Nếu (khi nào?) thế giới trở lại bình thường, ngành công nghiệp điện ảnh sẽ thấy mình ở một nơi vô cùng xa lạ.
Sau nhiều thập kỷ phim mới chiếu độc quyền tại rạp từ 60-90 ngày, cho
phép doanh thu phòng vé tích lũy trong một thời gian dài, toàn bộ nền
kinh tế phân phối phim đã biến dạng do hậu quả của đại dịch.
Người đi xem phim Mank, tối thứ sáu 5/3/2021, ở New
York. Sau gần một năm mạng nhện giăng đầy, các rạp chiếu bóng ở thành
phố New York đã mở cửa lại, chạy lại các tựa phim trên bạt quảng cáo
trước rạp
|
Warner Bros. sẽ có tùy chọn gửi thẳng phim đến HBO Max sau 45 ngày ra
rạp bắt đầu từ năm 2022 sau khi cho toàn bộ đội hình năm nay của họ mở
màn cùng lúc ở rạp chiếu và phát trực tuyến. Paramount Pictures sẽ áp
dụng khung thời gian 30-45 ngày tương tự trước khi định lại lộ trình các
bộ phim như
A Quiet Place Part II và
Mission: Impossible 7 cho nhà phát hành mới Paramount+.
Universal
đã ký thỏa thuận độc nhất vô nhị với các nhà rạp lớn để đồng thời ra
mắt phim trên video cao cấp theo yêu cầu sau 17 hoặc 31 ngày ra rạp, tùy
vào thành tích phòng vé. Disney đã và đang thử nghiệm các bản phát hành
kết hợp trên Disney+ (tiếp tục với
Black Widow của Marvel vào mùa hè này) đồng thời gửi một số phim nhất định như
Soul và
Luca của
Pixar phát thẳng trực tuyến. Giám đốc điều hành Sony, Tony Vinciquerra,
đã ám chỉ rằng hãng của ông cũng sẽ tận dụng các khung thời gian ngắn
hơn trong năm nay.
Paramount Pictures sẽ áp dụng khung thời gian 30-45 ngày tương tự trước khi định lại lộ trình các bộ phim như A Quiet Place Part II (ảnh trên, phải) và Mission: Impossible 7 (ảnh trên, trái) cho nhà phát hành mới Paramount+
|
Với sự thay đổi mạnh mẽ như vậy về cách thức và thời điểm người tiêu
dùng tiếp cận phim mới, tự hỏi làm thế nào các hãng phim và rạp chiếu
phim tiếp tục phát triển với tư cách là những người gác cổng chính của
văn hóa đại chúng. Chúng ta có cần điều chỉnh lại các tiêu chuẩn thành
công về doanh thu phòng vé không? Liệu khán giả có ưu tiên phát trực
tuyến hơn xem rạp sau một năm ở trong nhà không? Hollywood đang bước vào
thời kỳ bất định. Nhưng điều đó không có nghĩa là ngành công nghiệp
điện ảnh truyền thống sẽ tuyệt chủng.
Paul Dergarabedian, nhà phân tích truyền thông cao cấp tại Comscore, nói với
Observer:
“Nhiều người đang đánh giá quá cao sức mạnh của phát trực tuyến thay
thế trải nghiệm xem phim trên màn ảnh rộng. Các dịch phát trực tuyến gây
tàn phá lẫn nhau thì nhiều hơn; màn ảnh rộng là một trải nghiệm độc đáo
theo một cách khác. Người ta đâu có ngừng đi xem biểu diễn âm nhạc chỉ
vì Spotify cho họ quyền truy cập vào hàng triệu bài hát.”
No Time To Die tổ chức ra mắt trailer đầu tiên với các ngôi sao và đạo diễn bộ phim tại Quảng trường Thời Đại ngày 4/12/2019
|
Theo thời gian, khi thị trường tiếp tục bình thường hóa, Dergarabedian
nhận thấy Hollywood lập tức chú trọng vào phim bom tấn — những bộ phim
có thể thu hút đủ người đến rạp để giúp kiếm tiền trở lại — thành những
sự kiện hàng tuần được công chúng trông đợi.
Với sự tồn đọng các sản phẩm đình đám từ
Black Widow đến
No Time to Die và
Top Gun: Maverick,
các rạp chiếu sẽ một lần nữa lấy lại cảm giác “phải xem”, giả sử điều
kiện an toàn. Trong thập kỷ qua, ý tưởng về các mùa phim bom tấn đã dần
mai một. Các hãng phim đã học được rằng, với xuất phẩm phù hợp, họ có
thể phát hành một bộ phim thành công bất cứ lúc nào trong hoàn cảnh bình
thường, làm thay đổi cách vận hành của Hollywood trong quá trình này.
Tháng 1 từ lâu được cho là một tháng chết chóc sau khi chi tiêu thả ga trong những ngày nghỉ lễ, nhưng những phim như
American Sniper năm 2015 (89 triệu đôla),
Bad Boys for Life năm 2020 (62,5 triệu đôla) và
Glass của năm 2019 (40 triệu đôla) tạo ra doanh thu cuối tuần mở màn đầy bất ngờ trong những năm gần đây.
