Tin phòng vé

Toàn cảnh điện ảnh Hollywood 2011 qua số liệu phòng vé

22/01/2012

Biết rằng bây giờ đã là năm 2012 và bạn đọc đang chờ đón Tết Nhâm Thìn. Nhưng nếu bạn có thể dành vài phút rảnh rỗi thì có đôi điều về điện ảnh 2011 qua những con số phòng vé có thể sẽ làm bạn hứng thú. Dù có hơi muộn một chút nhưng bù lại đây là một cái nhìn rất bao quát. Điện ảnh là thế!

Tác giả bài viết xem xét số liệu doanh thu Bắc Mỹ (nội địa) và quốc tế của những phim phát hành đại trà trong năm 2011 với một vài câu hỏi trong đầu: Bộ phim nào hấp dẫn hơn ở thị trường nước ngoài? Thể loại nào sinh lời nhất? Phim nào có sức hút đến mức khiến khán giả phải quay lại hết tuần này đến tuần khác? Tác giả chia số liệu phòng vé theo mọi cách có thể nghĩ ra: theo tổng doanh thu, giữ được sức hút, kinh phí, hãng phim, ngày phát hành, thể loại, và xếp loại MPAA. Từ Abduction (28 triệu đôla) đến Zookeeper (80 triệu đôla):

Chúng ta xem xét 143 phim được phát hành trong năm 2011 và trình chiếu ở ít nhất 500 rạp cùng lúc trong thời gian có mặt ở rạp. Tất cả doanh thu tính bằng triệu đôla.

Tổng doanh thu vé được cập nhật đến ngày 6/1/2012, cho phép hầu hết phim phát hành có ít nhất trọn hai tuần ra rạp, dù một vài nỗ lực trong tháng 12 như Mission: Impossible – Ghost Protocol, The Girl with the Dragon Tattoo, và War Horse vẫn đang có mặt ở rạp để làm ra tiền. Tất cả dữ liệu đến từ Box Office Mojo và The Numbers.

Doanh thu nội địa

30 phim có doanh thu ít nhất 100 triệu đôla tại phòng vé Bắc Mỹ trong năm 2011. À, chính xác thì Gnomeo and Juliet thu được 99.967.670 đôla, tác giả làm tròn số.

Ngạc nhiên chưa, tám phim trong tốp 10 là hậu truyện hoặc, với trường hợp của Rise of the Planet of the Apes, tiền truyện. Mission: Impossible – Ghost Protocol sẵn sàng đá Captain America văng ra khỏi tốp 10, chỉ còn lại một mình Thor đại diện cho phim đơn. Sherlock Holmes: A Game of Shadows rốt cuộc có thể lọt vào tốp 10 vào lúc hết thời gian chiếu rạp. Tương tự, The Girl with the Dragon Tattoo nỗ lực đạt 100 triệu đôla trước khi rời khỏi các rạp chiếu.

Paramount phát hành chín phim đạt doanh thu từ 100 triệu đôla trở lên, hầu hết là nhờ các siêu người hùng (Thor, Captain America) và phim hoạt hình (Kung Fu Panda 2, Puss in Boots,Rango). Warner Bros. về nhì với năm phim. Lần đầu tiên kể từ năm 2006, phim có doanh thu cao nhất năm kiếm chưa được 400 triệu đôla. Tuy nhiên, Harry Potter and the Deathly Hallows – Part 2 không hẳn là yếu kém, như bạn sẽ thấy trong phần kế tiếp.

Doanh thu ngoài Bắc Mỹ

16 phim có doanh thu ít nhất 200 triệu đôla ở phòng vé quốc tế trong năm 2011. Có ba phim đạt doanh thu toàn cầu (trong và ngoài Bắc Mỹ cộng lại) 1 tỉ đôla — đây là năm đầu tiên chúng ta có hơn hai phim doanh thu toàn cầu 1 tỉ đôla.

