Tin tức

Article 20 của Trương Nghệ Mưu đề cao quyền tự vệ chính đáng

26/02/2024

Bình luận của các chuyên gia, quan chức và công chúng về một phim có đề tài phòng vệ chính đáng đã kêu gọi hiểu bản chất của khái niệm luật pháp để ngăn chặn hành vi phạm pháp.

Do Trương Nghệ Mưu đạo diễn, Article 20 lấy tựa theo Điều 20 của Bộ luật Hình sự Trung Quốc, tập trung vào khái niệm pháp lý về quyền tự vệ chính đáng hay gây tranh cãi.

Article 20 có nữ diễn viên Triệu Lệ Dĩnh vào vai một bà mẹ câm điếc. Phim đã dấy lên tranh luận về khái niệm tự vệ chính đáng

Lấy cảm hứng từ những trường hợp tự vệ chính đáng ở đời thực, bộ phim đã thu hút sự chú ý rộng rãi và gây tiếng vang với công chúng cũng như các cơ quan tư pháp trong kỳ nghỉ tết. Phim kêu gọi một cách giải thích các quy định pháp luật và chủ trương chống thỏa hiệp với hành vi phạm pháp.

Theo Bộ luật Hình sự, khi một người, bị tấn công bất hợp pháp, có hành động để bảo vệ quyền, lợi ích của mình hoặc của người khác, và do đó khiến kẻ tấn công bị tổn hại thì người tự vệ sẽ được xem là hành động tự vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong một thời gian, tự vệ chính đáng được xem là một “điều khoản không áp dụng”, do những thách thức trong cách hiểu và ảnh hưởng của quan niệm sai lầm, chẳng hạn như “ai bị thương hoặc bị giết là đúng”.

Mối bận tâm của công chúng chủ yếu tập trung vào các tiêu chí xác định tự vệ chính đáng hay tự vệ quá mức

Nhiều cư dân mạng bình luận rằng ý nghĩa thực sự của luật nên là tăng trách nhiệm đối với người làm sai chứ không phải tạo gánh nặng cho người tốt.

Những vụ việc gần đây cho thấy, đối với những công dân bình thường, tự vệ chính đáng không còn là một điều khoản viển vông nữa.

Luo Xiang, giáo sư luật hình sự nổi tiếng tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, nói trong một bình luận gần đây về phim này rằng công chúng và các quan chức tư pháp nên tránh có quan điểm “thần thánh” hoặc áp dụng lập trường hợp lý nhưng vô bổ. Thay vào đó, họ nên xem xét tình huống mà người tự vệ vướng vào, đồng cảm với quan điểm của người tự vệ và đừng đưa ra những yêu cầu quá mức đối với người tự vệ, Luo Xiang nói.

Phim kêu gọi một cách giải thích các quy định pháp luật và chủ trương chống thỏa hiệp với hành vi phạm pháp

Ji Bingxue, công tố viên của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (SPP), nói trong một bài báo đăng trên tài khoản WeChat của SPP rằng Luật Hình sự đã thiết lập hệ thống tự vệ chính đáng vào năm 1979 để khuyến khích công dân chống tội phạm. Dù có những cải tiến vào năm 1997, hệ thống này vẫn không áp dụng trong một thời gian đáng kể.

Ngoài các điều khoản pháp luật quy định, các vụ việc liên quan đến tự vệ chính đáng thường phức tạp, thiếu nhiều bằng chứng thích đáng, dẫn đến các quyết định đôi khi gây tranh cãi, Ji Bingxue nói. Thêm nữa, các tiền lệ đặt ra trong các vụ án trước đây ảnh hưởng đến việc áp dụng khái niệm tự vệ chính đáng.

Vụ án nổi tiếng ở Côn Sơn, tỉnh Giang Tô, năm 2018 là hồi chuông cảnh tỉnh và thu hút sự chú ý của cơ quan tư pháp về những trường hợp như thế. Ở vụ án đó, cuộc cãi vã về giao thông đã dẫn đến việc người lái xe ô tô cầm dao đối đầu với một người đàn ông khác. Người lái xe ô tô đã thiệt mạng, cảnh sát và công tố viên xác định hành động tự vệ là chính đáng.

Vụ việc liên quan đến tự vệ chính đáng thường phức tạp, thiếu nhiều bằng chứng thích đáng, dẫn đến các quyết định đôi khi gây tranh cãi

Kể từ đó, các công tố viên ở một số nơi ở Trung Quốc đã áp dụng điều khoản tự vệ chính đáng.

Mối bận tâm của công chúng trong những vụ án như thế chủ yếu tập trung vào các tiêu chí xác định tự vệ chính đáng hay tự vệ quá mức. Mối lo ngại về tự vệ chính đáng phản ánh nhu cầu của quần chúng về dân chủ, pháp quyền, công bằng, công lý và an ninh, Ji Bingxue nói, nói thêm rằng nguyên tắc “không thỏa hiệp với hành vi trái pháp luật” phải hướng dẫn các công tố viên trong việc xử lý những vụ án như vậy.

“Cơ quan tư pháp đóng vai trò là pháo đài cuối cùng của xã hội về công bằng và công lý; bất kỳ sự chùn bước nào cũng có nguy cơ làm xói mòn niềm tin của dân chúng”, ông nói.

Cơ quan tư pháp đóng vai trò là pháo đài cuối cùng của xã hội về công bằng và công lý; bất kỳ sự chùn bước nào cũng có nguy cơ làm xói mòn niềm tin của dân chúng

Việc đưa ra các quyết định khác với các tiền lệ truyền thống đòi hỏi sự dũng cảm và trách nhiệm giải trình, các cơ quan tư pháp phải luôn ủng hộ việc tự vệ và can thiệp chính đáng để trao quyền cho công chúng chống lại các hoạt động phi pháp.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily


+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.