Trong số rất nhiều tác phẩm giải trí yêu nước ra mắt ở Trung Quốc năm nay kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, The Battle at Lake Changjin là
tác phẩm thành công nhất, với doanh thu phòng vé phi mã, bổ sung thêm
một khoản rất cần thiết cho phòng vé nội địa đang ế ẩm mấy tháng qua.
Khán giả khen ngợi bộ phim lấy bối cảnh chiến tranh Triều Tiên do Trần
Khải Ca, Lâm Siêu Hiền và Từ Khắc làm đạo diễn đã khắc họa mạnh mẽ chủ
nghĩa anh hùng.
Cảnh trong phim The Battle at Lake Changjin (2021) của ba
đạo diễn Hồng Kông Trần Khải Ca, Từ Khắc và Lâm Siêu Hiền. Cho đến nay,
phim đã thu về 527 triệu đôla ở phòng vé ở Trung Quốc
|
Trận chiến ở Hồ Trường Tân, miêu tả một chương tàn khốc nổi
tiếng với tên gọi Chiến dịch Hồ Trường Tân trong chiến tranh Triều Tiên
từ năm 1950 đến năm 1953, đã thu về 3,4 tỉ nhân dân tệ (527 triệu đôla)
cho đến nay.
Các nhà phê bình cho rằng thành công mới nhất này
của Lâm Siêu Hiền và Từ Khắc sẽ đẩy nhanh hơn nữa xu hướng tuyển dụng
đạo diễn Hồng Kông để thêm gia vị cho giải trí yêu nước của Trung Quốc.
Giáo
sư Diệp Nguyệt Du, giám đốc Trung tâm Công nghiệp Điện ảnh và Sáng tạo
tại Đại học Lĩnh Nam Hồng Kông, nói rằng trong mắt cô, các đạo diễn Hồng
Kông là những người giỏi nhất châu Á có thể giúp thể loại phim này trở
nên đại chúng hơn. Cô nói: “Họ đưa sự hài hước và các giá trị phong cách
bổ sung cho loại phim này.”
Từ Khắc đã sử dụng các yếu tố điện ảnh phổ biến như tinh thần hiệp sĩ để đóng gói The Take of Tiger Mountain (2014)
|
Ngô Quốc Khôn, phó giáo sư tại Học viện Điện ảnh của Đại học Baptist
Hồng Kông, cho biết chuyên môn làm phim hành động và tội phạm của các
đạo diễn Hồng Kông có thể giúp các tác phẩm yêu nước của Trung Quốc trở
nên thú vị hơn.
“Các đạo diễn Hồng Kông biết cách xử lý yếu tố
tuyên truyền cần thiết, để chúng [được tiết lộ] ở phần cuối,” anh nói.
Ngô Quốc Khôn chỉ ra rằng Từ Khắc đã sử dụng các yếu tố điện ảnh phổ
biến như tinh thần hiệp sĩ để đóng gói
The Take of Tiger Mountain
(2014), là một tụng ca sự lãnh đạo của giai cấp vô sản Trung Quốc trong
việc đánh bại quân thổ phỉ ở đông bắc Trung Quốc năm 1946.
“Lưu
Vỹ Cường, rất thành thạo thể loại phim bộ ba, có thể được tuyển dụng để
làm phim kinh dị về điệp viên của Trung Quốc,” Ngô Quốc Khôn nói thêm.
Một số phim Trung Quốc với chủ đề yêu nước do các nhà làm phim Hồng Kông đạo diễn đã chiến thắng ở phòng vé.
The Rescue (2020), kể về công việc của đội cứu hộ biển trong lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc, đã đánh bại bom tấn Hollywood Wonder Woman 1984 trở thành quán quân phòng vé mùa Giáng sinh ở Trung Quốc
|
Operation Mekong (2016) của Lâm Siêu Hiền, kể về cảnh sát Trung Quốc bắt giữ những kẻ buôn ma túy Đông Nam Á, thu về 1,2 tỉ nhân dân tệ.
The Rescue (2020), kể về công việc của đội cứu hộ biển trong lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc, đã đánh bại bom tấn Hollywood
Wonder Woman 1984 trở thành quán quân phòng vé mùa Giáng sinh ở Trung Quốc. Bộ phim thể thao
Leap (2020) của Trần Khả Tân về đội tuyển bóng chuyền nữ Olympic của Trung Quốc đã thu về 800 triệu nhân dân tệ.
