Tin tức

Sức mạnh cơ bắp: Tại sao người hùng Hollywood lại cơ bắp hơn bao giờ hết

30/10/2018

Từ Mark Wahlberg đến The Rock, những nam nhi mạnh mẽ của điện ảnh Mỹ ngày càng cơ bắp – điều đó có liên quan gì đến quyền lực đang suy tàn không?

Dwayne “The Rock” Johnson trong bộ phim thứ tám của loạt Fast and Furious

Nếu chính trị toàn cầu khiến bạn có bất kỳ nghi ngờ nào, sự náo loạn do Mark Wahlberg gây ra trong 22 Miles là bằng chứng cho thấy chúng ta thật sự ở vào kỷ nguyên của người hùng cơ bắp. Việc công bố thói quen hàng ngày của nam diễn viên – bao gồm hai buổi tập thể hình, sáu bữa ăn và một giờ tu luyện trong buồng hồi phục đông lạnh – xác nhận điều mà nhiều người trong chúng ta có lúc đã nghi ngờ: giá trị văn hóa của một người đàn ông ngày nay có thể được đo lường một cách chính xác bằng chu vi cơ bắp tay của anh ta.

Nghiên cứu của Telltale đã đưa ra bằng chứng vào năm ngoái, khi bộ phim thứ tám trong loạt Fast and Furious phá vỡ kỷ lục phòng vé toàn cầu cuối tuần mở màn, lấy nửa tỉ đôla vô lý trong ba ngày. Đó là loạt phim Fast and Furious do Dwayne “The Rock” Johnson và Vin Diesel dẫn dắt, hai người đàn ông trong thời tiền-Hollywood theo thứ tự từng là đô vật chuyên nghiệp và bảo vệ hộp đêm.

Ký ức về người hùng cơ bắp… Sylvester Stallone trong vai John Rambo

Cùng nhau, bộ ba chiến binh phòng tập thể hình này đã kiếm được gần 10 tỉ đôla doanh thu vé chỉ riêng ở Mỹ. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về một xã hội chọn một ngôi sao showbiz làm tổng thống, vậy một người có biểu tượng văn hóa trông giống nhân vật hoạt hình hơn mọi người thì thế nào? Thời thế sao mà lạ lùng – thậm chí càng lạ lùng hơn bởi thực tế là trước đó cũng đã vậy rồi.

Trở lại những năm 80, khi cựu ngôi sao điện ảnh Ronald Reagan trở thành Tổng thống Mỹ, màn ảnh xinê cũng đầy rẫy cơ bắp nam như vầy. Trong vòng một năm kể từ cuộc bầu cử của Reagan, Sylvester Stallone xuất hiện lần đầu tiên trong vai John Rambo và Arnold Schwarzenegger chuyển từ vận động viên thể hình thành ngôi sao hành động với Conan the Barbarian. Năm 1989, trong nhiệm kỳ tổng thống của Reagan, Jean-Claude Van Damme và Dolph Lundgren gia nhập, và cả bốn người họ đã làm ra hàng tá phim về những người bảo vệ trả thù (Rambo I-III), rôbô sát thủ (The Terminator) và nhà vô địch đấu vật (Over the Top).

Jean-Claude Van Damme trong phim Bloodsport (1988)

Nếu các biểu tượng hành động của thập niên 70 là Clint Eastwood, Gene Hackman và Charles Bronson – những người trông bình thường, thường xuyên uống rượu, với đạo đức trải sắc độ xám – thập kỷ tiếp sau đó lã lật ngược công thức: bạn có thể thắc mắc chính đáng Arnie và các diễn viên trang lứa với anh tập luyện để lên cơ đến vậy, nhưng bạn không bao giờ có lý do để đặt câu hỏi về động cơ của họ. Và những động cơ đó được tra dầu kỹ theo đúng nghĩa đen nhất.

Lướt nhanh qua một số dòng tagline trên hộp băng video phim từ thời đại này (các ví dụ bao gồm “Tội phạm là một căn bệnh. Hãy gặp người chữa trị” và “Người hùng không bao giờ chết. Họ chỉ cần được tải lại”) đem lại một ấn tượng cơ bản về đẳng cấp bản sắc mà phim họ đóng cung cấp. Nói chung, những phim này chọn báng bổ thay vì suy nghĩ sâu xa. Trong một thời đại khi chủ nghĩa cá nhân Mỹ ngự trị tối cao, đây là những câu chuyện đơn giản về một người đàn ông cứu thế giới. Và “người đàn ông” là từ để chỉ thể hình cơ bắp của các nam diễn viên, mình trần ở mọi vai diễn, đó là những ngôi sao của chương trình.

