Hiện trường vụ án là không thể hình dung nổi về sự kinh hoàng, và theo
nghĩa kinh hoàng như trên phim: Trong một rạp phim đông đúc lúc nửa đêm,
một người đàn ông mặc đồ đen, đeo mặt nạ phòng hơi độc mang súng cầm
tay, nổ toang cửa, đầu tiên ném một hộp nhỏ chứa đầy khí độc rồi bắn
loạn xạ vào đám đông. Giết chóc và hỗn loạn đang diễn ra trên màn ảnh đã
vọt ra, không có lẽ nào, khỏi thế giới hư cấu và đi vào thế giới thực.
Vào lúc đó trên phim đang diễn ra chuyện gì? Khi đó đã được chừng 10-15
phút, những người tận mắt chứng kiến nói rằng — phải chăng tên khủng bố
Bane, nhân vật phản diện của
The Dark Knight Rises, đeo mặt nạ,
mặc đồ đen, phát động chiến dịch khủng bố của hắn chống lại Gotham,
hoặc là tiến hành cuộc tấn công ban đầu vào thành phố này lại tình cờ
trùng hợp chính xác với hành động của James Holmes ở rạp hát Century 16
thành phố Aurora, bang Colorado, nước Mỹ?
Bên ngoài rạp Century 16 thành phố Aurora, bang Colorado, Mỹ - nơi xảy ra vụ xả súng
trong buổi chiếu nửa đêm The Dark Knight Rises [Ảnh: Thomas Cooper/Getty Images]
Chưa được bao lâu kể từ khi hầu hết chúng ta đều đã biết về vụ xả súng tại buổi chiếu nửa đêm của bộ phim
The Dark Knight Rises,
và tin tức về sự kiện này vẫn tiếp tục phát tán và gây khó hiểu: những
đoạn phim quay bằng điện thoại di động của những người tận mắt chứng
kiến, scanner audio của cảnh sát, và số thương vong vẫn còn đang điều
chỉnh. Nhưng chúng ta đã biết gã đàn ông da trắng 24 tuổi đó đến từ San
Diego đã quyết định rằng trang bị vũ khí tận răng, ăn mặc như một thành
viên bán quân sự (tình tiết vẫn còn lờ mờ nhưng tác giả bài viết nghe
nói là quần rằn ri, áo chống đạn, nón cối) và đi giết 12 người trong một
rạp chiếu phim, làm bị thương hơn 59 người là một ý hay.
“Đừng trách bộ phim,” một dòng "post" nghiêm túc tại Indiewire, và tại
The New Yorker,
Anthony Lane nhắc chúng ta rằng, dẫu cho sự tương đồng giữa hành động
của kẻ xả súng kia với những tên sát nhân vô chính phủ trong hai phim
Batman mới nhất có hấp dẫn đến đâu đi nữa, “không có phim ảnh nào bắt
bạn giết người.” Tất nhiên họ nói đúng. Hãy nhớ đến cả mớ bài tòa soạn
lên mặt dạy đời, làm điên tiết về sức độc hại của video games là hậu quả
của vụ xả súng ở trường trung học Columbine (tức Vụ Thảm sát Trường
Trung học Columbine xảy ra vào thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 1999 tại
Trường Trung học Columbine, Quận Jefferson, tiểu bang Colorado - ND),
như thể tước cái điều khiển khỏi tay bọn trẻ mới lớn ở Mỹ là khẩn cấp
hơn việc tước súng khỏi tay chúng? Thừa nhận một mối quan hệ nhân quả
trực tiếp giữa việc miêu tả bạo lực với bạo lực trong đời thật là giản
đơn hóa và, cơ bản là, lười biếng — nó cho chúng ta một sự biện minh để
khoanh tay cam chịu trước sự suy đồi đạo đức và văn hóa trong khi phớt
lờ những quyết định chính sách đã tạo điều kiện cho vụ khủng bố ở
Columbine và giờ đây là ở Aurora.
