Bộ phim đã trở thành cơn sốt trong mạch liên hoan phim những tháng gần
đây khi mang đến cho khán giả một điều trước giờ hiếm thấy: câu
chuyện khoa học giả tưởng đậm hương vị Trung Quốc.
Đường Chí Quân (Dương Hạo Vũ), biên tập viên trung niên cho một tạp
chí từ Bắc Kinh đến một ngôi làng hẻo lánh để điều tra việc nhìn thấy
hàng loạt vật thể bay không xác định
|
Đường Chí Quân, biên tập viên trung niên cho một tạp chí từ Bắc Kinh đến
một ngôi làng hẻo lánh để điều tra việc nhìn thấy hàng loạt vật thể bay
không xác định. Ở đó, anh gặp một nhà thơ địa phương nói rằng câu trả
lời cho bí ẩn này nằm ở một ngọn núi xa xôi.
Khi căng thẳng gia
tăng, bộ đôi bắt đầu làm một chuyến đi trên con đường hóa ra lại trở
thành hành trình khám phá bản thân. Đó là một câu chuyện kỳ quặc, thường
là hài hước, âm hưởng nguyên tác
Tây du ký, tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc kể về hành trình thỉnh kinh Phật từ Ấn Độ của nhà sư Đường Tam Tạng.
Tháng
10 năm ngoái, bộ phim đã thắng bốn giải thưởng chưa từng có tiền lệ —
gồm cả phim hay nhất — tại Liên hoan phim quốc tế Pingyao, hạ tầng điện
ảnh độc lập hàng đầu của Trung Quốc. Kể từ đó, bộ phim được chiếu ở nước
ngoài tại Liên hoan phim quốc tế Rotterdam và Liên hoan phim châu Á
Osaka gặt hái nhiều lời khen ngợi hơn.
Với việc phát hành rạp
chiếu ở Trung Quốc đang tạm ngừng, những người trong ngành điện ảnh nói
bàn tán xung quanh bộ phim dồn lên rõ rệt. Đạo diễn Khổng, 32 tuổi, nói
phong cách giản dị, kinh phí thấp của bộ phim đã chứng tỏ là một tài sản.
Ở đó, anh gặp một nhà thơ địa phương nói rằng câu trả lời cho bí ẩn này nằm ở một ngọn núi xa xôi
|
Khổng Đại Sơn nói: “Chúng tôi đã mang đến cho mọi người những câu chuyện
khoa học giả tưởng có cảm giác quen thuộc với các khía cạnh trong cuộc
sống của họ. Đó là một điều mới mẻ.”
Những nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực khoa học giả tưởng của Trung Quốc đã ca ngợi
Journey to the West
là một bước tiến — và là dấu hiệu cho thấy cuối cùng thể loại này đã
sẵn sàng thoát ra khỏi cái bóng của tác giả ngôi sao Lưu Từ Hân.
Thể
loại khoa học giả tưởng Trung Quốc đã trở nên phổ biến chóng mặt trong
những năm gần đây, được thúc đẩy bởi thành công đột phá của
The Three-Body Problem
của Lưu Từ Hân. Cuốn tiểu thuyết vượt thời gian và không gian khi vạch
ra cuộc chiến của nhân loại chống lại một nền văn minh ngoài hành tinh,
đã trở thành tâm điểm toàn cầu sau khi thắng Giải thưởng Hugo danh giá
năm 2015.
Chính phủ Trung Quốc, từng cảnh giác với phim khoa học
giả tưởng, bắt đầu tích cực đón nhận thể loại này như một công cụ quyền
lực mềm trong những năm sau đó. Điều này đã mở đầu cho một chuỗi các tác
phẩm khoa học giả tưởng kinh phí lớn, nhiều tác phẩm lấy cảm hứng từ
tác phẩm của Lưu.
Bộ đôi bắt đầu làm một chuyến đi trên con đường hóa ra lại trở thành hành trình khám phá bản thân
|
Năm 2019,
Lưu lạc địa cầu — chuyển thể từ tiểu thuyết của Lưu
Từ Hân kể về một nhóm phi hành gia cố gắng cứu hành tinh thoát cảnh bị
hủy diệt — đã trở thành một thành công phòng vé, tạo ra 4,4 tỉ nhân dân
tệ (khoảng 638 triệu đôla vào thời điểm đó) doanh thu vé và thắng lớn
các giải thưởng trong nước.
Những phim khoa học giả tưởng khác của Trung Quốc thu hút lượng lớn khán giả trong năm đó bao gồm bộ phim hài kỳ quặc
Crazy Alien — cũng dựa trên một câu chuyện của Lưu — và bộ phim người ngoài hành tinh xâm lược nặng hiệu ứng đặc biệt
Shanghai Fortress.
Mặc
dù đại dịch đã gây gián đoạn lớn cho việc sản xuất phim ở Trung Quốc,
phần tiếp theo kinh phí lớn của Lưu lạc địa cầu sẽ được phát hành vào
năm 2023. Trong khi đó, hai gã khổng lồ trực tuyến Tencent và Netflix
đang hoàn thiện một phim bộ truyền hình chuyển thể
The Three-Body Problem.
Lưu
Từ Hân tiếp tục là cái bóng lớn trong khoa học giả tưởng của Trung
Quốc. Phong cách tiểu thuyết của ông — mang tính suy đoán, quy mô hoành
tráng và hiểu biết khoa học kỹ thuật — đã ảnh hưởng đến cả một thế hệ
nhà văn Trung Quốc.
Nhân vật trung tâm ám ảnh vũ trụ trong khi cuộc sống thực của anh trên trái đất gãy đổ
|
Trần Thu Phàm, một tác giả khoa học giả tưởng hàng đầu và là chủ tịch
danh dự của Hiệp hội Nhà văn Khoa học giả tưởng Trung Quốc cho biết:
“Hiện tại, tôi thấy rất nhiều thứ về vật lý, thiên văn học và vũ trụ —
khoa học tự nhiên. Khá giống nước Mỹ vào những năm 50. Như (Isaac)
Asimov, Arthur C. Clarke, những tác giả ‘thời kỳ vàng son’ đó.”
Nhưng
có những dấu hiệu cho thấy điều này đang bắt đầu thay đổi. Một số người
sáng tạo đang bắt đầu thử nghiệm phong cách khoa học giả tưởng dân dã
hơn — tập trung nhiều hơn vào di sản văn hóa và các vấn đề hiện tại của
Trung Quốc. Theo Trần Thu Phàm, đó là một phần của phong trào khám phá
“đặc điểm khoa học giả tưởng của Trung Quốc”.
“Có thể trong tương
lai, sẽ có điều khác biệt,” anh nói. “Tôi cũng có thể tự mình khám phá
để kết nối với triết học và thần thoại cổ Trung Quốc… vì vậy tác phẩm
đang sử dụng một loại ngôn ngữ khác.”
Nhà làm phim Khổng Đại Sơn dường như đã đi trước cuộc chơi.
Journey to the West
kể về hành trình của nhân vật chính và công cuộc tìm kiếm câu trả lời
của anh: không chỉ về những gì ở xa tận chân trời, mà còn là cuộc đời
của anh đi đến đâu.
Phong cách giản dị, kinh phí thấp của Journey to the West đã chứng tỏ là một tài sản
|
Đây là một tác phẩm dấn sâu vào các chủ đề truyền thống trong khoa học
giả tưởng, chẳng hạn tìm kiếm sự chuộc lỗi và niềm đam mê của nhân loại
với khả năng có sự sống ngoài Trái đất. Khổng Đại Sơn cho biết nguồn cảm
hứng của anh đến từ những giờ anh dành thời gian nghiền ngẫm các tạp
chí khoa học viễn tưởng khi còn nhỏ, lớn lên vào những năm 1990 ở Sơn
Đông, một tỉnh miền đông Trung Quốc.
Khổng nói: “Thế hệ của tôi
lớn lên đều đọc tạp chí khoa học viễn tưởng, sách về những bí ẩn chưa
được biết đến. Nếu chúng ta suy nghĩ cẩn thận về điều mà người ngoài
hành tinh đại diện, thì đó thực sự là một loại hệ thống khác, hoàn toàn
khác với sự tồn tại của con người.”
Trái ngược với Lưu Từ Hân,
người có tác phẩm thường được so sánh với các tác giả khoa học giả tưởng
"thời kỳ hoàng kim" của những năm 1940 và 1950, tác phẩm của Khổng có
đôi chút ảnh hưởng của những tác phẩm kinh điển gần đây hơn. Nhân vật
trung tâm — do nam diễn viên kỳ cựu Dương Hạo Vũ thủ vai — ám ảnh vũ trụ
trong khi cuộc sống thực của anh trên trái đất gãy đổ, giống như nhân
vật chính trong kiệt tác năm 1977
Close Encounters of the Third Kind của Steven Spielberg. Cũng như trong bộ phim đó, có một hành trình khám phá mang tính cá nhân ở thế giới khác.
