Nhiều năm trước, phim của Hầu Hiếu Hiền rất khó tìm thấy ở Mỹ. Giờ thì đã có trên dịch vụ trực tuyến, bạn chỉ cần chú ý thôi.
Trong suốt thập niên 1980 và 1990, người hâm mộ Mỹ của đạo diễn Đài Loan
Hầu Hiếu Hiền xem các bộ phim của ông căn bản là quá xuất sắc để được
phát hành: Mặc dù phim của ông được chiếu tại các liên hoan và thỉnh
thoảng trình chiếu ở những thành phố lớn, các công ty phát hành của Mỹ
đa phần tránh né, kể cả khi phim của ông xuất hiện trong danh sách các
phim hay nhất thập kỷ.
Người bà (do Đường Như Uẩn thủ vai) được những người thân yêu vây quanh trong The Time to Live and the Time to Die
|
Có lẽ Hầu Hiếu Hiền đơn giản là quá thách thức, quá độc đáo và quá phi
thương mại để cho bất kỳ nhà phát hành nào chạm vào, các mọt phim chế
giễu. Người ủng hộ lâu năm J. Hoberman đã nhấn mạnh thành kiến địa
phương: Ông cho rằng nếu Hầu Hiếu Hiền là người Pháp, phim của ông có lẽ
sẽ thu hút đám đông.
Sự tránh né như vậy đã kết thúc.
Millennium Mambo
của Hầu Hiếu Hiền lẻn vào một nhà hát ở New York vào cuối năm 2003, và
từ đó tất cả các phim lẻ của ông đều được ra rạp chính thức. Gần đây
nhất, bộ phim võ thuật tỉnh lược,
The Assassin, đã được phát
hành rộng rãi vào năm 2015. Tuy nhiên, có lẽ công bằng khi nói rằng
phong cách của Hầu Hiếu Hiền — bất chấp tất cả sự tao nhã và ảnh hưởng
của nó đối với các nhà làm phim khác — đòi hỏi sự tương thích thổ nhưỡng
nào đó. Hai trong số những bộ phim hay nhất của ông từ những năm 1980
có thể dễ dàng xem trên hạ tầng trực tuyến.
Phần lớn lời khen
ngợi dành cho Hầu Hiếu Hiền nằm ở thử thách ngầm mà các bộ phim của ông
đặt ra cho cách làm phim kể chuyện thông thường. Chúng ít bắt nguồn từ
câu chuyện mà thay vào đó từ chuyển động, không gian và thời gian —
những nguyên tắc cơ bản của điện ảnh. Hầu Hiếu Hiền sắp đặt chi tiết cốt
truyện quan trọng trong chuyển tiếp. Các sự kiện hồi ức và tương lai
xảy ra mà không có dẫn dắt trực tiếp. Sự sắp đặt nhân vật trong một cảnh
— cũng như ánh sáng và độ sâu trường ảnh — có thể quan trọng ngang hành
động của họ.
Café Lumière của Hầu Hiếu Hiền, một phim tự nhận
tưởng nhớ bậc thầy Nhật Bản Yasujiro Ozu, là một tụng ca nhớ nhung các
thành phố không phải là nơi con người hòa nhập, mà là địa điểm của những
kết nối lỡ làng và những chuyến tàu ngang dọc.
Café Lumière của Hầu Hiếu Hiền, một phim tự nhận tưởng nhớ bậc thầy
Nhật Bản Yasujiro Ozu, là một tụng ca nhớ nhung các thành phố không phải
là nơi con người hòa nhập, mà là địa điểm của những kết nối lỡ làng và
những chuyến tàu ngang dọc
|
Bạn có thể miêu tả phương pháp của Hầu Hiếu Hiền là quay phim không gian
âm. Trong một nghiên cứu về phim Đài Loan, học giả Emilie Yueh-yu Yeh
chỉ ra vị đạo diễn đã ví phong cách của mình với
liubai, kỹ thuật vẽ mực của Trung Quốc để tạo không gian trống. “Trong điện ảnh,” Yeh viết, “
liubai mời gọi khán giả vào một không gian điện ảnh, không phải để hiểu qua kết nối nguyên nhân và hệ quả, mà là để trải nghiệm.”
Với phim của đạo diễn họ Hầu, sự chú ý chặt chẽ là tất cả những gì cần thiết. Chủ đề của
The Time to Live and the Time to Die và
Dust in the Wind đủ đơn giản để không khó hiểu vì sự mất phương hướng nhẹ nhàng.
The Time to Live
là một câu chuyện trưởng thành được trích từ những ký ức của Hầu Hiếu
Hiền, đặc biệt là những lời kể mở đầu, những ấn tượng của ông về cha
mình, đã qua đời khi ông còn bé.
Dust in the Wind, lấy một phần
từ cuộc đời của nhà biên kịch Ngô Niệm Chân, là câu chuyện nhà quê lên
tỉnh: một cậu bé bỏ học lên Đài Bắc làm việc. Bạn gái của cậu đi cùng,
nhưng qua hoàn cảnh thay đổi và những chuyến đi đi về về, liên kết giữa
họ ngày càng căng thẳng.
