Tin tức

Chiến tranh Triều Tiên trên phim Hàn

08/07/2022

Chiến tranh Triều Tiên và tình hình hậu chiến đã sản sinh nhiều phim đủ thể loại nhưng các nhà phê bình đặt câu hỏi liệu điều này có bền vững lâu dài hay không.

Chiến tranh Triều Tiên nổ ra cách đây 72 năm vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, là một thảm kịch chia cắt Bán đảo Triều Tiên thành hai miền, sự phân chia vẫn còn cho đến ngày nay.

Taegukgi: The Brotherhood of War (2004), thu hút hơn 11,7 triệu khán giả đến xem, là một trong những bộ phim mang tính biểu tượng nhất về Chiến tranh Triều Tiên

Không có gì ngạc nhiên khi chiến tranh và tình hình hậu chiến ở Hàn Quốc đã trở thành chủ đề chung của nhiều bộ phim thuộc nhiều thể loại.

Hầu hết phim liên quan đến Chiến tranh Triều Tiên đều có xu hướng nghiêm túc và hướng tới việc thể hiện những khó khăn mà con người phải đối mặt trong và sau chiến tranh.

Sử thi chiến tranh đầy tham vọng của Hàn Quốc Taegukgi: The Brotherhood of War (2004), thu hút hơn 11,7 triệu khán giả đến xem, là một trong những bộ phim mang tính biểu tượng nhất về Chiến tranh Triều Tiên.

Hai ngôi sao hàng đầu của Hàn Quốc — Jang Dong Gun và Won Bin — kể câu chuyện về hai anh em nhập ngũ vào Quân đội Hàn Quốc khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ.

As One miêu tả đội tuyển Triều Tiên Thống nhất đầu tiên sau chiến tranh đã giành được huy chương vàng đồng đội nữ tại Giải vô địch bóng bàn thế giới năm 1991 ở Chiba, Nhật Bản

Một phim khác, phim thể thao As One của đạo diễn Moon Hyun Sung, dựa trên sự kiện có thật xảy ra hàng thập kỷ sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc trong một hiệp định đình chiến.

Phim miêu tả đội tuyển Triều Tiên Thống nhất đầu tiên sau chiến tranh đã giành được huy chương vàng đồng đội nữ tại Giải vô địch bóng bàn thế giới năm 1991 ở Chiba, Nhật Bản.

Một số nhà làm phim không ngại sử dụng tối đa quyền sáng tạo của họ, mặc dù những tác phẩm chiến tranh nghiêng nhiều hơn về khía cạnh tưởng tượng là rất hiếm.

Secretly, Greatly, thu hút hơn 6,9 triệu người xem và có sự góp mặt của trai đẹp quốc dân Kim Soo Hyun, có ba điệp viên trẻ, hấp dẫn của Triều Tiên cải trang thành một nhạc sĩ nhạc rock, một học sinh trung học và một thanh niên thiểu năng, ở Hàn Quốc.

Secretly, Greatly, thu hút hơn 6,9 triệu người xem, có ba điệp viên trẻ, hấp dẫn của Triều Tiên cải trang thành một nhạc sĩ nhạc rock, một học sinh trung học và một thanh niên thiểu năng, ở Hàn Quốc

Bộ phim dựa trên loạt webtoon Convertness nổi tiếng năm 2010 của họa sĩ Hun.

Yêu thích nhất mọi thời đại của khán giả Hàn Quốc?

Chiến tranh Triều Tiên và tình hình thời hậu chiến không chỉ là nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim mà còn là chủ đề hấp dẫn đối với khán giả Hàn Quốc.

Silmido của đạo diễn Kang Woo Suk, thể hiện căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên sau Chiến tranh Triều Tiên, là phim Hàn Quốc đầu tiên thu hút hơn 10 triệu lượt xem trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc khi ra mắt năm 2003.

Bộ phim kể về một nhóm đặc biệt gồm 31 kẻ bị xã hội ruồng bỏ, bao gồm cả tội phạm tử hình và tù chung thân, được thành lập để ám sát lãnh đạo Triều Tiên.

Silmido của đạo diễn Kang Woo Suk, thể hiện căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên sau Chiến tranh Triều Tiên, là phim Hàn Quốc đầu tiên thu hút hơn 10 triệu lượt xem trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc khi ra mắt năm 2003

Ode to My FatherTaegukgi: The Brotherhood of War đã trở thành những phim ăn khách ở phòng vé, thu hút hơn 10 triệu lượt người xem.

Gần đây nhất, Escape from Mogadishu của đạo diễn Ryoo Seung Wan, kể câu chuyện các nhà ngoại giao hai miền Triều Tiên buộc phải hợp tác để thoát khỏi cuộc nội chiến ở Somalia, cũng trở thành bộ phim được xem nhiều nhất năm ngoái khi bán được hơn 3 triệu vé, bất chấp đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, khai thác Chiến tranh Triều Tiên hoặc xung đột liên Triều như nguồn cung cấp chất liệu không phải lúc nào cũng đảm bảo thành công phòng vé.

Steel Rain 2: Summit của Yang Woo Suk, trong đó các nhà lãnh đạo của hội nghị thượng đỉnh hòa bình thảo luận về các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên bị bắt làm con tin, chỉ bán được 1,8 triệu vé và không hòa vốn.

Escape from Mogadishu của đạo diễn Ryoo Seung Wan, kể câu chuyện các nhà ngoại giao hai miền Triều Tiên buộc phải hợp tác để thoát khỏi cuộc nội chiến ở Somalia

Một số khán giả Hàn Quốc cho biết họ không muốn xem những phim như vậy vì cách kể chuyện theo công thức.

“Không có người chiến thắng thực sự trong một cuộc chiến và tất cả mọi người đều thua. Vì vậy, đôi khi xem những bộ phim ám chỉ một bên thắng thấy rất khó chịu,” Park Hye Rim, ở độ tuổi 30, nói với Korea Herald. “Ngoài ra, một số phim về hai miền Triều Tiên bị chia cắt toàn lấy nước mắt, tôi cảm thấy mệt mỏi khi xem những phim đó.”

Một người xem phim khác, Yoon Si Yoon, nói rằng chúng “hơi sáo rỗng”.

“Họ có kiểu hình thể hiện xung đột giữa hai miền Triều Tiên và sau đó nhấn mạnh chúng ta là một. Tôi sẵn sàng xem những bộ phim liên quan đến Chiến tranh Triều Tiên nếu chúng có cốt truyện mới,” cô gái 28 tuổi nói.

Steel Rain 2: Summit của Yang Woo Suk, trong đó các nhà lãnh đạo của hội nghị thượng đỉnh hòa bình thảo luận về các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên bị bắt làm con tin, chỉ bán được 1,8 triệu vé và không hòa vốn

Một người hâm mộ điện ảnh ở độ tuổi 20 cho biết anh thích những phim chiến tranh của Hollywood như Hurt LockerZero Dark Thirty.

“Theo tôi, những phim đó thực tế hơn và có cách tiếp cận ít cảm xúc hơn so với phim Hàn Quốc. Tôi hy vọng có thể xem những bộ phim về Chiến tranh Triều Tiên giống như vậy,” Shin Seung Min nói.

Giới hạn kể chuyện

Giới phê bình Hàn Quốc không kỳ vọng sẽ thấy nhiều phim liên quan đến Chiến tranh Triều Tiên trong tương lai gần.

“Có những giới hạn kể chuyện. Thật khó tạo ra nội dung mới nguyên bằng cách sử dụng nguồn này,” nhà phê bình văn hóa Ha Jae Kun nói.

Nhà phê bình văn hóa Jung Deok Hyun cũng đồng ý.

Ode to My Father ăn khách ở phòng vé

“Không có nhiều chỗ cho trí tưởng tượng,” Jung nói. “Tương tự nội dung liên quan đến thời kỳ Nhật Bản đô hộ.”

Jung Deok Hyun giải thích vì đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị và có những nạn nhân Chiến tranh Triều Tiên còn sống.

Trên hết, nhà phê bình phim Hwang Young Mee nói cụ thể là phim về Chiến tranh Triều Tiên khó thực hiện hơn khi ngành công nghiệp điện ảnh toàn thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

“Lúc này rất khó làm phim quy mô lớn. Ví dụ, trong phim chiến tranh, phải có những cảnh nổ bom, tốn kém rất nhiều,” Hwang nói. “Phim chiến tranh về cơ bản tốn quá nhiều chi phí, vì vậy có thể trong hai đến ba năm tới, sẽ rất khó thấy những bộ phim quy mô lớn như Escape from Mogadishu được làm.”

Trong phim chiến tranh, phải có những cảnh nổ bom, tốn kém rất nhiều, vì vậy có thể trong hai đến ba năm tới, sẽ rất khó thấy những bộ phim quy mô lớn như Escape from Mogadishu (ảnh) được làm

Thu hút khán giả toàn cầu

Vì phim Hàn đang trở nên phổ biến trên thị trường toàn cầu, nên liệu phim Chiến tranh Triều Tiên có thể thu hút khán giả bên ngoài Hàn Quốc hay không đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng đối với các nhà sản xuất.

Nhà phê bình văn hóa Jung nói rằng phim về Chiến tranh Triều Tiên chắc chắn có thể thu hút khán giả toàn cầu.

“Khán giả bên ngoài Hàn Quốc — đặc biệt là khán giả Nhật Bản — chắc chắn quan tâm nhiều đến các vấn đề liên quan Triều Tiên. Họ có thể nhạy cảm với vấn đề hơn người Hàn Quốc. Những phim bộ truyền hình như Hạ cánh nơi anh thành công ở Nhật Bản cũng cho thấy mức độ quan tâm của họ đến chủ đề này,” Jung nói.

Theo Hwang, Triểu Tiên và tên lửa hạt nhân của họ tiếp tục khiến người châu Âu và người Mỹ lo lắng.

“Chúng đều thành tin tức hàng đầu,” Hwang nói. “Vì vậy, tôi không nghĩ đó là một chủ đề không phù hợp cho thị trường toàn cầu.”

Khán giả bên ngoài Hàn Quốc — đặc biệt là khán giả Nhật Bản — chắc chắn quan tâm nhiều đến các vấn đề liên quan Triều Tiên. Hạ cánh nơi anh (ảnh) thành công ở Nhật Bản cũng cho thấy mức độ quan tâm của họ đến chủ đề này

Tuy nhiên, Hwang nói thêm rằng điều quan trọng hơn đối với thành công của các bộ phim liên quan đến Chiến tranh Triều Tiên trên thị trường toàn cầu là chất lượng chứ không chỉ chủ đề.

“Cốt truyện chặt chẽ, nhân vật (hấp dẫn) và cách nhà làm phim đạo diễn tốt quan trọng hơn,” cô nói thêm.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Herald


+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.