Nhà làm phim Khổng Đại Sơn — những người Trung Quốc thuộc thế hệ
thiên niên kỷ như Khổng Đại Sơn lớn lên trong nền văn hóa khoa học viễn
tưởng
|
Nhưng cũng có những cái gật đầu ranh mãnh đối với hành trình vĩ đại nhất
— hành trình do Đường Tam Tạng và ba đồ đệ thực hiện trong nguyên tác
Tây du ký. Tuy nhiên, trong phim của Khổng, sứ mạng của các nhân vật bắt nguồn từ một bối cảnh hết sức đương đại.
Khổng
Đại Sơn nói: “Cả trong cuốn sách đó và bộ phim của tôi, bạn có những
nhân vật đang tìm kiếm cứu cánh của cuộc đời. Tôi nghĩ điều này xuất
phát từ ảnh hưởng của
Tây du ký trong tiềm thức. Đó là một chuyến đi
đường trường, nhưng bên trong cũng là hành trình tinh thần của chính
anh ấy. Tôi nghĩ cần phải có hành trình như thế này trong khoa học giả
tưởng.”
Hy vọng sẽ có nhiều nhà làm phim Trung Quốc tìm thấy cơ
hội thử nghiệm khoa học giả tưởng hơn trong vài năm tới. Tác giả Trần Thu Phàm cho biết triển vọng khoa học giả tưởng của Trung Quốc chưa bao giờ tốt
hơn, đặc biệt là khi nhà nước đón nhận thể loại này.
Trần Thu
Phàm nói: “Đã có những chủ đề về khoa học giả tưởng ở Trung Quốc cả 100
năm nay, nhưng chúng không được phát triển liên tục vì chiến tranh hoặc
vì lý do chính trị. Nhưng (bây giờ) dường như là thời kỳ hoàng kim bởi
vì nó là từ trên xuống. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ
chính phủ và thị trường cũng đã sẵn sàng.”
Năm 2019, Lưu lạc địa cầu — chuyển thể từ tiểu thuyết của
Lưu Từ Hân kể về một nhóm phi hành gia cố gắng cứu hành tinh thoát cảnh
bị hủy diệt — đã trở thành một thành công phòng vé, tạo ra 4,4 tỉ nhân
dân tệ. Chính phủ Trung Quốc, từng cảnh giác với phim khoa học giả
tưởng, bắt đầu tích cực đón nhận thể loại này như một công cụ quyền lực
mềm trong những năm sau đó
|
Trung Quốc đang dồn nguồn lực vào các dự án liên quan đến khoa học viễn
tưởng. Năm tới, thành phố Tây Nam Thành Đô sẽ tổ chức Hội nghị Khoa học
Viễn tưởng Thế giới có tầm ảnh hưởng lớn. Các quan chức đã bật đèn xanh
cho một công viên giải trí Paramount Park khổng lồ trị giá 8 tỉ đôla ở
thành phố Côn Minh, tây nam Trung Quốc, sẽ bao gồm một khu theo chủ đề
xung quanh chuỗi phim
Star Trek.
Năm 2019, Trung Quốc đã
thành lập Học viện Khoa học Viễn tưởng Trung Quốc tại Đại học Tứ Xuyên
của Thành Đô, một cơ sở có sứ mệnh phát triển “một hệ thống lý thuyết
khoa học viễn tưởng với các đặc điểm của Trung Quốc.” Năm ngoái, các nhà
nghiên cứu ước tính ngành công nghiệp khoa học viễn tưởng của Trung
Quốc trị giá 36,3 tỉ nhân dân tệ trong nửa đầu năm 2021.
Trần Thu
Phàm cho biết bối cảnh này cũng được hưởng lợi từ nhu cầu của giới trẻ
Trung Quốc đối với phim khoa học viễn tưởng ngày càng tăng. Không giống
như những thế hệ trước, thường không dễ dàng tiếp cận với khoa học viễn
tưởng, những người Trung Quốc thuộc thế hệ thiên niên kỷ như Khổng Đại
Sơn lớn lên trong nền văn hóa khoa học viễn tưởng.
Trung Quốc đang dồn nguồn lực vào các dự án liên quan đến khoa học
viễn tưởng. Năm tới, thành phố Tây Nam Thành Đô sẽ tổ chức Hội nghị Khoa
học Viễn tưởng Thế giới (Worldcon) có tầm ảnh hưởng lớn. Ảnh: Biểu
tượng của Worldcon 2023 Thành Đô
|
“Rất nhiều người ở thế hệ trẻ say mê thể loại khoa học viễn tưởng, bất
kể đó là văn học, phim ảnh hay trò chơi điện tử. Tôi nghĩ đó là một sự
thay đổi cơ bản, bởi vì trong những năm 80 hoặc thậm chí trong những năm
50 và 60, có thể mọi người vẫn chưa sẵn sàng cho khoa học viễn tưởng,”
Trần Thu Phàm nói.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Sixth Tone