“Người hùng không bao giờ chết. Họ chỉ cần được tải lại”... Arnold Schwarzenegger người hùng cơ bắp của Hollywood thập niên 1980

Tua nhanh tới ba thập niên sau, khi một Wahlberg cầm súng lù lù hiện ra từ biển quảng cáo bên lề đường, và thật cám dỗ để kết luận rằng vòng tròn đã khép kín. Tại sao thôi thúc được làm mới lại này đẩy những người đàn ông cơ bắp quá khổ lên màn ảnh? Gần như thể nước Mỹ đang cố gắng bù vào một sự thiếu hụt nào đó. Rốt cuộc, những khổng lồ thập niên 80: Rambo, Commando, Predator và những người khác trình bày lại những thất bại chiến tranh thảm khốc của Mỹ, có điều lần này thì người hùng Mỹ nhai thuốc lá nổi lên trong tư thế chiến thắng từ trong rừng.

Ngày nay không có cuộc chiến nào cần tái dựng, nhưng nói vậy không có nghĩa Chú Sam không có một vài phức cảm tự ti. Có lẽ trong thời đại mà kinh tế Mỹ đang suy yếu – và phẩm giá chính trị thì tiêu tan, nhờ ai-thì-ai-cũng-biết rồi đó – Wahlberg và đồng nghiệp có mặt để bù vào. Để làm cho nước Mỹ tăng tầm quan trọng trở lại.

Nếu có điều gì mà loạt phim Fast and Furious yêu thích hơn một cuộc đua xe đường phố thì đó là từ trái tim-đến-trái tim qua một vài chai bia Corona lạnh

Hoặc có lẽ đó là một cách giải thích quá dễ dàng. Bởi vì không hẳn đúng để dán nhãn vụ mùa nam nhi mạnh mẽ hiện tại là những người thừa kế tinh thần các tiền nhiệm thập niên 80: trong khi Schwarzenegger và Stallone toàn đóng những phim đổ máu và ngang tàng, những chàng trai hiện nay có xu hướng đem lại chủ nghĩa anh hùng của họ với một cái gật đầu và nháy mắt, thậm chí một cái ôm. Cụ thể, nhân vật trên màn ảnh tạo nên sự nổi tiếng của Diesel và Johnson chủ ý ngô nghê mà nồng nhiệt (nếu có điều gì mà loạt phim Fast and Furious yêu thích hơn một cuộc đua xe đường phố, đó là từ trái tim-đến-trái tim qua một vài chai bia Corona lạnh), tuy rằng điều đó có lẽ nói về hệ tư tưởng hiện tại thì ít mà về cuộc tranh giành sức hấp dẫn hàng loạt do kỷ nguyên Marvel tiếp quản Hollywood thì nhiều hơn. Người hùng trên phim Mỹ không còn ‘bắn chết hết’ như từng làm.

Không thường xuyên vậy nữa. Loạt truyện cứu thế giới Wahlberg làm với Peter Berg, về tinh thần, có lẽ gần nhất với những cuộc phiêu lưu thủ lĩnh đầu đàn của những năm 80. Mile 22 là bộ phim mới nhất và bạn cảm nhận rằng phim này, có cốt truyện theo chân một lực lượng đặc nhiệm ưu tú hộ tống một đặc vụ Nam Á mờ ám trở về Mỹ, sẽ được Stallone và các đồng nghiệp gật đầu chấp nhận, những ngón tay bóp cò súng cứng đờ vì phấn khích.

Bên dưới áo khoác là các múi cơ rắn chắc… Mark Wahlberg trong Mile 22

Dù thế nào, cũng có thể nói rằng sự thèm ăn của người Mỹ đối với những người hùng phi thường này sẽ kéo dài. Được coi là nhiệm vụ hoàn thành cho những người đàn ông năm qua, những người có tham vọng đơn giản mà John Rambo đã nói từ tận năm 1985: “Tất cả những gì tôi muốn là vì đất nước chúng ta yêu chúng ta nhiều như chúng ta yêu đất nước! Đó là tất cả những gì tôi muốn!”

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Guardian


+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.