Quyền động vật có thể không phải là ưu tiên hàng đầu trong các vấn đề xã
hội của Hàn Quốc, cũng như nhiều người Hàn Quốc không được trang bị
thông tin đầy đủ về vật nuôi hay có kinh nghiệm nuôi thú cưng. Có lẽ
điều này bắt nguồn từ thực tế là phần đông dân số Hàn Quốc sống tại các
thành phố và các khu vực thường không tiện để nuôi chó mèo. Bộ phim nêu
bật một số vấn đề xã hội đang tồn tại có liên quan tới vật nuôi, tập
trung chủ yếu vào tình trạng bỏ rơi con vật, sự thờ ơ của xã hội, đánh
giá thấp về vật nuôi và cả những trải nghiệm của con người với chúng.
Poster phim Sorry, Thanks
Bốn đạo diễn tham gia dự án này là Lim Soon Rye, Oh Jeom Gyoon, Park
Heung Sik và Song Il Gon. Được biết các nhà làm phim này đều tham gia
các tổ chức bảo vệ quyền động vật, vì vậy bộ phim là một nỗ lực nhằm
tăng cường nhận thức về vấn đề bỏ rơi vật nuôi bằng cách đề cập đến các
khía cạnh nhận thức của xã hội và sự đối đãi với thú cưng.
Một
trong những khía cạnh này đó là vấn đề tập quán, loài mèo thường được
nhìn nhận như một giống loài khó chịu và báo hiệu những điềm không may.
Phim ngắn
Catty Kiss của Lim Soon Rye nói về một cô gái trẻ tận
tâm chăm sóc những chú mèo hoang gần nhà. Cô lẻn ra khỏi nhà vào buổi
đêm và mang thức ăn, nước uống đến cho chúng. Cô cũng cố gắng bắt được
chúng để "triệt sản" (nhằm tránh sinh thêm mèo hoang) và chữa bệnh cho
chúng.
Cô gái đã đấu tranh với quan niệm của cộng đồng về loài
mèo, mà rào cản lớn nhất chính là cha cô, một người rất truyền thống và
xưa nay không có mối dây tình cảm nào với thú nuôi. Thực tế là người lớn
tuổi ở Hàn Quốc không chấp nhận thú nuôi như những người trẻ.
Một lý do thường gặp khác khiến thú nuôi bị bỏ rơi đó là các gia đình
trẻ thường nuôi chó mèo, nhưng cả thèm chóng chán hoặc đổ cho việc hoàn
cảnh không cho phép. Trong phim ngắn
My Younger Brother, cô bé
gái tin rằng chú cún con chính là em ruột của mình. Cô bé yêu thương và
chơi đùa với chú cún như thể nó chính là ruột thịt và người bạn thân
thiết nhất của cô.
Đáng buồn thay, ba mẹ cô bé muốn sinh thêm
em, và bà của cô bé thuyết phục họ giao lại chú cún cho bà chăm sóc với
lý do nuôi chó không tốt cho có trẻ sơ sinh. Bà cô bé không có chút tình
cảm với chú cún nhỏ và nhanh chóng để lạc nó trên đường về nhà.
Phim
kết thúc với một hình ảnh đáng lo ngại cho chú chó nhỏ (lúc này đã to
lớn hơn), nó bị một người đàn ông trên đường phố bắt đi và mang xuống
một đường hầm tối đen, có thể nó sẽ bị đánh đập, làm thịt hoặc bị ngược
đãi.
Sorry, Thanks là bộ phim nhắm vào vấn đề nhận thức xã hội về
vật nuôi nhưng không phải lúc nào cũng được truyền tải đầy đủ hoặc lúc
lại bị lạc lối. Phim thực sự không nói nhiều về con vật, mà nói về mối
quan hệ của con người.
Sorry, Thanks cũng chính là tên phim
ngắn đầu tiên, nói về cuộc sống của hai cha con đang gặp khó khăn tài
chính. Người cha có một chú chó rất đẹp (do diễn viên bốn chân Ha Neul-i
đảm nhiệm), rồi ông bị bệnh tim và cô con gái đã phải đối mặt với một
quyết định khó khăn là có nên mang cho chú chó.
Một khoảnh khắc
cảm động khi cô gái nhận ra tình yêu của người cha đã qua đời thông qua
món quà để lại chính là chú chó và cô quyết định giữ nó lại bên mình. Ở
đây chú chó chưa trở thành là mấu chốt của câu chuyện như tính chất cầu
nối của nó. Là món quà tình yêu của người cha, nhưng nhân vật chú chó
chưa được xây dựng thật ý nghĩa và hấp dẫn.
Mặc dù bộ phim chủ ý
đề cao các con vật nuôi và việc chúng đáng được yêu thương, quan tâm và
tôn trọng như thế nào, nhưng lại không có sự kết nối giữa mục tiêu này
với kết quả của mối quan hệ chủ và thú nuôi. Tôi thấy rất ít sự đồng
hành thực sự giữa con người và con vật trong phim. Phim ngắn đầu tiên
Sorry, Thanks
có đề cập đến mối quan hệ này, nhưng tiếc là nó đã được sử dụng để điểm
thêm vào quá trình đấu tranh để cho đi hay giữ lại con vật. Ngay cả
trong câu chuyện thứ hai,
Joo Joo, kết thúc có thoáng qua đề
cao giá trị đồng hành của chú chó, nhưng lại một lần nữa con vật bị sử
dụng để miêu tả cảm xúc của người đàn ông vô gia cư và vị trí của anh ta
trong xã hội.
Tác giả bài viết đến từ một đất nước nơi động vật thực sự là một thành
viên trong gia đình và không sai khi nói "chó là người bạn tốt nhất của
con người". Từ quan điểm này, tôi thấy
Sorry, Thanks là một nỗ lực không gây được xúc động trong việc truyền tải những niềm vui và tình yêu mà con người có thể có với động vật.
Từ
trải nghiệm của bản thân, tác giả bài viết rất buồn khi thấy động vật,
đặc biệt là chó và mèo, được đối đãi và nhìn nhận tại Hàn Quốc như thế
nào và tác giả tin rằng bộ phim này không thể làm thay đổi nhận thức đó.
Ngay cả khi gạt thông điệp xã hội sang một bên, nếu bạn đang mong chờ
một câu chuyện đẹp nắm bắt tình yêu tồn tại giữa con người và vật nuôi,
đây không phải là bộ phim mà bạn đang tìm kiếm.
Dịch: © Hoàng Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Hancinema
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi