Bình luận phim

Terminator Genisys: Arnold Schwarzenegger không thể cứu bộ phim bom tấn rườm rà này

28/06/2015

Lời hứa “Tôi sẽ quay lại” của T-800 trở thành lời nguyền 31 năm sau trong bộ phim hời hợt nông cạn thứ năm của loạt phim dài bất tận.

Terminator Genisys (phát hành ở Việt Nam với tựa Kẻ hủy diệt: Thời đại Genisys), phần năm của một chuỗi phim khởi đầu từ The Terminator của James Cameron năm 1984, không phải là phần tiếp theo chi hết mà là một phần mở rộng, đưa tất cả những gì các phim trước đã có rồi bao lại, bằng du hành thời gian, với các khoảng ngắt quãng và đặt nhiều biến thể xung quanh kịch bản và các nhân vật mà Cameron đã sáng tạo lúc đầu.

Nhân vật người máy T-800 của Arnold Schwarzenegger

Phim mới vẫn có những rôbô giết chóc từ một tương lai xa xăm được cử tới để giết Sarah Connor (do ngôi sao Emilia Clarke của Game of Thrones đóng) vào năm 1984, trước khi cô sinh ra John Connor, thủ lĩnh tương lai của nhân loại chống lại trí thông minh nhân tạo muốn tiêu diệt loài người, một điều sẽ xảy ra nhiều thập niên sau đó. Và vẫn có Kyle Reese (lần này do Jai Courtney đóng) trong vai chiến binh tương lai được cử quay lại năm 1984 để bảo vệ cô.

Nhưng giờ đây, nhờ kịch bản của Patrick Lussier Laeta Kalogridis — có thêm nhiều rôbô khác, nhiều mốc thời gian khác, nhiều sự nhắc lại nhân vật T-800 của Arnold Schwarzenegger và, tất nhiên, vô thiên lủng những vụ việc chưa giải quyết để bắt buộc phải xử lý trong những phim tương lai.

Emilia Clarke trong vai Sarah Connor

Đồng thời, đạo diễn Alan Taylor (Thor: The Dark World, Game of Thrones) cho chúng ta một bộ phim trong đó tất cả những cái “thêm nhiều” chỉ có nghĩa là kém đi. Mặc dù Terminator Genisys không keo kiết chuyện đánh đấm hay triết lý, có cảm giác cả hai điều đó được làm qua loa chiếu lệ thế nào ấy: Hiện thân kẻ xấu của bộ phim không có cá tính mấy; Skynet đi từ một chương trình quân sự trở thành một ứng dụng giết chóc, thời thượng có thể mang theo cho khách hàng, với phần “giết chóc” đúng nghĩa đen; dòng rôbô Terminator mới nâng cấp nhất là một sát thủ được làm từ những cỗ máy nano có thể hoàn toàn hấp thu con người từng tế bào một, rồi thay hình đổi dạng hoặc phân hủy thành bụi trước khi tái cấu tạo trở lại thành một sát thủ.

Hầu hết những phần thêm vào này thể hiện một sự thay đổi chỉ vì muốn thay đổi và “những cải tiến” mà, và trong khi bộ phim cố gắng đi sâu vào — không đưa được những lời thoại quen thuộc từ nhiều nhân vật khác nhau vào ngữ cảnh mới, lặp lại những kỹ xảo thị giác như chuyện gì xảy ra khi bắn vào mắt một rôbô T-1000, kể cả việc rôbô T-800 của Schwarzenegger biết cười, đại loại vậy — phim Jurassic World mới đây làm tốt hơn nhiều khi đặt một khía cạnh sắc sảo, giễu cợt vào những vai diễn quen thuộc của một loạt phim còn lâu đời hơn.

Chiến binh từ tương lai Kyle Reese do Jai Courtney đóng

Thiết kế phim Neil Spisak (Teenage Mutant Ninja Turtles, Spider-Man 3) đã làm một công việc đáng ca ngợi ở đây là cho bộ phim đu đưa qua các quãng thời gian, mỗi quãng thật phân biệt trong khi vẫn giữ một vẻ nhất quán cho bộ phim.

Diễn xuất trong phần mới nhất thật xuất sắc. Clarke chuyển dáng vẻ đối mặt nguy hiểm-nhưng-kiên quyết từ Game of Thrones vào vai diễn, thế nên không ngạc nhiên là cô diễn giỏi trong phim này. Schwarzenegger là canh bạc và được hỗ trợ đáng kể bởi diễn viên đóng thế và CGI. John Connor của Jason Clarke được thể hiện tốt, dù ta chỉ thấy một chút về anh, còn Jai Courtney hơi quá đủ, nhất là vì chúng ta thấy anh rất nhiều.

Nhân vật John Connor của Jason Clarke

Kịch bản có cảm giác điên cuồng nhưng không có cảm giác sử thi; phim mải du hành xuyên thời gian và không gian đến độ thực ra chẳng đi đến đâu, dù phim nỗ lực khiến chúng ta quan tâm đến mối quan hệ giữa Connor và Terminator, người bảo vệ cô có cảm giác quá gần — mà vẫn quá xa — sự gắn bó giữa Schwarzenegger với Edward Furlong trong Terminator 2.

Những pha mạo hiểm và CGI cùng những cảnh hành động đều đẹp; không có gì ở phim này đích thực là sức mạnh của The Terminator hay sáng tạo thuyết phục-nhưng-kỳ lạ xuất sắc của Terminator 2. Thay vào đó, toàn những cảnh “hoành tráng” dưới mức hoành tráng và những xoắn xuýt của cốt truyện tự bện lấy mình ở một phim sát thủ trí tuệ nhân tạo kém hấp dẫn nhất của mùa hè này. (So với Ava từ Ex Machina, Skynet trông giống một thứ lỗi thời kiểu cũ như Colossus: The Forbin Project của thập niên 1970.)

Một cảnh cháy nổ trong phim

Điều kém hứng khởi nhất về Terminator Genisys đó là làm sao phần năm này không cải tiến hoặc mở rộng bốn phần trước được bao nhiêu mà lại sắp đặt rõ ràng có phần 6, phần 7 và có thể là còn nhiều nữa. Trong The Terminator 1984, các cỗ máy trở về từ tương lai để xóa sổ nhân loại; với Terminator Genisys, toàn bộ chuỗi phim quay lại từ quá khứ để làm giảm nhiệt xem phim mùa hè này.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Wrap


+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.