Quan điểm tương tự từng áp dụng cho tháng 2 trước khi
Black Panther năm 2017 (202 triệu đôla) và
Deadpool năm
2016 (132 triệu đôla) làm thay đổi phương trình. Ngay cả tháng 10 từ
lâu là một tháng trống trải chỉ có phim Halloween, nhưng các phim như
Joker 2019 (96 triệu đôla),
Venom của 2019 (80 triệu đôla) và
Gravity của
năm 2013 (56 triệu đôla) đã viết lại hoàn toàn các quy tắc tài chính
của lịch phát hành 10 năm qua. Nếu những mô hình này có thể sụp đổ, thì
quan điểm bi quan về tương lai của điện ảnh chiếu rạp cũng có thể sụp
đổ.
Shawn Robbins, trưởng chuyên gia phân tích tại Box Office Pro, nói với
Observer:
“Khung thời gian có thể đang bị rút ngắn, nhưng vẫn sẽ có những khoảng
thời gian độc quyền cho rạp chiếu bóng và những phim có doanh thu phòng
vé lớn nhất. Chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi của ngành công nghiệp
hướng tới những thành tích phòng vé cao hơn trong những thập kỷ gần đây,
một xu hướng có thể tăng tốc hơn nữa khi các hãng phim nhắm nguồn lực
tiếp thị của họ với nỗ lực tập trung hơn nữa vào những ngày và tuần
trước khi bộ phim ra rạp để tối đa hóa doanh thu và xây dựng mô hình
kinh doanh hạ nguồn của các bản phát hành tại nhà.”
Disney đã và đang thử nghiệm các bản phát hành kết hợp trên Disney+ (tiếp tục vớiBlack Widow của Marvel vào mùa hè này) đồng thời gửi một số phim nhất định như Luca của Pixar phát thẳng trực tuyến
|
Robbins lưu ý rằng ngay cả với khoảng thời gian 45 ngày, ngày càng trông
giống như một bình thường mới cho cửa sổ độc quyền chiếu rạp, trước đại
dịch hầu hết các bộ phim đã kiếm được từ 80 đến 90% hoặc hơn doanh thu
phòng vé chung cuộc. Ví dụ,
Avengers: Endgame đã kiếm được 91% tổng doanh thu nội địa 858 triệu đôla trong tháng đầu tiên phát hành.
Không
điều nào trong số này cho thấy duy trì hiện trạng và phớt lờ thực tế
đang thay đổi là cách hay nhất cho bảo vệ già nua của Hollywood. Chúng
ta có thể mong đợi một trải nghiệm phim theo từng trường hợp nhiều hơn
trong tương lai. Trước đây, bạn có thể đặt câu hỏi về khả năng tồn tại
trên màn ảnh rộng của một bộ phim do ngân sách, chi phí tiếp thị, lịch
phát hành hoặc bất kỳ yếu tố nào. Giờ đây, các hãng phim sẽ cần duy trì
một thế giới quan chiến lược hơn về việc phim nào ra rạp, phim nào phát
trực tuyến và phim nào có thể được thử nghiệm trên PVOD. Sẽ có sự linh
hoạt hơn giữa màn ảnh rộng và màn ảnh nhỏ và sẽ không phải là một sự đặt
để và mặc kệ giới phát hành. Dergarabedian thậm chí còn nhìn ra các yếu
tố giá trị gia tăng để khuyến khích khách hàng hơn nữa cho cả hai.
Phát trực tuyến và rạp chiếu phim không triệt tiêu nhau. Cả hai có thể cùng tồn tại thành công
|
“Tôi có thể thấy người ta thực hiện nỗ lực để khớp trải nghiệm màn ảnh
rộng và màn ảnh nhỏ vì chúng bổ sung nhau chứ không phải là đối thủ,”
ông nói. “Có thể tôi sẽ đi xem phim ở rạp trong tương lai, và việc mua
vé của tôi tự động đảm bảo tôi có quyền truy cập vào bộ phim trên hạ
tầng phát trức tuyến tại nhà. Có thể là một phần của trải nghiệm bao gồm
đáng-tiền-mồ-hôi-nước-mắt cải thiện khả năng truy cập khi mua vé xem
một bộ phim. Hãy sáng tạo thứ gì đó để đổi mới mô hình chiếp rạp cũ kỹ.”
Robbins
đồng ý rằng phát trực tuyến và rạp chiếu phim không triệt tiêu nhau. Cả
hai có thể cùng tồn tại thành công, ngay cả khi sự phát triển của mô
hình kinh doanh vẫn y nguyên. Rốt cuộc, với việc tiêm phòng trên toàn
thế giới, các rạp chiếu phim sẽ lại chào bán phim độc quyền gãi trúng
chỗ ngứa cơ bản nhất của con người.
Với sự tồn đọng các xuất phẩm đình đám, các rạp chiếu sẽ một lần nữa lấy lại cảm giác “phải xem”, giả sử điều kiện an toàn
|
Ông nói: “Còn hơn cả là một thế giới trực tiếp đến người tiêu dùng,
chúng ta đang sống trong một xã hội đòi hỏi sự hài lòng ngay lập tức. Đó
vẫn là một trong những công cụ tiếp thị lớn nhất mà các hãng phim và
rạp chiếu phải mang đến cho khán giả trải nghiệm giải trí mà hầu như
không bao giờ có thể tái tạo lại sau khi phim đã rời rạp.”
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Observer