Nhân vật & Sự kiện

Loạt phim Bourne từ A đến Z

09/08/2012

Vào một mùa hè toàn những loạt phim làm mới lại (The Amazing Spider-Man / Siêu Nhện tái xuất, Total Recall / Truy tìm ký ức), chỉ có một phim mà chúng ta ủng hộ một cách vô vọng và lạc quan. Sau ba tập phim đầy sát thủ mất trí nhớ và những pha nốc ao tàn bạo, The Bourne Legacy nhắm đến việc hồi sinh loạt phim hành động gai góc và thú vị nhất thế kỷ 21 với nam diễn viên chính và đạo diễn mới. Nhưng vẫn còn cả đống thứ cần cải thiện. Trong khi chờ đợi The Bourne Legacy, đây là những điều từ A đến Z của loạt phim Bourne cho đến giờ…

A: Aaron Cross

Tên thật của Kenneth Gidson rõ ràng là ít giống điệp viên hơn cái tên trên phim, nhưng theo quan điểm của The Bourne Legacy, Aaron Cross là tên của anh chàng mới mà tất cả chúng ta nên ủng hộ nhiệt liệt. Điều nhỏ nhoi chúng ta biết được – Jeremy Renner nói rằng trong khi Bourne “không biết mình là ai, thì Cross biết chính xác về bản thân và làm cách nào anh bị lôi vào vụ việc.” Và nếu có điều gì để xem trong đoạn phim quảng cáo thì đó là siêu điệp viên nghiến xe môtô trên đường, chạy tự do vuợt chuớng ngại vật trong hẻm, đánh gục những tên tay sai.

B: Blackbriar

Khi Chiến dịch Treadstone (xem vần T) của C.I.A. sụp đổ từ bên trong ở cuối phim The Bourne Identity, lẽ ra chúng ta phải biết đó chỉ là một phần của âm mưu lớn hơn. Giới thiệu Chiến dịch Blackbriar – về cơ bản là chiến dịch bảo trợ cho tất cả những chiến dịch ám sát bí mật của Mỹ, và cho phép các tổ chức đen tối của CIA tránh sự quan liêu của Washington và ra những quyết định chiến dịch chết người, vô đạo đức bất cứ khi nào họ muốn.

C (Corporate Control): Kiểm soát tổ chức

Dù rất dễ thích thú với những màn đánh đấm tuyệt vời, nhưng các phim Bourne luôn có một ẩn ý mơ hồ nhưng mạnh mẽ lo lắng về cách mà các tổ chức gây ảnh hưởng và kiểm soát mọi mặt đời sống của chúng ta. Nhà biên kịch (và sẽ sớm là đạo diễn) của phim Bourne Tony Gilroy gieo rắc sự lo lắng khắp nơi – dù có là tổ chức chính phủ, an ninh hay tình báo thì tất cả chúng ta chỉ là con tốt trong trò chơi của họ mà thôi. Cho đến khi Bourne, Cross hay một nhân viên bất bình nào đó (có thể có tên là Lesley Knope) xuất hiện biến con tốt từ bị động thành chủ động.

D: Diễn viên Matt Damon

Thật khó mà nhớ lại, nhưng có một thời gian Matt Damon không phải là nam diễn viên chính thành công và có thể mang lại lợi nhuận. Nhưng khi phim The Bourne Identity được phát hành năm 2002, anh đã từ một diễn viên phụ háo hức trở thành một cỗ máy có sức thu hút làm điểm tựa cho phim. Đó là vai diễn đột phá hoàn hảo – giới thiệu cho điện ảnh hiện đại người hùng cảm xúc phức tạp cũng như cú đấm xé gió chết người, và củng cố vững chắc vị trí ngôi sao phim hành động hạng A.

E (Extreme Realism): Chủ nghĩa hiện thực cực đoan

Cam kết “giữ tính chân thực” của loạt phim có nghĩa không phải mọi thứ đều như được viết sẵn trong kịch bản. Ở một trong nhiều cảnh đám đông “có thêm người thật”, cảnh rượt đuổi xuyên qua Tangier trong The Bourne Ultimatum cho thấy đám đông bị xô đẩy thô bạo do đội ngũ sản xuất không thể dẹp được dòng người liên tục. Để chân thực hơn, The Bourne Identity thậm chí còn dùng lính thủy đánh bộ Mỹ thực thụ của lãnh sự quán ở Zurich theo yêu cầu của nhà sản xuất Frank Marshall.

F (Frequent Flier Points): Tích lũy dặm bay lấy điểm

Nếu xét việc anh đang chạy trốn thì không có gì ngạc nhiên khi Bourne mất khá nhiều thời gian bay khắp thế giới. Qua đoạn mở đầu của ba tập phim, Bourne đã ghé Pháp, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Mỹ, Ấn Độ, Anh, Ý, Hà Lan, Nga và Marốc – nhưng thay khung cảnh sang trọng, tuyệt đẹp của các phim gián điệp bằng cảm nhận sân bay quốc tế oi bức, chân thực và không tô vẽ.

G (Genre Reinvention): Sáng tạo lại thể loại

Năm 2002 và tình trạng của các phim bom tấn mùa hè hoặc phim điệp viên thực sự cần được khuấy động. Loạt phim Bond trở thành phim hài ngày càng lố bịch và phóng đại quá mức (đừng quên xe hơi tàng hình và mà lướt sóng thần của phim Die Another Day), và sau đó, Bourne bất ngờ làm thay đổi thể loại này và những gì khán giả mong đợi từ những phim như thế. Tàn bạo, vui vẻ và hấp dẫn, phim định ra một tiền lệ chưa từng bị thách thức.

H (Heart-Pounding Chase Scenes): Những cảnh rượt đuổi thót tim

Dù những trận đánh quyền cước / bằng đầu / bụng / đầu gối chắc chắn gây ấn tượng, nhưng những màn rượt đuổi hấp dẫn, căng thẳng luôn nổi bật. Xe bọc thép cỡ nhỏ của The Bourne Identity nhắc đến phim The Italian Job, màn lái xe taxi đầy thương tích hồi hộp trong The Bourne Supremacy, và loại hình tông xe mạo hiểm lộn xộn ở Manhattan của The Bourne Ultimatum đều dễ dàng nhận ra ngay và lúc nào cũng thú vị.

I (Improvisation): Sự ứng biến

Với rất ít hỗ trợ cá nhân, tài chính và vũ khí, Bourne (và cứ coi là Cross cũng thế) phải một mình xoay sở để sống sót. Thực ra họ cực kỳ chủ động và những mẹo bạo lực chắc chắn hữu ích. Dù là dùng phòng vật dụng trong trường của trẻ em như một kho vũ khí hay dùng thi thể làm tấm đệm bay, thì những bản năng sinh tồn này làm anh khác biệt với những đối thủ dùng yêu thích công cụ.

J: Jason Bourne

Sau nhiều năm toàn phim điệp viên bom tấn phóng đại, cách miêu tả tính cách bị hành hạ, hung dữ và phân tầng một cách hấp dẫn của Bourne như một làn gió tươi mát khởi đầu cho nhu cầu của điện ảnh thế kỷ 21 cần một người hùng nguy hiểm chết người nhưng cũng biết thông cảm. Ultimatum dường như đã gút lại phần lớn những điều chưa được giải thích, nhưng đó là bằng chứng về một mở đầu như mới cho anh mà việc bóc bỏ dần từng tầng phức tạp trong đời mình đã duy trì giá trị câu chuyện của cả loạt phim.

K: Kali

Sai lầm chung là rất nhiều người hay cho rằng võ thuật xuất sắc, nhanh và tàn bạo sử dụng trong loạt phim Bourne là Krav Maga. Trên thực tế, đó là thế võ độc đáo dựa trên môn võ Kali của người Philippines cổ. Do một môn sinh của Lý Tiểu Long sáng tạo ra, lấy 26 nguyên lý võ thuật để tạo ra phong cách chiến đấu chỉ chuyên dùng để hạ gục đối phương một cách nhanh nhất, và gọn gàng nhất có thể.

L: Robert Ludlum

Bạn nói từ Bond và theo bản năng sẽ nghĩ đến Ian Fleming. Nhưng khởi điểm câu chuyện của Bourne thì đúng là không nhiều. Khai sinh từ ý tưởng của tiểu thuyết gia hình sự Robert Ludlum, chuyến phiêu lưu trên giấy đầu tiên của Bourne lùi lại mãi năm 1980, trước khi Ludlum hoàn thành bộ ba tác phẩm Identity/ Supremacy/ Ultimatum vào năm 1990. Khi Ludlum qua đời năm 2001, Eric Van Lustbader nhấc bút lên và viết thêm sáu cuộc phiêu lưu nữa (và được tính vào).