Những người sống sót tại rạp chiếu phim Century 16 miêu tả với báo
chí về kẻ khủng bố. “Hắn mặc áo chống đạn Kevlar," Jennifer Seeger, 22
tuổi, nói với MSNBC. "Trông hắn giống một đặc nhiệm SWAT." Với việc
người ta thường hóa trang ở những buổi chiếu ra mắt phim, có vẻ bộ dạng
của hắn không khiến ai nghi ngờ [Ảnh: Thomas Cooper/Getty Images]
|
Nhưng đây không phải là một bài báo, đây là bài cảm xúc, một cơn giận
bùng nổ nhanh chóng và bản năng, một nỗi khiếp sợ và thất vọng trước cái
tin này. Và giữa những câu hỏi tại sao? (có lẽ chúng ta không bao giờ
biết) và làm thế nào? (một câu hỏi dễ dàng — ở Mỹ nếu bạn muốn bắn ai
thì bạn sẽ luôn tìm ra cách) tác giả vẫn không đừng được phải hỏi câu
thứ ba: tại sao ở đó? Tác giả không thể dứt ra khỏi sự thật là hành động
bạo lực này diễn ra — với, từ vẻ bên ngoài của nó, tính toán trước cẩn
thận — tại một buổi công chiếu lúc nửa đêm bộ phim
The Dark Knight Rises,
một bộ phim hình dung xã hội hiện đại là một xã hội vô chính phủ nơi mà
chuyện như thế này có thể xảy ra. Trong tầm nhìn cực kỳ đen tối của
Christopher Nolan, không sự kiên văn hóa công cộng nào được an toàn
trước hiểm họa giặc giã lan tràn: cảnh hành động ấn tượng nhất của bộ
phim xảy ra ở một sân bóng đầy nghẹt người chứng kiến trong kinh hoàng
Bane và đoàn quân của hắn làm nổ tung sân bóng và mọi người văng lên
trời cao.
Alyssa Rosenberg viết một cách thương tâm về việc hình
dung ra rạp chiếu phim trong phút chốc biến thành không gian của khủng
bố và chết chóc kinh hoàng đến thế nào: “Chúng ta không được bảo vệ khi
đến rạp xem phim, để mở trước nỗi sợ hãi, trước yêu thương, phẫn nộ, và
say mê, phó mặc tâm trí và tâm hồn mình vào tầm nhìn về thế giới này của
ai khác.” Nhưng khi cái tầm nhìn mà chúng ta chọn giao phó bản thân
mình lại là, một cách chính xác, một tầm nhìn về thế giới do cái ác và
những hành vi khủng bố thống trị thì sao? Bộ ba phim Batman của Nolan đã
tiến triển trên giả định rằng điều gì xảy ra trên màn ảnh phần nào đó
phản ánh điều đang xảy ra trong thế giới thực, rằng ảo và thật thẩm thấu
lẫn nhau — đó chính là điều khiến phim của Nolan mang ẩn dụ chính trị.
Sao chúng ta không thừa nhận điều ngược lại cũng đúng vậy — rằng những
thứ kỳ ảo bạo lực đen tối mà chúng ta xúm nhau tiêu thụ như một thứ văn
hóa đã có sức mạnh để rò rỉ từ màn ảnh vào đời thật?
Áp phích phim thể hiện cuộc đối đầu giữa Bane và đoàn quân của hắn với Người Dơi
Tác giả bài viết không có ý cho rằng thanh niên Mỹ đang bị Christopher
Nolan tẩy não để đi theo những cuộc chơi giết chóc kiểu Bane. Tác giả
cũng không lập luận cho việc kiểm duyệt hoặc cắt bỏ hoặc bất cứ mức độ
gia tăng can thiệp vào nội dung của ngành giải trí. Nhưng gã James
Holmes đâu có xả súng bắn giết trong buổi chiếu phim
Happy Feet Two. Bàn luận ý nghĩa và mô-típ trong tội ác của hắn, tất nhiên ít nhất chúng ta phải nói về lý do tại sao hắn lại chọn
The Dark Knight Rises
làm nền (và rất có khả năng là một khuôn mẫu) cho bất kỳ tưởng tượng
riêng nào hắn muốn biểu diễn. Và có lẽ cũng có những ý kiến bảo thủ về
việc nền kinh tế điện ảnh hoàn toàn bị chi phối bởi thể loại kỳ ảo và
ham muốn của người trẻ có nghĩa là gì, và hậu quả của sự miêu tả thái
quá trong nền văn hóa đại chúng này có thể là gì... Tất cả những gì tác
giả bài viết này biết đó là, khi nghe tin vụ xả súng ở Aurora, suy nghĩ
đầu tiên của tác giả rất rõ ràng và rất đáng sợ: “Tất nhiên chuyện
này sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra.”
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Slate Magazine
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi