Phim mới nhất của đạo diễn Tây Tạng Pema Tseden là câu chuyện về sự hối lỗi trong bối cảnh của khu bảo tồn thiên nhiên Hy Nhĩ.
Nói nhỏ nhẹ, mang kính và thường trầm tư, đạo diễn Pema Tseden trông như
một học giả hơn là nhà làm phim, song bao năm ông say mê kể những câu
chuyện về cuộc sống Tây Tạng theo phong cách tiên tiến riêng.
Phim kể câu chuyện ẩn dụ về một người lái xe tải tên Jinpa vô tình đụng chết một con cừu
|
Do nhà làm phim biểu tượng người Hồng Kông Vương Gia Vệ làm điều hành sản
xuất, tác phẩm mới nhất của Pema Tseden và là phim truyện thứ sáu
Jinpa đã ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Bắc Kinh lần thứ 9 vừa qua và phát hành đại trà ở Đại lục vào ngày 26/4.
Cũng là tác phẩm thứ hai của Pema Tseden phát hành rạp,
Jinpa
nhận được ngợi khen quốc tế rộng khắp, được minh chứng bằng giải kịch
bản hay nhất tại chương trình Orizzonti (Horizons) của Liên hoan phim
quốc tế Venice lần thứ 75 vào tháng 9 năm ngoái.
Lấy bối cảnh Khu
bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hy Nhĩ, có độ cao trung bình khoảng 5.000
mét, phim kể câu chuyện ẩn dụ về một người lái xe tải tên Jinpa vô tình
đụng chết một con cừu. Sau đó anh cho một người cùng tên quá giang,
người này đang trên đường đi trả thù cho cái chết của cha mình.
Phim chuyển thể từ hai tiểu thuyết. Một là
The Slayer của tác giả người Tây Tạng Tsering Norbu, và tác phẩm còn lại là câu chuyện của chính Pema Tseden,
I Ran Over a Sheep.
Sau đó anh cho một người quá giang cùng tên, đang trên đường đi trả thù cho cái chết của cha mình
|
“Khi tôi đọc
The Slayer trên
Selected Stories (một tạp
chí nguyệt san xuất bản các tác phẩm văn học), tôi bị mê hoặc bởi câu
chuyện và cách trả thù của nhân vật chính,” Pema Tseden cho
China Daily biết.
Song
The Slayer, chỉ có vài ngàn từ, quá ngắn để chuyển thể thành một phim truyện dài.
“Bối cảnh diễn ra trên đường đi, nhân vật chính là tài xế xe tải. Vì thế, tiểu thuyết gợi tôi nhớ đến
I Ran Over a Sheep của mình, cũng mang chủ đề về sự chuộc lỗi và giải thoát. Vì thế, tôi kết hợp hai câu chuyện lại và cho ra kịch bản
Jinpa,” ông nói.
Giống như hầu hết các phim nghệ thuật, có đủ tiền để khởi quay là thách thức chính.
Bối cảnh diễn ra trên đường đi
|
Ý tưởng phim được thai nghén lần đầu vào năm 2000, song Pema Tseden phải
chật vật gọi vốn đủ để làm vào năm 2017, khi Jet Tone Films, hãng phim
của Vương Gia Vệ, đồng ý đầu tư và sản xuất phim này.
Pema
Tseden nói Vương Gia Vệ liên tục thảo luận với ông khi họ trau chuốt
kịch bản, và đề nghị thêm ngạn ngữ Tây Tạng để làm cho câu chuyện thần bí này
trở nên dễ hiểu hơn.
“Nếu tôi kể bạn nghe giấc mơ của tôi, có thể
bạn sẽ quên nó. Nếu tôi làm theo giấc mơ của tôi, có thể bạn sẽ nhớ
nó,” vị đạo diễn thầm thì câu ngạn ngữ mà khán giả có thể nghe được
trong trailer.
Thú vị thay, nhân vật chính lái xe tải mang kính
gần như xuyên suốt phim, gợi nhớ vẻ ngoài đặc trưng của Vương Gia Vệ. Vị
đạo diễn nổi tiếng chưa bao giờ xuất hiện trước công chúng mà không
mang kính.
Nhân vật chính lái xe tải mang kính gần như xuyên suốt phim, gợi nhớ vẻ ngoài đặc trưng của Vương Gia Vệ
|
“Mang kính râm là một cách quan trọng để phản ánh cảm xúc nhân vật. Mặc
dù chi tiết này chẳng liên quan gì đến Vương Gia Vệ, song khán giả có
thể suy đoán đây là lời tri ân gửi đến ông,” Pema Tseden nói.
Là
một sự kết hợp giữa những cảnh màu và trắng đen, bộ phim thời lượng 87
phút này được chiếu với tỷ lệ khung hình 4:3, tương tự như định dạng
tivi cũ nhưng vuông hơn màn bạc ngày nay.
“Tỷ lệ này phù hợp với
không khí của câu chuyện mà chúng tôi muốn mang đến một chất lượng có
tính thử nghiệm và tiên phong,” Pema Tseden giải thích.
Pema
Tseden nổi tiếng trước hết là một tiểu thuyết gia vào đầu những năm 1990
song sau đó chuyển hướng tập trung vào điện ảnh với tác phẩm đạo diễn
đầu tay
The Silent Holy Stones năm 2006. Hầu hết phim của ông dựa trên tiểu thuyết của mình hoặc tự viết kịch bản.
Đạo diễn Pema Tseden tại sự kiện ra mắt phim trước khi phát hành rạp đại trà ở Đại lục
|
Nhờ những phim đoạt giải thưởng bao gồm
Old Dog (2011) và
Tharlo
(2015), Pema Tseden được xem là một trong những đạo diễn đầy hứa hẹn từ
“làn sóng mới Tây Tạng”, nhóm những nhà làm phim mới nổi trong thập kỷ
qua.
Nói về sự kiên trì của mình với phim nghệ thuật và đấu tranh
không ngừng để được công nhận ở thị trường, ông nói: “Ở tuổi này,
tôi chỉ muốn tiếp tục làm những gì mình muốn. Có thị trường ngách cho
phim nghệ thuật. Song bạn có thể thấy những thay đổi đang diễn ra, vì
phim nghệ thuật ngày càng thu hút nhiều khán giả.”
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily