Bình luận phim

Hereafter - Làm người ở chốn dương gian

05/01/2011

Điều ít được nhận ra về Eastwood trong vai trò đạo diễn đó là ông làm cha hết lần này đến lần khác. Trong khi người cha không phải là chủ đề thấy rõ trong phim của ông thì tuổi thơ lại là một chủ đề rất rõ. Hereafter ráp nối khít khao vào bộ ba phim chiêm nghiệm về thời thơ ấu và sự mất mát: Mystic River, Changeling và bây giờ là Hereafter. Trong mỗi phim đều có câu chuyện đứa trẻ bị mất mát ai hoặc điều gì đó cực kỳ ý nghĩa. Hoặc là có người bị mất con cái khiến họ không thể nào sống nổi vì thiếu đứa trẻ. Chuỗi phát triển tự nhiên từ điều đó chính là cõi âm, cõi vô thường.

 

Sau tám mươi năm cuộc đời, đạo diễn Eastwood hiểu được thế nào là mong manh, là ma mị. Hàng bao lâu nay ông đã là người bảo vệ công lý, chiến đấu vì lẽ công bằng khi luật pháp để chúng ta thất vọng. Giờ đây, ở tuổi 80, ông vẫn là một nguyên mẫu nam đạo diễn của nước Mỹ đang dần mất đi. Dù ông có thể tự xưng là già làng – một gã đầu bạc được phụ nữ yêu thích, một Da Vinci đa tài, nhiều người cảm thấy gần đây ông đang tuột dốc. Gran Torino, Changeling và bây giờ là Hereafter (tạm dịch: Cõi âm), tất thảy dường như không phải những thứ để cho bọn trẻ xây mơ ước. Đây là phim đã được trình chiếu ở Toronto, lúc đó người ta cho rằng là một trong những kiệt tác của Eastwood. Mọi huyền thoại dành cho ông không ngớt từ tuổi ba mươi, hay bốn mươi, hay năm mươi, hay sáu mươi, bất kể là gì ông cũng thành toàn được cả. Và hơn thế. Trong những năm gần đây, ông đang suy ngẫm những vấn đề to tát hơn, chẳng hạn như có nghĩa lý gì khi được sống, bị giết, được yêu – bị chết, và thương tiếc. Nhưng dường như đó không phải là một Eastwood mà người ta muốn.

Điều ít được nhận ra về Eastwood trong vai trò đạo diễn đó là ông làm cha hết lần này đến lần khác. Trong khi người cha không phải là chủ đề thấy rõ trong phim của ông thì tuổi thơ lại là một chủ đề rất rõ. Hereafter ráp nối khít khao vào bộ ba phim chiêm nghiệm về thời thơ ấu và sự mất mát: Mystic River, Changeling và bây giờ là Hereafter. Trong mỗi phim đều có câu chuyện đứa trẻ bị mất mát ai hoặc điều gì đó cực kỳ ý nghĩa. Hoặc là có người bị mất con cái khiến họ không thể nào sống nổi vì thiếu đứa trẻ. Chuỗi phát triển tự nhiên từ điều đó chính là cõi âm, cõi vô thường.

Hereafter xem xét cuộc đời của ba nhân vật chính – từng nhân vật ngụ ở nơi dường như là cõi âm. Mang theo trải nghiệm về lúc hấp hối, cái chết của hai anh em sinh đôi và khả năng chạm được người sống là các khung sườn giao nhau trong kịch bản của Morgan. Xét bề nổi xem ra là phim “kinh dị siêu nhiên” chẳng liên quan gì với sự huyền bí. Thực chất bộ phim này là một sự thấu suốt chính xác vào ngay cái điều không chừng định nghĩa được về linh hồn: bóng hình của người khác sống giữa chúng ta.

 


Hereafter là một phim khớp với cách nhìn cuộc đời của Eastwood, hay có vẻ thế. Phim không nguyện cầu một Đấng cứu thế che chở cho các môn đồ ngài đã chọn, đưa lên Thiên đàng vì họ tin ngài. Thay vì vậy đây là một phim quyết định đề cập tới vấn đề cõi âm, hoặc ít nhất là, nhận thức của chúng ta về điều đó, mà không đưa ra câu trả lời. Nhân vật của Matt Damon để ngỏ tùy hiểu. Cũng như nhiều nhân vật trong phim, người xem có thể định đoạt anh là người nói chuyện được với cõi âm. Toàn bộ những gì bộ phim làm được là “tạo ra mối liên hệ” rồi bất thình lình anh ta có cuộc trò chuyện với một linh hồn vừa mới ra đi. Phim ảnh cho chúng ta hiểu vậy nghĩa là thực sự luôn có linh hồn lẩn khuất quanh ta. Tức là chúng ta luôn được những người mà ta yêu thương sâu sắc dõi trông.

Nhưng có thực đấy là chủ đề của bộ phim này hay không? Nếu chỉ có vậy thì chẳng thể là một phim tuyệt vời. Nếu chỉ có vậy thì cũng hay nhưng mà quá dễ, và không xứng tầm với Peter Morgan hay Clint Eastwood. Đây chỉ là điểm bắt đầu. Thể nào khán giả cũng phân vân không biết nên nghĩ sao. Cũng như sự trung thực, hay cuộc sống – bạn phải quyết định bạn muốn tin tưởng điều gì vì không có được sự kiểm chứng. Thật ra, mọi việc mà nhân vật của Matt Damon làm là giao tiếp với cái gì đó – có phải là linh hồn không?

