Cuộc chiến giữa hai quái vật mang tính biểu tượng đã bị soán ngôi ở
Trung Quốc bởi bộ phim nội địa kể về cái chết của cha mẹ một cô gái trẻ và tiết lộ khuynh hướng trọng nam sâu sắc trong nhiều gia đình Trung
Quốc.
My Sister khởi chiếu vào ngày 2 tháng 4 và thu về 450 triệu nhân dân tệ (69 triệu USD), đứng đầu phòng vé Trung Quốc
|
Bộ phim có tựa đề
My Sister, đã thu về 450 triệu nhân dân tệ (69 triệu USD) kể từ khi khởi chiếu vào ngày 2 tháng 4, vượt qua bom tấn
Godzilla vs. Kong đứng đầu phòng vé Trung Quốc hiện nay, theo Maoyan, trang theo dõi doanh thu phòng vé.
Phim
kể về cô gái tên An Nhiên, do nữ diễn viên Trương Tử Phong thủ vai,
chịu áp lực phải nuôi nấng em trai sau khi cha mẹ họ qua đời. Phim đã
dấy lên cuộc thảo luận khắp quốc gia về văn hóa gia trưởng của Trung
Quốc và khuynh hướng thích con trai của hầu hết các bậc cha mẹ.
Trong
phim, khán giả dần dần biết được những khó khăn của An Nhiên, chẳng hạn
như phải giả tàn tật để cha mẹ cô có thể được chính quyền cho phép sinh
con thứ hai trong những năm trước khi Trung Quốc dỡ bỏ chính sách một
con vào năm 2015.
My Sister kể về một cô gái trẻ đau khổ vật vã với cái chết của cha mẹ và gánh vác trách nhiệm chăm sóc em trai mình
|
Phim do hai người phụ nữ là đạo diễn An Nhược Hân và biên kịch Du Hiểu
Dĩnh thực hiện. Cả hai đều đã tìm tòi về bản sắc gia đình Trung Quốc
trong các tác phẩm trước đây của họ.
Biên kịch Du Hiểu Dĩnh nói với
The Beijing News
rằng, mặc dù cô là con một, nhưng ý tưởng cho bộ phim bắt nguồn từ
những trải nghiệm mà bạn bè cô chia sẻ khi Trung Quốc cho phép sinh con
thứ hai vào năm 2015.
“Tôi thấy có rất nhiều xung đột và đấu tranh trong những gia đình này, tôi muốn tìm hiểu xem tại sao,” cô nói.
Cô
nói nhân vật An Nhiên, đang bắt đầu sự nghiệp y tá, bị mâu thuẫn bởi
mong muốn theo đuổi cuộc sống của riêng mình trong khi vẫn cần sự hỗ trợ
về tinh thần sau cái chết của cha mẹ cô.
My Sister đã vượt qua Godzilla vs. Kong trở thành phim đứng đầu phòng vé Trung Quốc
|
Khi An Nhiên vật lộn với việc có nên bỏ qua đại gia đình của mình và
theo đuổi sự độc lập hay không, khán giả ở trong cảm xúc lẫn lộn vừa yêu
vừa bực, nhận ra quyết định của nhân vật chính có thể không rõ ràng.
Bộ
phim đã kích hoạt một cuộc thảo luận sôi nổi của công chúng, với chủ đề
này có hơn 320 triệu lượt xem trên Weibo, dịch vụ tương tự như Twitter
của Trung Quốc, tính đến ngày 6/4.
Nhiều người dùng bày tỏ sự đồng cảm với An Nhiên, nói rằng họ có những trải nghiệm tương tự trong quá trình lớn lên.
Một
người bình luận trên Douban, mạng xã hội tập trung vào các cuộc thảo
luận về giải trí, cho biết cô từng giả ốm để bố mẹ có thể được phép sinh
con trai.
Đạo diễn An Nhược Hân cho biết My Sister dựa trên những trải nghiệm bạn bè chia sẻ
|
“Tôi là một người chị tương tự, cuộc đời đã thay đổi vì sự ra đời của
một đứa em trai… Tôi đã sống những cảnh tương tự và những câu thoại y
như trong phim. Thật là ngột ngạt,” cô viết.
Bộ phim đã thu hút ý
kiến từ các học giả nổi tiếng, chẳng hạn như Li Yinhe, nhà xã hội học
tiên phong nghiên cứu về giới và vai trò giới ở Trung Quốc. Trong một
bài dài đăng trên Weibo, cô miêu tả bộ phim là “một tác phẩm sâu sắc dựa
trên thực tế xã hội thuyết phục.”
Li cho biết bên cạnh vấn đề
bất bình đẳng giới, phim còn khai thác mâu thuẫn giữa lòng hiếu thảo và
chủ nghĩa cá nhân trong xã hội hiện đại hóa.
“Nên nó trở thành
một tình thế tiến thoái lưỡng nan của Hamlet… chúng ta nên theo đuổi các
giá trị cá nhân, hay hy sinh cho gia đình? Bộ phim đã đặt nhân vật
chính của nó vào một cuộc xung đột dữ dội giữa đạo đức và tình cảm, kích
thích suy nghĩ,” cô viết.
Nhiều người nói trên mạng rằng họ đã có trải nghiệm tương tự như An Nhiên trong My Sister
|
Bộ phim cũng là một bữa tiệc ra mắt cho An Nhược Hân và Du Hiểu Dĩnh,
chưa được biết những người xem phim chủ lưu biết đến trước
My Sister.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post