Đạo
diễn điện ảnh Hồng Kông Cao Chí Sâm, đang ở Bắc Kinh chỉ đạo phim nhạc
kịch yêu nước, nói rằng hợp tác sáng tạo giữa Hồng Kông và Trung Quốc là
đôi bên cùng có lợi.
Ông nói: “Môi trường kinh tế ảm đạm hiện nay ở Hồng Kông có nghĩa là không thể sản xuất phim kinh phí lớn.”
Lần
đầu tiên được mời đến Trung Quốc để sản xuất phim nhạc kịch ở Quảng
Châu cách đây hai năm, Cao Chí Sâm cho biết những nhà sáng tạo Hồng Kông
như ông được săn đón vì họ rất thành thạo trong giao thoa văn hóa
Đông-Tây: “Chúng tôi có thể kết hợp và đóng gói lại cả truyền thống và
hiện đại.”.
Đạo diễn Hồng Kông Cao Chí Sâm đang ở Bắc Kinh để đạo diễn phim nhạc kịch yêu nước Goodfellas in 15 Days
|
Sẽ ra mắt tại Bắc Kinh vào ngày 22 tháng 10, phim nhạc kịch
Goodfellas in 15 Days của Cao Chí Sâm do ông viết kịch bản dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Mã Bá Dung, tác giả của
The Longest Day in Changan / Trường An 12 canh giờ đã được chuyển thể thành phim bộ truyền hình cùng tên cực kỳ ăn khách năm 2019.
Goodfellas in 15 Days
miêu tả một hoàng tử từ triều đại nhà Minh của Trung Quốc, phải chạy
trốn giữ mạng theo Kênh Hàng Đại Vận Hà từ Hàng Châu đến Bắc Kinh. Khi
tận mắt chứng kiến hoàn cảnh của người dân sống dọc theo con kênh, khiến
anh quyết tâm trở thành một vị hoàng đế nhân từ với mục tiêu cải thiện
sinh kế của dân thường trong tương lai.
Cao Chí Sâm nói ông phải
xử lý khéo léo các chủ đề yêu nước để phù hợp với sứ mệnh thúc đẩy sự tự
tin về văn hóa của Trung Quốc trên trường quốc tế. Để làm được điều
này, ông nhấn mạnh hơn vào việc miêu tả và khắc họa tính cách của con
người trong vở nhạc kịch.
Củng Lợi (trái) và Chu Đình trong Leap
|
Trong khi ngày càng có nhiều đạo diễn Hồng Kông đi về phía bắc để thực
hiện các tác phẩm “giai điệu chủ đạo”, giáo sư Diệp cho biết họ phải đối
phó với sự kiểm duyệt nghiêm ngặt, cả tiền sản xuất và hậu kỳ. “Bản cắt
cuối cùng của bộ phim nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.”
Lưu Vỹ Cường, đạo diễn của
Vô gian đạo, nói với tuần báo
Yazhou Zhoukan
năm 2003 rằng ông phải thực hiện hai đoạn kết cho bộ phim để có thể
vượt qua các nhà kiểm duyệt Đại lục. Tuy nhiên, Cao Chí Sậm nói ông chưa
bao giờ gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến kiểm duyệt ở Trung Quốc.
“Nhiều
phim nhạc kịch Hồng Kông của tôi đã thực hiện các buổi chiếu lưu động
khắp Trung Quốc trong nhiều năm. Tất cả những phim đó, phiên bản chiếu ở
Hồng Kông và Trung Quốc đều giống nhau.”
Ông hy vọng các tác
phẩm yêu nước, “giai điệu chủ đạo” có sự tham gia của các đạo diễn Hồng
Kông có thể giúp kéo Hồng Kông và Trung Quốc đến gần nhau hơn.
Đạo diễn điện ảnh Hồng Kông Lưu Vỹ Cường
|
“Người trẻ Hồng Kông không đón nhận các tác phẩm ‘giai điệu chủ đạo’
[không giống như trang lứa của họ ở Đại lục]. Tôi hy vọng sự tham gia
của chúng tôi vào các phim này có thể giúp mở rộng tầm nhìn nghệ thuật
của giới trẻ Hồng Kông.”
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post