 



Nhà bình luận Sasha Stone của tờ Awards Daily chọn cách nhìn bộ phim này như thế. Không có tín ngưỡng hay có khuynh hướng tin vào kiếp sau, ma quỉ hay thiên đường, Sasha Stone cho rằng Hereafter là câu chuyện trần gian về những người có lẽ sâu sắc hơn người khác, những người có thể bắt được một tần số hiện hữu đã bị chôn vùi bởi đa số chúng ta. Tại sao nó lại bị chôn vùi? Vì chúng ta không thể sống nổi được nếu biết hồn ma đau khổ của người khác. Matt Damon trong vai George Lonegan hầu như không chịu nổi. Anh cố thoát khỏi việc được thuê để “lên đồng” thế nhưng không ai chịu cho anh từ bỏ công việc này. Có tiền tốt quá đi chứ. Biết bao nhiêu người chết thèm có được khả năng liên lạc với người thân yêu đã khuất núi kia mà?

Là một người mẹ nhà bình luận phim Sasha Stone có thể tưởng tượng được cảm giác sống vô hồn nếu con mình có mệnh hệ nào. Người ta sẽ muốn tin rằng có cách liên lạc được với đứa con đó. Người ta sẽ muốn tin rằng chúng đang “ở một nơi tốt đẹp hơn” và hy vọng ngày nào đó sẽ gặp lại chúng. Đấy là những niềm hy vọng chúng ta bám víu vì nếu không gánh nặng của sự thật phũ phàng là quá sức chịu đựng, không thể nào sống nổi.


Phim diễn biến rời rạc, được dẫn dắt bằng diễn xuất lãng đãng tuyệt vời của Matt Damon. Điều đáng nói tìm thấy ở đây là dàn diễn viên phụ – toàn diễn viên không tên tuổi nhưng xứng đáng được đề cử cho giải diễn viên phụ. Nữ diễn viên người Pháp Cécile De France trong vai Marie DeLay và Frankie McLaren trong vai Marcus đóng cặp với nhau và ngang bằng với tuyến truyện của nhân vật Damon đóng. Ở một vai phụ phức tạp hơn nhiều so với thoạt ban đầu xuất hiện, Bryce Dallas Howard tỏa sức hút bất ngờ trong vai một nhân tình của Damon.

Hereafter được phát tán qua mạng xã hội Twitter và những mạng xã hội khác không hề là điều người ta muốn. Bộ phim không phải là hương sắc của tháng này — nó không được như The King’s Speech, hay là Black Swan. Nhưng đây đúng là một Clint Eastwood hoàn toàn – kết thúc một chuỗi những phim khắc họa đề tài trẻ em bị giết hoặc bị lạm dụng – và người lớn thì phải tiếp tục mà sống - xem chừng không đạt. Đây, có mất mát nhưng cũng có niềm hy vọng. Đâu đó trong toàn cõi đời èo uột này, nơi có một thế giới chừng như đang tan tành theo từng thảm họa, vẫn còn mối dây liên kết con người.

Hereafter khiến người ta xúc động một cách bất ngờ — không phải chỉ vì có những cảnh tan nát cõi lòng liên quan đến trẻ con (ai có thể vô tâm trước cảnh đó được chứ?). Mà vì, theo nhà bình luận Sasha Stone, đây là loại phim không được sản xuất ở Mỹ, không có hãng phim hay đạo diễn lớn đứng sau lưng. Đây làm phim có lẽ được làm ở châu Âu. Và đúng là ở châu Âu thật – Paris và London. Phim bắt đầu bằng một vụ bạo lực, cảnh sóng thần nghẹt thở nhưng phim không dựa vào nhiều tác động xa hơn những vụ việc đó. Không có những hồn ma bóng quế của nhân vật trở về từ cõi chết và bắt người ta trong đêm tối. Điều siêu nhiên ở đây lại hoàn toàn tự nhiên: đó là những gì chúng ta đều trải qua trong cuộc sống khi người mình không thể thiếu được lại bỏ ta đi. Không có gì là mãi mãi và ai rồi cũng chết.

 



Hereafter còn là một cuốn phim tuyệt đẹp – được Joel Cox biên tập một cách liền lạc, kỹ thuật quay trác tuyệt của Tom Stern. Nếu Oscar ngó ngàng đến bộ phim này thì không chừng phim sẽ làm nên chuyện.

Nhưng theo Sasha Stone, 2010 là năm của những nhà đạo diễn có tầm. Và những người thực sự tạo được ấn tượng gồm có David Fincher với Social Network, Derek Cianfrance với Blue Valentine, Christopher Nolan với Inception, Debra Granik với Winter’s Bone, Tom Hooper với The King’s Speech, Martin Scorsese với Shutter Island, Mike Leigh với Another Year, và tất nhiên là, Clint Eastwood với Hereafter. Ở tuổi 80, Eastwood vẫn là một đạo diễn có tầm nhìn xa trông rộng.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Awards Daily
hptc advertisment
hptc advertisment
hptc advertisment
hptc advertisment
hptc advertisment