Tin tức

Chạy đua để phục chế phim kinh điển Myanmar

12/09/2018

Việc phục chế một bộ phim hành động đen trắng năm 1934, nổi tiếng với các pha nguy hiểm nghẹt thở bao gồm cả một màn trốn thoát trên khinh khí cầu và cảnh đấu súng trong rừng chống lại kẻ trộm gỗ tếch, đã tiếp thêm sinh lực để cứu lấy di sản điện ảnh đang bị hư hại của Myanmar.

Sức sống của bộ phim đầu tiên của Myanmar vẫn còn, Mya Ga Naing (The Emerald Jungle), và sự nổi lên được ca ngợi quốc tế có lẽ không phải là một kỳ công khi nam chính bộ phim tay không đánh thắng cả đàn trăn và toán cướp.

Cảnh trong bộ phim đen trắng Mya Ga Naing năm 1934 của điện ảnh Myanmar đã được phục chế

Điện ảnh một thời hưng thịnh của quốc gia Đông Nam Á này gặp bước lùi lớn khi quân đội cầm quyền 1962 và thực hành kiểm duyệt nghiêm ngặt cùng kinh tế thắt chặt trong 50 năm cai trị.

Khi thời tiết sáng tạo khô héo, sức nóng tàn bạo, mưa xối xả và độ ẩm ngột ngạt của Myanmar đã làm hư hỏng các cuộn phim tinh tế ở một đất nước không có nguồn lực hay bí quyết để lưu trữ chúng đúng cách.

Một số cuộn được tái chế để tiết kiệm tiền và bây giờ chỉ còn lại khoảng một tá phim đen trắng đầu tiên của đất nước này.

Mya Ga Naing, nguyên gốc là một phim câm mà sau này được bổ sung âm nhạc và phụ đề, là bộ phim xưa nhất được tìm thấy cho đến nay.

Nó đã tàn lụi trong kho lưu trữ của nhà nước nhiều thập kỷ trước khi các chuyên gia ở Italia dành một năm cần cù tút lại từng khung hình một, trình chiếu phiên bản đã phục chế vào năm 2016.


Các chuyên gia đã dành hàng trăm giờ đồng hồ tại phòng thí nghiệm của L’Immagine Ritrovata (The Rediscovered Image) ở Bologna loại bỏ mọi vết trầy xước nhỏ và số hóa bằng nhiều nguồn khác nhau bao gồm một số phim được tìm thấy trong kho lưu trữ ở Berlin – một minh chứng cho thấy phim nguyên tác đã đi xa đến đâu.

“Mỗi lần việc phục chế có tiến triển, thì giống như một sự ra đời mới cho bộ phim,” Severine Wemaere, đồng sáng lập của MEMORY Cinema nói, đơn vị này giám sát việc phục chế và gây quỹ từ các nhà tài trợ cho cái nhãn giá 100.000 USD.

“Thật cảm động vì chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi đang ở một đất nước điện ảnh.”

Âm thanh hay màu sắc?

Bộ phim kinh điển này còn chiếu tại các liên hoan ở Singapore, Thái Lan và Thụy Sĩ cũng như tận hưởng việc chiếu thường xuyên tại quê nhà Myanmar.

Khán giả xem phim Mya Ga Naing hay The Emerald Jungle – bộ phim lâu đời nhất của Myanmar vẫn còn tồn tại, do đạo diễn Maung Tin Maung thực hiện năm 1934 – trong lễ khai mạc Liên hoan di sản điện ảnh trong ký ức quốc tế ở Yangon

Một dàn nhạc sống cùng với một suất chiếu cháy vé tại Yangon, trung thành với bản nhạc gốc được thêm vào năm 1954, kết hợp âm nhạc truyền thống địa phương với nhạc jazz phương Tây.

Bộ phim đã đạt được sự ca ngợi quốc tế năm nay sau khi UNESCO trao cho phim một vị trí trong danh sách “di sản tư liệu về ảnh hưởng” của châu Á-Thái Bình Dương - một cử chỉ kính trọng không chỉ dành cho bộ phim mà còn cho truyền thống điện ảnh của Myanmar.

Bộ phim đầu tiên của đất nước này được chiếu vào năm 1920.

Vào những năm 1950, ngành công nghiệp điện ảnh Myanmar đang trong thời hoàng kim với các nhà làm phim Myanmar bơm ra hàng chục phim nhựa mỗi năm.

Pyo Chit Lin hay My Darling, một phim hài năm 1950 được quay trên kinh phí eo hẹp mà đạo diễn Tin Myint phải lựa chọn giữa có tiếng và phim màu

Nhưng câu chuyện đã biến đổi vào nửa sau của thế kỷ 20 khi các nhà cầm quyền quân sự nghiền nát sự sáng tạo và đóng cửa đất nước với ảnh hưởng và công nghệ nước ngoài.

Trong khi gần như tất cả các bộ phim đầu tiên của Myanmar đều bị mất, sự hồi sinh thành công Mya Ga Naing đang thúc đẩy một phong trào bảo tồn những gì còn lại.

Bộ phim tiếp theo được phục chế năm 2017 là Pyo Chit Lin (My Darling), một phim hài năm 1950 được quay trên kinh phí eo hẹp mà đạo diễn Tin Myint phải lựa chọn giữa có tiếng và phim màu.

Ông đã chọn cái thứ hai - làm cho nó trở thành bộ phim màu đầu tiên được biết đến của đất nước Myanmar.

Mỗi giây phút đều đáng giá

Ảnh chụp ngày 12/4/2018: khách tham quan xem những tư liệu điện ảnh kinh điển trưng bày tại triển lãm di sản điện ảnh Myanmar tại tòa nhà chính phủ cũ ở Yangon

Nhà làm phim đương đại Myanmar Maung Okkar đang đóng vai trò chính trong nỗ lực cứu vãn các tác phẩm kinh điển của đất nước.

Một số ít có thể được lưu trữ tốt hơn - nhà làm phim 31 tuổi này mang dòng máu điện ảnh khi cả cha và ông nội anh đều là các đạo diễn nổi tiếng.

Trong năm 2012, Maung Okkar kinh hoàng nhận ra một số cuộn phim gốc của gia đình anh đã bị hư hỏng không thể sửa chữa trong khi những cuốn phim khác đang dần dần phân rã trong phòng kho của anh.

“Một số bộ phim không thể phục chế và, đối với tôi, như thể tôi đã mất bố hoặc mẹ mình,” anh nhớ lại.

“Tôi đã biết có những bộ phim cũ khác không được chăm sóc đúng cách và quyết định tự mình làm lấy.”

Nhà làm phim Myanmar đương đại Maung Okkar đang đóng vai trò chính trong nỗ lực cứu lấy những bộ phim kinh điển của đất nước anh

Sau khi được đào tạo kỹ thuật phục chế và lưu trữ ở Ý, anh đã khởi động “Cứu lấy điện ảnh Myanmar" vào năm 2017 cùng với một nhóm các nhà làm phim.

Khẩu hiệu của họ là “Mỗi giây đều đáng giá!” và mục đích là tìm kiếm và bảo tồn nhiều cuộn phim cũ và các đạo cụ điện ảnh khác - bao gồm máy ảnh, máy chiếu và áp phích phim – càng nhiều càng tốt.

Khoảng 2.000 người đã xem một cuộc triển lãm và chiếu phim do nhóm tổ chức vào tháng 5 tại tòa nhà quốc hội cổ kính cũ ở Yangon, và các kế hoạch đang được tiến hành để phục chế bộ phim thứ ba.

Đồng hồ đang gõ, với tất cả những bộ phim còn sống sót vẫn chất đống trong các hộp thiếc trong tòa nhà lưu trữ đổ nát ở Yangon.

Điều hòa không khí suốt ngày đêm là một cải thiện so với quá khứ nhưng nhiệt độ ở 16 độ C vẫn còn cao hơn mức tối ưu 4 C.

Nữ diễn viên Grace Swe Zin Htaik (trái) tại một diễn đàn trong Liên hoan di sản điện ảnh

Nữ diễn viên Grace Swe Zin Htaik, 65 tuổi, đóng vai chính trong nhiều bộ phim lớn nhất của Myanmar thập niên 1970 và 1980 và đang đảm đương thách thức tổ chức kỷ niệm 100 năm sắp tới của ngành công nghiệp điện ảnh của đất nước.

“Mọi người ở đất nước này không biết những bộ phim cũ giá trị thế nào,” bà nói một cách thất vọng trong khi theo lần tay dọc theo những chiếc kệ đổ nát, nơi trú ngụ của tàn dư di sản điện ảnh của đất nước.

“[Thông qua] phim cũ chúng ta có thể thấy lịch sử của chúng ta, chúng ta có thể nhìn thấy nền văn hóa của chúng ta, chúng ta có thể thấy bản sắc và giá trị của chúng ta.”

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times


+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.