Thân phận người phụ nữ thời hậu chiếnBộ phim xoay quanh
những thân phận người phụ nữ thời hậu chiến ở làng quê Bắc bộ trong thời
kỳ những năm 1954-1975 đầy biến động. Bối cảnh phim là làng Đông, một
làng quê Bắc bộ điển hình. Trải qua hai cuộc kháng chiến, ngôi làng vắng
bóng đàn ông, chỉ còn những người đàn bà góa ngày ngày tụ tập ở bến
nước đầu làng. Nhân, Hơn, hay Hạnh là những người phụ nữ không chỉ chịu
nỗi đau mất mát người thân mà còn bị giam cầm, trói buộc bởi những định
kiến hủ tục hà khắc. Họ phải đè nén, chôn giấu những khát khao hạnh phúc
cá nhân.
Lâm Vissay và diễn viên Kim Hồng Hạnh trong phim
|
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh người đã từng thành công với phiên bản
Bến không chồng điện ảnh song hành cùng đạo diễn Bùi Thọ Thịnh trong dự án phim truyền hình
Thương nhớ ở ai.
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh chia sẻ, ông từng ngần ngại khi nhận lời làm
đạo diễn của bộ phim vì sợ không “thoát” ra được tác phẩm điện ảnh trước
đó. Tuy nhiên, đạo diễn Đỗ Thanh Hải vẫn cố gắng thuyết phục ông. Cuối
cùng, khi đạo diễn Lưu Trọng Ninh hoàn thành kịch bản của năm tập phim
đầu tiên, đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã biết chắc sự cố gắng của anh không vô
ích.
Các cảnh quay kỹ xảo mang đến hình ảnh làng quê Bắc bộ thuần khiết
|
Một trong những khó khăn trong việc thực hiện bộ phim là làm thế nào để
tạo dựng hình ảnh một ngôi làng Bắc bộ thuần khiết giữa cuộc sống hiện
đại ngày nay. NSƯT Hoàng Tích Thiện, DOP của bộ phim cho hay, đoàn làm
phim đã phải quay ở rất nhiều không gian khác nhau để nối lại thành hình
ảnh một làng quê, bên cạnh đó là việc đưa vào các cảnh quay kỹ xảo. Đạo
diễn Lưu Trọng Ninh cho biết, tổng cộng có tới 2.000 cảnh quay kỹ xảo
thực hiện với đội ngũ hơn 40 người trong suốt hơn hai năm.
Diễn viên phải học hát ca trùThương nhớ ở ai
có sự góp mặt NSND Thanh Ngoan. Chị vào vai bà Bánh, bà mẹ của sáu đứa
con gái trong làng Đông. Lâm Vissay, chàng diễn Đức gốc Việt vào vai
Vạn, bộ đội phục viên về làng Đông làm xã đội trưởng. Thanh Hương - nữ
diễn viên vừa gây chú ý với vai diễn con gái của “ông trùm” Phan Quân
trong
Người phán xử vào vai Nương. Ngoài ra, phim có sự tham
gia của nhiều gương mặt mới: Ngọc Anh (Nhân), Trà My (Hạnh), Hồng Kim
Hạnh (Hơn), Thiện Tùng (Quất), Jimmi Khánh (Đột)…
Hình ảnh làng quê Bắc bộ trong phim
|
Diễn viên Thanh Hương kể mặc dù đã vào nghề từ 10 năm nay nhưng khi gặp
đạo diễn Lưu Trọng Ninh, ông không biết chị là ai. “Đạo diễn hỏi tôi có
dám hết mình với vai diễn không, có dám bỏ hết tâm sức cho vai diễn
không. Tôi nói rằng tôi dám. Đạo diễn Lưu Trọng Ninh nói tôi đi học hát
ca trù đi,” diễn viên Thanh Hương kể. Chị đã đến nhà ca nương Bạch Vân
xin được học. Trong phim, nhưng đoạn hát ca trù của Nương là giọng hát
thật của chính Thanh Hương.
Diễn viên Ngọc Anh kể cô rất “sốc”
khi làm việc với đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Cô kể, cứ nghĩ ra trường quay
đạo diễn sẽ chỉ cho mình cách diễn, nhưng đạo diễn không chỉ gì cả mà để
diễn viên tự thể hiện theo cách cảm về nhân vật. Ngọc Anh cho biết, đạo
diễn Lưu Trọng Ninh yêu cầu diễn viên phải diễn một cách chân thực.
Thậm chí, đạo diễn yêu cầu diễn viên không mặc… áo ngực, mà mặc áo yếm
đúng với cách ăn mặc của phụ nữ thời kỳ đó.
Nguồn: Thanh niên