Bìa tác phẩm The Bourne Identity của Robert Ludlum

M (Mental Programming): Lập trình suy nghĩ

Chứng mất trí nhớ có thể đã nhấn vào nút khởi động lại tâm trí của Bourne, nhưng đó không phải lần đầu tiên đầu óc anh ngơ ngẩn như vậy. Toàn bộ kinh nghiệm sát thủ được huấn luyện của anh có xu hướng nghi ngờ về phương diện đạo đức đối với chuyện áp đặt lập trình trí não lên chủ thể, phá vỡ la bàn đạo đức của người đó và biến họ thành những cỗ máy giết người nguy hiểm nhất hành tin.

Diễn viên Jeremy Renner trong vai đặc vụ Aaron Cross

N: Nicky Parsons

Điều gần gũi và kiên định nhất mà Bourne từng có đối với đồng minh, Nicky Parsons (Julia Stiles đóng) cũng là nhân vật duy nhất xuất hiện cùng Bourne trong cả ba phim. Đúng là cô bắt đầu chương trình Treadstone, nhưng càng đến gần câu chuyện của Bourne và làm sáng tỏ sự tham nhũng đáng ngờ đang nuôi sống chương trình, càng nhiều gợi ý rằng họ từng có quan hệ tình cảm trước khi mất trí nhớ. Bằng chứng ư? Những ánh mắt nhìn nhau lưu luyến.

O: Chương trình Outcome

Dù không biết nhiều về chọn lựa chương trình mờ ám của The Bourne Legacy, nhưng có tin đồn rằng Outcome vượt trội hơn những thí nghiệm trí não và di truyền được tiến hành trên các chủ thể của chương trình Blackbriar và Treadstone. Đặc vụ Aaron Cross nghe đồn là sẽ có phẫu thuật nâng cao cho phép anh hồi phục và chiến đấu tốt hơn, nhanh hơn và tránh được các tác dụng phụ (sự chán nản, giận dữ, những cơn đau đầu) ở chương trình của Jason Bourne.

P: Paul Greengrass

Khi Doug Liman từ bỏ chiếc ghế đạo diễn sau phim The Bourne Identity, không ai ngờ là Paul Greengrass sẽ cầm chịch. Nhờ việc làm cho loạt phim gai góc hơn, mang tính bản năng hơn và theo phong cách chỉ đạo thân thiết hơn (máy quay cầm tay), loạt phim nhận được khen ngợi từ giới phê bình và Greengrass tạo dựng tình bạn với Damon đã đưa đến phim Green Zone – và quan trọng hơn là sự rời bỏ loạt phim cùng lúc sau khi Damon từ chối tham gia mà thiếu sự dẫn dắt từ tầm nhìn của Greengrass.

Q (Queasiness Warning): Coi chừng bị buồn nôn

Dù về lý thuyết thì không thể thấy buồn nôn nếu bạn không chuyển động, nhưng The Bourne Ultimatum đã khiến nhiều người cảm thấy buồn nôn, bệnh và thậm chí là ói mửa vì cảnh hành động dữ dội dùng hiệu ứng máy quay rung. Tuy nhiên có cái gọi là ‘sự buồn nôn bị kích thích’, gây xáo trộn ở tai trong, mắt và não, dẫn đến nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt và đổ mồ hôi. Cách chữa là gì hả? Một liều thuốc can đảm thật mạnh.

Đạo diễn Paul Greengrass và Matt Damon trở nên thân thiết sau khi hợp tác trong loạt phim Bourne

R (Retrograde Amnesia): Mất đi ký ức trước khi bị tai nạn

Đủ thích hợp cho dự định của phim là đổi mới thể loại điệp viên, chứng mất đi ký ức trước khi bị tai nạn của Jason Bourne không chỉ làm xúc tác cho cốt truyện mà còn giúp khán giả quên những phim điệp viên khác từng xem trước đây. Thuật ngữ này – để chỉ những người mất trí nhớ sau một chấn thương tâm lý – thúc đẩy bộ ba phim và nhân vật nỗ lực thực sự - bẳng mọi cách – nhằm tìm lại chính mình. Thông tin thú vị - cái tên Bourne được lấy cảm hứng từ Ansel Bourne, một nhà thuyết giáo là người đầu tiên mắc ‘chứng bỏ nhà phân ly’, cùng tình trạng như chứng mất đi ký ức trước khi bị tai nạn.