Một doanh thu vé ngoạn mục ở các thị trường ngoài Bắc Mỹ đặt chương cuối cùng của loạt phim Harry Potter ở vị trí thứ 3 ngay sau Avatar Titanic trên bảng xếp hạng các phim có doanh thu toàn cầu cao nhất mọi thời đại. Harry Potter and the Deathly Hallows – Part 2 là một trong 15 phim kiếm được hơn 15% tồng doanh thu ngoài Bắc Mỹ.

Người Mỹ không mặn mà gì với Johnny English Reborn, nhưng cả thế giới còn lại yêu thích phần tiếp theo của anh chàng gián điệp ngớ ngẩn này. Bộ phim đã thu được 32 triệu đôla ở Anh trong một tổng doanh thu ngoài Bắc Mỹ rất ấn tượng là 150 triệu đôla. The Three Musketeers, The Adventures of Tintin, Sanctum, và Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides đều thua ở thị trường nhà, nhưng được cứu gỡ nhờ sự yêu mến ở ngoài nước.

Thành tích của tuần công chiếu

Thật thú vị tìm hiểu xem phim nào có sức hút mạnh và thể hiện tốt ở tuần lễ ra mắt. Để đánh giá điều này, chúng ta hãy xem phép tính hệ số, tổng doanh thu phòng vé Bắc Mỹ trên doanh thu tuần đầu công chiếu. Để so sánh được đồng nhất, chỉ tính 125 phim bắt đầu công chiếu vào thứ sáu.

Bridesmaids là siêu sao của tiếp thị truyền miệng. Khi xem xét năm ngoái, không có hệ số nào trên 5. Tới khi có Bridesmaids, tổng doanh thu gấp sáu lần doanh thu mở màn 26 triệu đôla. The Help rõ ràng có sức hấp dẫn, nhung phim này ra mắt vào ngày thứ tư, vì thế khó mà so sánh chính xác.

Có bảy phim trong số này có thể được xem là phim gia đình. Tác giả cố tìm sợi dây xuyên xuốt những phim còn lại, nhưng “dành cho người trưởng thành” không phải là mối dây liên hệ chuyên biệt.

Ở cực kia của dãy quang phổ, hãy xem xét những phim khai thác được tiền vé mua trước.

Creature, Dylan Dog: Dead of Night, và Bucky Larson: Born to Be a Star đều là những quả bom nhanh chóng biến khỏi rạp. Tuy nhiên, cả Paranormal Activity 3The Twilight Saga: Breaking Dawn – Part 1 đều là những thành công vang dội tình cờ đều kiếm được ngay một nửa tổng doanh thu Bắc Mỹ của mình chỉ ngay trong tuần đầu ra mắt. Không có gì xấu hổ trong chuyện đó cả.

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

Tác giả bài viết này hoài nghi về những con số kinh phí sản xuất đã được công bố, nhất là khi chưa tính chi phí tiếp thị. Nhưng cứ giả thuyết là có sự liên hệ tương ứng giữa kinh phí với sự đắt đỏ để làm và tiếp thị phim, thì hiệu quả trên vốn đầu tư (ROI) là đáng tính toán. Chú ý: những con số kinh phí này tác giả tìm trên mạng, thường là con số mà hãng phim sẵn lòng công bố chứ không phải là chi phí thực để sản xuất bộ phim, và không tính chi phí tiếp thị, mà có thể dễ dàng làm tăng thêm chừng 40-100 triệu vào kinh phí cho một bộ phim lớn.

Trên cơ sở đó, tác giả bài viết đã tính tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, tỷ lệ lợi nhuận ròng (doanh thu toàn cầu trừ kinh phí) trên kinh phí.

Loạt phim Paranormal Activity luôn là cái tên sáng bừng trong hạng mục này, nhưng năm nay Insidious đã giật lấy danh hiệu đầu bảng. Nói lại lần nữa, chưa tính chi phí tiếp thị, nhưng rõ ràng Insidious rất có lãi. Courageous cũng thế, tiếp tục truyền thống của phim độc lập kinh phí thấp hấp dẫn được khán giả. Harry Potter, Transformers, và Twilight chứng minh rằng bạn có thể chi hơn 100 triệu mà vẫn lọt vào được danh sách này.

Deathly Hallows là một trường hợp thú vị. Kinh phí chung của cả hai phần cuối được công bố là 250 triệu đôla, vậy thì phải chia đôi để tính kinh phí mỗi phần, cho dù kinh phí thực sự có thể cao hơn đã công bố. Tuy nhiên, Warner Bros. đã phải tiếp thị từng phần phim riêng — mà với tầm cỡ của Harry Potter, hẳn chi phí tiếp thị phải lớn lắm. Phải tốn hơn 125 triệu mới thu về 1,3 tỉ đôla, nhưng vì không có con số chính xác, tác giả có thể đảm bảo rằng Deathly Hallows đã kiếm tiền tỉ một cách cường điệu.

Thành tích của hãng phát hành

12 nhà phát hành khác nhau đã phát hành ít nhất bốn phim trong năm 2011.

Chúng ta đã đề cao Paramount vì chín phim mà họ phát hành đều có doanh thu từ 100 triệu đôla trở lên, không ngạc nhiên khi hãng này đứng đầu cả về tổng thu lẫn mức bình quân. Bình quân thu hơn 120 triệu đôla trên một phim phát hành là rất ấn tượng, nhất là vì đối thủ cạnh tranh sát nút có mức thu bình quân chưa đến 90 triệu đôla.

Trong số sáu nhà phát hành lớn, Universal và Fox gặp khó khăn. Trong khi đó, Summit phi trên loạt phim Twilight trong năm cuối cùng còn là một hãng độc lập. Dưới đây là phân tích thị trường qua phần trăm đóng góp của từng hãng phim vào tổng doanh thu phòng vé Bắc Mỹ:

Xếp theo tháng, thể loại, và xếp loại phim

Tác giả bài viết lại muốn sắp xếp phim theo tháng phát hành, thể loại, và phân loại của MPAA. Cho từng tiêu chí, các bảng cho doanh thu bình quân ở Bắc Mỹ, doanh thu toàn cầu, hệ số, và liệt kê kinh phí tưng ứng.

Không có gì ngạc nhiên, những tháng hè thu hoạch ít nhất 100 triệu mỗi phim. Bởi thế, sáu phim tốn kém nhất đều phát hành trong tháng 5, 6, hay 7; bốn trong tốp sáu phim này phát hành trong tháng 6. Mới nói, cũng tò mò sao chỉ có chính phim phát hành trong tháng 5 và 6.

Vì quá nhiều phim ùn ùn ra rạp tháng 12 hiện vẫn còn chiếu, đây trở thành tháng phát hành không phải mùa hè sinh lời nhất cho đến hết tháng 1.

Theo thể loại

Khoa học giả tưởng/kỳ ảo là thể loại kết hợp đối với phim bom tấn hiện đại, nên chi phí bình quân cực cao, nhưng cũng là những phim có doanh thu cao nhất. Tác giả luôn lấy làm khó hiểu vì sao thời buổi này phim hoạt hình lại tốn kém đến thế - hơn 100 đôla một phim. Chi phí nhân công chăng? Thù lao cho toàn bộ họa sĩ tạo hết khung hình cho cả bộ phim. Hay là vì hiệu ứng thị giác? Hay là tiền điện?

Như bạn kỳ vọng, thể loại kinh dị có hệ số thấp hơn. Phim hành động và giả tưởng/kỳ ảo cũng có hệ số thấp. (Phim tài liệu là mẫu nghiên cứu quá nhỏ không đánh giá được kết quả.) Phim hoạt hình và phim gia đình thừng có sức hút tốt hơn. Điều này cũng là lẽ thường tình.

Theo phân loại của MPAA

Không có gì để nói mà chỉ nghĩ thôi cũng thấy cái bảng này thú vị rồi. Nhìn đi, phim loại R doanh thu kém! Không có phim loại NC-17 nào phát hành đại trà!

Chao ơi, đây quả là xuống đến cực điểm.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Collider


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi

+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.