Dust in the Wind thiết lập các
chủ đề về sự dịch chuyển thời gian và địa lý — ra đi và ở lại — trong
cảnh mở đầu. Trở thành một hình ảnh lặp lại, máy quay nhìn từ một đầu
tàu từ trong đường hầm đi ra. Hầu Hiếu Hiền cắt vào bên trong tàu để
giới thiệu cặp đôi trung tâm, Tạ Văn Viễn (Vương Tinh Văn) và Giang Tố
Vân (Tân Thụ Phân), những người đang trở về quê, một làng khai thác mỏ.
(Cả hai vẫn chưa chuyển đi.)
Tân Thụ Phân vai Giang Tố Vân, là một nửa của cặp đôi đối mặt với tình cảm xa cách trong Dust in the Wind
|
Dịch chuyển trở thành sự hiện diện liên tục trong phim và mối quan hệ
của họ. (Một trong những trận cãi vã lớn giữa họ liên quan đến chiếc xe
máy bị đánh cắp.) Văn Viễn hầu như không tiết lộ tham vọng ở thành phố
lớn của mình với cha khi đạo diễn Hầu tua tới cảnh Tố Vân đang đứng trên
bục ở Đài Bắc, chờ đợi cậu. (Hóa ra cô ở sai chỗ.) Phải mất một thời
lượng trên phim đạo diễn Hầu mới tiết lộ — trong một dòng thông tin về
việc Văn Viễn đã học nghề tại một nhà máy in — rằng hai năm đã trôi qua.
Dust in the Wind chủ
yếu chuyền qua lại giữa hai địa điểm, đôi khi báo hiệu những bước nhảy
vọt trong bối cảnh rất tinh tế, theo những cách cũng đầy nhịp điệu nội
tâm ngang với kể chuyện trực tiếp. Không có cảnh quay cố định nào, Hầu
Hiếu Hiền cắt từ một ngoại cảnh trong làng để trở về không gian gác mái ở
Đài Bắc, nơi có thể nghe thấy những âm thanh bị bóp nghẹt phát ra từ
rạp chiếu phim bên cạnh.
Những khoảnh khắc thúc đẩy tuôn trào
trong các bộ phim khác sẽ mở ra khẽ khàng đáng chú ý trong phim này. Khi
Văn Viễn nhập ngũ, ông của anh (do nghệ sĩ múa rối Lý Thiên Lộc thủ
vai, một nhân vật quan trọng trong các phim của Hầu Hiếu Hiền) đưa anh
đến cuối đường cong đường ray xe lửa của làng — nhưng máy quay vẫn ở
lại, nhìn họ trong cảnh xa. Ông nội chào tạm biệt Văn Viễn từ xa (chúng
ta không nghe thấy họ), và khi Văn Viễn bước ra khỏi màn hình, Hầu Hiếu
Hiền điểm thêm một chi tiết: một loạt pháo hoa mà người ông đã cho bắn
để đánh dấu dịp này.
Dust in the Wind, với Vương Tinh Văn, trái, và Tân Thụ Phân, xoay quanh chủ đề ra đi và ở lại
|
Quan sát các nhân vật từ một vị trí tách rời gần như là thương hiệu
riêng của Hầu Hiếu Hiền, nhưng giữ khoảng cách không giống như giảm chú
trọng sự kiện. Trong
The Time to Live and the Time to Die, ghi
lại thời thơ ấu và tuổi thiếu niên nổi loạn của nhân vật hiện thân cho
Hầu Hiếu Hiền tên là Ah-hao, có những cảnh quay tuyệt vời, tiêu cự sâu,
được thiết kế để thể hiện nhiều nhân vật (và nhiều thế hệ) đi làm việc
của họ cùng một lúc nhưng riêng biệt. Các bức tường và cửa trong khung
cảnh lồng ghép khung trong khung.
Lịch sử thường hiện diện thoáng
qua, tình cờ nghe được trên đài phát thanh hoặc được ám chỉ trong cuộc
trò chuyện, như khi người cha tóm tắt một lá thư về một người họ hàng ở
Đại lục. Hầu Hiếu Hiền có thói quen trì hoãn tiết lộ người nói trong một
cảnh quay cho đến sau khi cuộc đối thoại đã bắt đầu. Các nhà làm phim
khác cũng làm vậy, nhưng đối với Hầu Hiếu Hiền, thủ pháp đó ít tạo ra
cảm giác bất ngờ mà là đương nhiên, một cách làm nổi bật bầu không khí
thay vì trình bày.
Trong cuốn sách xuất sắc của mình,
No Man an Island: The Cinema of Hou Hsiao-Hsien,
James Udden chỉ ra phong cách của Hầu Hiếu Hiền — đặc biệt là sở thích
của ông đối với những cảnh quay góc rộng — bắt đầu phần nào như là phản
ứng với cách làm phim vào những năm 1970 và đầu những năm 1980 ở Đài
Loan, nơi ngành công nghiệp điện ảnh chuộng sắp đặt góc máy phân tán
khiến cho việc điều khiển diễn viên diễn xuất trơn tru trở nên khó khăn.
The Time to Live and the Time to Die, với Du An Thuận, dựa trên hồi ức của đạo diễn
|
Tuy các phương pháp của Hầu Hiếu Hiền có thể có nguồn gốc thực dụng,
chúng đã phát triển hoàn toàn nên thơ — một phương thức kể chuyện điện
ảnh theo cách riêng của ông, nhưng ai cũng có thể tiếp thu được.
Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times