S: Simon Ross

Điều gì tệ hơn việc làm một sát thủ lão luyện sống sót cực giỏi, nguy hiểm chết người nhắm đến việc bóc trần tổ chức sát thủ toàn cầu được trang bị tận răng? Là việc cố gắng làm điều tương tự nhưng với toàn bộ bản năng sát thủ của một món đồ chơi. Nhân vật nhà báo dễ bị lợi dụng của Paddy Considine là nhân viên chép bản thảo của tờ The Guardian người bắt đầu nắm góc của cả hai chiến dịch Blackbriar và Treadstone. Và dù không phải nhân vật gây ấn tượng mạnh nhất trong phim Bourne nhưng cuối cùng anh là người có trách nhiệm trong việc khởi đầu sự sụp đổ của hai dự án đó – và anh đã trả giá cho chuyện đó bằng một viên đạn bắn tỉa đúng lúc vào sau đầu.

T: Treadstone

Chiến dịch Treadstone là chương trình đen tối cực kỳ bí mật nhằm kết thúc tất cả những dự án đen tối cực kỳ bí mật khác. Khi Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật cấm Mỹ tham gia việc ám sát, Treadstone được bí mật thành lập với kế hoạch tuyển dụng thành viên của Sở Mật vụ, tẩy não và huấn luyện họ trở thành những cỗ máy giết người tối thượng. Trường hợp này cũng giống với những tổ chức sát thủ trong bóng tối cực kỷ bí mật khác của CIA, mọi chuyện không diễn ra như kế hoạch. Bourne là thành viên duy nhất sống sót.

Hồ sơ của chiến dịch Treadstone về Bourne

U (Unhappy, Mr.): Ngài cau có

Thật hài hước là Bourne chỉ cười đúng một lần trong cả ba phim – và đó là trong cảnh hồi tưởng về thời gian hạnh phúc và ít căng thẳng hơn.

V (Vengeance): Sự báo thù

Khi nhắc đến động cơ của nhân vật, chẳng có gì chứa đầy cảm xúc hay bạo lực hơn là sự báo thù kiểu cũ và đơn giản. Và với những ông sếp bội bạc, vợ bị sát hại và bạn bè bị ám sát, cả Bourne và Cross có thừa kinh nghiệm sống đau thương và cả đống chuyện cá nhân cần giải quyết (viết bi, súng bắn tỉa, dao, v.v..).

Cả Bourne và Cross đều có lý do để báo thù

W: Ward Abbott

Ví dụ hoàn hảo của tổ chức tình báo tàn nhẫn, Ward Abbott (Brian Cox đóng) là tên trùm tối cao đến từ địa ngục. Là một trong số ít người với thông tin mật của chiến dịch Treadstone, chức vụ Phó giám đốc CIA của ông ta có nghĩa ông ta còn lâu mới bị hạ bệ khi những kế hoạch cẩn thận nhất bị lãng phí. Và ông ta quyết tâm làm mọi việc để cứu lấy bản thân – sát hại đồng nghiệp, đưa ra những chiến dịch quân sự kinh khủng, và cố gắng đổ tội cho Bourne là một phần trong công việc hằng ngày.

X (X-Rated Spoofs): Gắn nhãn phim dành cho người lớn

Trang web Urban Dictionary định nghĩa từ ‘Bourne Porn’ là sự hồi hộp mà đàn ông có khi xem các phim về Jason Bourne. Nếu điều đó không hoàn toàn làm bạn vui, vậy có thể cụm từ "The Porn Identity" sẽ được. Bộ phim người lớn năm 2005 nói về cuộc đời rắc rối của Jasmine Bourne – đặc vụ cuồng dâm của dự án Treadbone, chạy trốn ‘sát-thủ’.

Y ("You ask too many questions"): Bạn hỏi nhiều quá

Dù có là việc Bourne nhất quyết đòi lại danh tính của mình, nỗ lực bóc trần chiến dịch Treadstone của Ross, hay suy nghĩ của Cross trong trailer về cuộc sống bên ngoài ảo tưởng về những chiến dịch đen tối, Tony Gilroy (nhà biên kịch của phần đầu và là đạo diễn the The Bourne Legacy) tiếp tục làm phim tràn ngập chủ đề thách thức quyền lực và đặt câu hỏi xem chuyện gì đang diễn ra quanh chúng ta, thêm vào định hướng đạo đức vững chắc bất ngờ cho bộ phim bom tấn toàn hành động.

Z (Zero CGI): Không có hình ảnh do máy tính tạo ra (CGI)

Bất kể là anh đang chạy, nhảy, đâm, đấm hay lái xe, hầu như không dùng đồ họa máy tính, chắc chắn chứng minh rằng dù không phải là nhân vật mang tính hình tượng nhất, nhưng Jason Bourne chắc chắn là siêu điệp viên tuyệt nhất trên màn ảnh từ trước đến giờ.

The Bourne Legacy ra rạp ngày 10/8.

Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi

+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.