyện nền để
tạo nên sự khôi hài ý nhị. Có rất nhiều thứ diễn ra trên phông nền của
Epic, nếu bạn ngừng lại và chú ý kỹ hơn.
Điểm: 4/5Độ sáng
Tính đến việc kính 3D làm mờ ảo, Wedge dàn dựng phần lớn cảnh hành động trong
Epic vào
ban ngày. Ít nhất là như thế trong nửa đầu phim. Buổi lễ của Bà hoàng
Tara và chuyến phiêu lưu đầu tiên của M.K. trong thế giới Người Lá diễn
ra trong ánh sáng tự nhiên ban ngày, cho phép Wedge nhận chìm các cảnh
trong ánh sáng lấp lánh rực rỡ có ích cho hiệu ứng thị giác nổi. Sau đó
chúng ta quay trở về căn cứ trong hang động của một sâu bướm có tên Nim
Galuu (Steven Tyler) và đi vào hang ổ của Boggans… cả hai đều tối tăm
hơn. Và nhờ thiết kế, câu chuyện kết thúc dưới ánh trăng, hồi hộp và
huyền ảo – nhưng làm giảm đi độ sáng tổng thể.
Epic có thể chưa bao giờ được miêu tả là mù mờ, nhưng phim đã thôi nổi bật (từ khía cạnh độ sáng) trong nửa phần sau.
Điểm: 3/5Thử bỏ kính
Khi bỏ kính ra bạn thấy nhòe rất nhiều ở hình ảnh trong Epic. Vì có rất
nhiều cảnh hành động tốc độ nhanh trong phim của Wedge, hiệu ứng 3D
khuyếch đại ứng dụng trong suốt phim, thế nên hình ảnh nhòe nhoẹt khi bỏ
kính cho bạn biết rằng
Epic đã qua được phép thử “Bỏ kính” một cách xuất sắc. Giờ thì, hãy đeo kính trở lên nào!
Điểm: 4/5Sức khỏe khán giả
Đây là điều tác giả thích ở Wedge: khi anh dàn dựng những cảnh hành
động, anh biết cách di chuyển “cameras” với tốc độ của các nhân vật
chính diện. Chúng ta sẽ không phải chịu đựng biên tập cắt xén thường xảy
ra với phim người thật đóng. Dù chúng ta thường xuyên nhào lượn trong
không trung khi
Epic diễn ra, bạn sẽ không thấy say sóng nhờ 3D.
Điểm: 4/5
BẢNG ĐIỂM
|
Tính phù hợp
|
4
|
Kế hoạch và công sức
|
4 |
Trước màn ảnh
|
3 |
Sâu trong màn ảnh
|
4 |
Độ sáng
|
3 |
Thử bỏ kính
|
4 |
Sức khỏe của khán giả
|
4 |
Tổng điểm
|
26 (trên tối đa 35 điểm)
|
Kết luận: Như vẫn thường chỉ ra trong mục
3D hay không 3D này, hiệu ứng hình ảnh có tác dụng rất tốt với thể loại hoạt hình… và
Epic không nằm ngoài quy luật đó. Mặc dù về hiệu ứng trước màn ảnh có thể không bằng
Wreck-It Ralph
hoặc một sản phẩm xuất sắc của Pixar, phim quả có đủ mức cần thiết cho
những cảnh hành động giàu trí tưởng tượng để xứng với khoản phụ phí 3D.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi