Nhà làm phim Lương Quân Kiện đối mặt với nhiều tình huống nan giải trong quá trình thực hiện phim Bitter Sweet Ballad, phim tài liệu đoạt giải thưởng về dàn đồng ca là con em của những công nhân nhập cư ở Bắc Kinh.
Nhưng chuyện khó giải quyết nhất là vấn đề đạo đức: ông nên làm gì với
thước phim mang tính cá nhân sâu sắc — quá chân thật — đến nỗi khiến
khán giả đau lòng khi xem.
Nằm trong một nhà máy bỏ hoang, Trường Bồ Công Anh là một trong số
ít trường trung học ở thủ đô Bắc Kinh có giấy phép dạy miễn phí cho trẻ
em không có hộ khẩu thường trú
|
Có một khoảnh khắc đặc biệt nổi bật, khi một trong những nhân vật chính —
một học sinh trung học — mà ước mơ về sự nghiệp âm nhạc của em bị dập
tắt ngay trước mắt chúng ta. Em khổ sở đến độ phá vỡ bức tường thứ tư và
đầm đìa nước mắt nhìn vào camera, hỏi: “Sao tôi có thể mỉm cười cho
được?”
Lương Quân Kiện và đội ngũ của ông đã suy nghĩ kỹ về việc
có dùng cảnh này hay không, lo rằng có thể quá xâm phạm. Song cuối
cùng, họ quyết định dùng đến. Phim có tác động mạnh, và thể hiện hoàn
hảo những hoàn cảnh khó khăn mà nhiều trẻ nhập cư đối mặt ở các thành
phố lớn Trung Quốc.
“Bạn có thể thấy nhân vật này thực sự trưởng thành trước ống kính,” Tao Tang, đồng đạo diễn kiêm biên kịch phim, nói với
Sixth Tone. “Đây là đời thực, và rất cảm động.”
Nhiều học sinh là con của công nhân đến Bắc Kinh trong giai đoạn bùng nổ xây dựng diễn ra trước Thế vận hội năm 2008
|
Nhờ vậy phim lại càng hay hơn.
Bitter Sweet Ballad thành công
đình đám ở Trung Quốc kể từ khi chiếu ra mắt hồi tháng 7 tại Liên hoan
phim quốc tế FIRST, sự kiện điện ảnh độc lập hàng đầu ở quốc gia này,
phim còn thắng giải thưởng Khán giả (Audience Award).
Một trong
những chìa khóa dẫn đến sự thành công của phim là khắc họa chân thật
cuộc sống của các ngôi làng nhập cư ở Bắc Kinh, cộng đồng ở ngoại ô
thủ đô là nơi ở của hàng nghìn gia đình thuộc tầng lớp lao động từ nông
thôn Trung Quốc chuyển đến thành phố.
Như phim khai thác, cuộc
sống ở các ngôi làng đô thị này rất khác so với những quận trung tâm
phù phiếm của Bắc Kinh. Nhiều người nhập cư phải vật lộn để đương đầu
với chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở thủ đô và dễ tổn thương trước cú sốc kinh
tế do không được hưởng chương trình an sinh xã hội đô thị.
Năm 2017, đội ngũ của nhà làm phim Lương Quân Kiện bấm máy ở Trường
Bồ Công Anh, và họ theo chân các học sinh trong nhiều năm, tích lũy hơn
700 giờ quay
|
Về phần khán giả — đặc biệt là sinh viên Trung Quốc lũ lượt kéo đến FIRST mỗi năm — hiện thực được miêu tả trong
Bitter Sweet Ballad là một cú sốc. Đạo diễn Lương ngờ rằng đây có thể là lý do mà phim gây tiếng vang ở sự kiện này.
“Đây là một khía cạnh Bắc Kinh mà nhiều người chưa thấy và chưa biết rõ,” vị đạo diễn nói với
Sixth Tone.
Mất hơn bảy năm làm phim này. Trước khi bắt tay thực hiện
Bitter Sweet Ballad,
nhà làm phim họ Lương đã dành phần lớn sự nghiệp của mình ghi lại những
thay đổi kinh tế và xã hội chóng vánh của Trung Quốc ảnh hưởng như thế
nào đến truyền thống địa phương như múa rối bóng (
Play in the Dark) và leo núi ở Tây Tạng (
Ladder to Paradise).
Song
cuộc đời vị đạo diễn đã bắt đầu chặng mới vào một buổi chiều năm 2016,
khi một người bạn ở Bắc Kinh bảo ông nên đến xem một nơi gọi là Trường
Bồ Công Anh (tựa tiếng Trung của bộ phim là
Bồ Công Anh trước khi gió thổi - ND).
Đặc biệt, trường còn có chương trình âm nhạc. Khi Lương Quân Kiện và
đội ngũ của ông thăm trường thấy các em nhỏ đang tập đồng ca, họ biết
mình đã có được chủ đề cho phim tiếp theo
|
Nằm trong một nhà máy bỏ hoang, đó là một trong số ít trường trung học ở
thủ đô có giấy phép dạy miễn phí cho trẻ em không có hộ khẩu thường
trú. Nhiều học sinh là con của công nhân đến Bắc Kinh trong giai đoạn
bùng nổ xây dựng diễn ra trước Thế vận hội năm 2008.
Và, đặc
biệt, trường còn có chương trình âm nhạc. Khi Lương Quân Kiện và đội ngũ
của ông thăm trường thấy các em nhỏ đang tập đồng ca, họ biết mình đã
có được chủ đề cho phim tiếp theo. Dường như phim đã tóm tắt cuộc sống
của hàng triệu lao động nhập cư ở Trung Quốc: nỗ lực và khát vọng của
họ.
“Các em trai em gái này sống một cuộc sống rất khác so với
hầu hết người ở Bắc Kinh, rất đa dạng,” đạo diễn Lương nhớ lại. “Vì thế,
ngay lập tức, tôi nhận ra phim này có thể đưa ra một cái nhìn khác về
những triển vọng mà cuộc sống ở Bắc Kinh mang tới.”
“Trường học đang bảo vệ học sinh theo cách nào đó, vì đây thật sự là nơi nương náu của các em,” nhà làm phim nói
|
Năm 2017, đội ngũ làm phim của Lương Quân Kiện bấm máy ở Trường Bồ Công
Anh, và họ theo chân các học sinh trong nhiều năm, tích lũy hơn 700 giờ
quay. Ngay từ đầu, các học sinh “tò mò” về đoàn làm phim, và có vẻ chấp
nhận máy quay là một phần cuộc sống thường ngày với chút do dự.
“Các
em rất quan tâm đến những điều mới mẻ và thân thiện với chúng tôi,” đạo
diễn Lương nói. “Luôn đặt ra nhiều câu hỏi và chúng tôi luôn cởi mở về
những gì đang diễn ra.”
Cuối cùng, đội ngũ quyết định tập trung
vào bốn em cụ thể — đều ở độ tuổi 12 hoặc 13. Hầu hết phim ghi lại hành
trình khi các em thử sức đồng ca, tham gia buổi thử giọng, cuộc thi, và
biểu diễn, và bắt đầu mơ ước đeo đuổi sự nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp.
“Bạn có thể thấy âm nhạc thay đổi cuộc sống bọn trẻ thế nào,” nhà làm phim nói.
Dường như phim đã tóm tắt cuộc sống của hàng triệu lao động nhập cư ở Trung Quốc: nỗ lực và khát vọng của họ
|
Song phim này khác xa kiểu câu chuyện Hollywood. Sức mạnh của
Bitter Sweet Ballad
đến từ việc cho thấy thực tế khắc nghiệt của cuộc sống liên tục xâm
phạm vào không gian an toàn mà các thầy cô giáo đã cố gắng tạo ra trong
trường học.
Trường Bồ Công Anh cho bọn trẻ cơ hội hiếm hoi được
học ở Bắc Kinh. Người thân của các em — thường dành cả đời làm lao động
chân tay — khát khao nhìn thấy bọn trẻ tạo dựng cuộc sống tốt hơn cho
bản thân chúng, và tin chắc rằng học hành nổi trội ở trường thì sẽ có cơ
hội tốt nhất thực hiện điều đó. Cố gắng trở thành nhạc sĩ không nằm
trong kế hoạch này.
Ở một phân cảnh cảm động, một học sinh cố
gắng thuyết phục cha cho em theo đuổi đam mê ca hát, song ông khăng
khăng rằng việc này chỉ lãng phí thời gian và sẽ khiến cô bé sao nhãng
việc học hành.
Và, tất nhiên, khả năng đột phá vào ngành công
nghiệp âm nhạc là thấp. Các giáo viên phải duy trì cân bằng khó khăn:
Một mặt, họ cố gắng hết sức giúp học sinh phát triển tài năng âm nhạc;
mặt khác, họ thận trọng chuẩn bị cho cuộc sống khó khăn có thể đang chờ
đợi các em sau khi tốt nghiệp.
Trong một thời gian dài, số phận Trường Bồ Công Anh treo bấp bênh,
khi khu vực lân cận dự kiến bị san bằng để nhường chỗ cho một sân bay
mới. Song cuối cùng trường học vẫn tiếp tục tồn tại và chuyển đến một cơ
sở mới, tốt hơn, và chúng ta thấy cảnh nhiều học sinh và nhân viên
trong trường phấn khởi dời đến khu mới
|
“Trường học đang bảo vệ học sinh theo cách nào đó, vì đây thật sự là nơi
nương náu của các em,” nhà làm phim nói. “Nhưng giáo viên cũng cho các
em biết mọi chuyện sẽ không còn như vậy khi bước ra khỏi trường học. Đôi
lúc nghe có vẻ cay nghiệt, họ chuẩn bị cho các em bước vào đời.”
Thế
rồi, có mối đe dọa tiềm tàng về việc trường học bị đóng cửa. Trong một
thời gian dài, số phận Trường Bồ Công Anh treo bấp bênh, khi khu vực lân
cận dự kiến bị san bằng để nhường chỗ cho một sân bay mới. Song cuối
cùng trường học vẫn tiếp tục tồn tại và chuyển đến một cơ sở mới, tốt
hơn, và chúng ta thấy cảnh nhiều học sinh và nhân viên trong trường phấn
khởi dời đến khu mới.
Chuyển tất cả cảnh quanh này thành phim
dài là một nhiệm vụ sử thi, Lương Quân Kiện nói. Khi đội ngũ làm phim
bắt đầu xem qua một lượt tất cả băng ghi hình, họ biết mình đã ghi lại
được “phép màu”. Thế nhưng họ cũng đối mặt nhiều lựa chọn khó khăn:
Không chỉ về việc bảo vệ đối tượng trẻ em trong chừng mực nào, mà còn về
cân bằng câu chuyện cá nhân với những chủ đề rộng lớn muốn khám phá.
“Bạn có thể thấy âm nhạc thay đổi cuộc sống bọn trẻ thế nào,” nhà làm phim nói
|
“Chúng tôi muốn kể câu chuyện của các em song cũng muốn thể hiện Bắc
Kinh qua những đôi mắt đó,” Tao Tang nói. “Đây là một phim nhìn cuộc
sống từ quan điểm của người khác, và cố gắng thấu hiểu trải nghiệm của
họ.”
Phản ứng tại Liên hoan phim FIRST cho thấy đội ngũ đã đạt
được mục đích. Điều này giúp cho chủ đề của phim mang tính phổ quát: Dù
nhiều khán giả có xuất thân tốt hơn, dường như họ lại “cảm thấy có sự
kết nối” với các học sinh và sự vươn lên trong khó khăn để “trưởng
thành” của các em, nhà làm phim cho biết.
Sau thành công tại FIRST, đội ngũ của Lương Quân Kiện tìm kiếm cơ hội để mang
Bitter Sweet Ballad
đến các liên hoan phim khác trong và ngoài nước, và — cuối cùng — đảm
bảo phát hành rộng khắp các rạp ở Trung Quốc hoặc qua một nền tảng phát
trực tuyến.
“Làm phim này là một trải nghiệm đẹp đối với chúng tôi,” đạo diễn Lương Quân Kiện (ảnh) nói
|
“Làm phim này là một trải nghiệm đẹp đối với chúng tôi,” Lương Quân Kiện
nói. “Rất xúc động, và tôi nghĩ đó chính là điều chúng tôi chia sẻ với
khán giả cho đến nay.”
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Sixth Tone