Các rạp chiếu Trung Quốc chật vật mấy năm nay rồi.
“Bất cứ khi nào bùng dịch, rạp chiếu phim là nơi đầu tiên phải đóng cửa
và là loại hình kinh doanh mở lại sau chót,” Qu Lei, quản lý rạp
chiếu phim ở một thành phố tỉnh Giang Tô, sử dụng bút danh vì cô không
có quyền phát biểu với các phương tiện truyền thông.
Bất cứ khi nào bùng dịch, rạp chiếu phim là nơi đầu tiên phải đóng cửa và là loại hình kinh doanh mở lại sau chót
|
Nữ quản lý 39 tuổi này nói với
Sixth Tone rằng rạp chiếu của cô
đã bị đóng cửa bốn lần kể từ khi được thành lập vào tháng 12 năm 2019.
Rạp đã đóng cửa khoảng nửa năm hồi 2020, hai tháng năm ngoái và hai lần
kể từ đầu tháng 3 đối với tổng cộng hơn 50 ngày. Lần đóng cửa gần đây
nhất là từ ngày 27 tháng 4 đến 5 tháng 5.
Khoảng một phần ba rạp
chiếu của quốc gia này hiện đóng cửa do dịch bệnh Omicron bùng phát.
Nhưng người trong ngành cho biết họ lo lắng hơn về việc giành được khán
giả trở lại. Họ nói rằng khan hiếm phim chất lượng và cạnh tranh từ các
thể loại giải trí mới nổi có thể phá vỡ thói quen đến rạp của người
Trung Quốc.
Màn hình tắt lịmNgành công nghiệp này
đã phát triển nhanh chóng cho đến khi xảy ra đại dịch: Số lượng màn
chiếu của Trung Quốc đã tăng hơn 13 lần từ năm 2009 đến năm 2019, lên
gần 70.000.
Khoảng một phần ba rạp chiếu ở Trung Quốc hiện đóng cửa do dịch bệnh Omicron bùng phát
|
Nhưng doanh thu phòng vé đã bị ảnh hưởng nặng nề trong kỳ nghỉ lễ Lao
động kết thúc vào thứ tư 4 tháng 5, thường là thời điểm sinh lợi cho
ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc. Tất cả các rạp chiếu phim ở
Thượng Hải đã đóng cửa từ giữa tháng 3, trong khi Bắc Kinh cũng đóng cửa
các rạp chiếu phim trong kỳ nghỉ lễ vừa qua.
Theo nhà cung cấp
dịch vụ dữ liệu thị trường điện ảnh hàng đầu Dengta, tổng doanh thu
phòng vé trong năm ngày giảm 82% xuống 297 triệu nhân dân tệ (44,5 triệu
USD) so với cùng kỳ năm ngoái, với 67,6% rạp chiếu phim đang hoạt động.
Quản lý Qu nói với
Sixth Tone
rằng rạp chiếu phim của cô đã cắt giảm khoảng một nửa số nhân viên toàn
thời gian, xuống còn 10 người, trong hai năm qua. Chi phí tiền lương
mỗi tháng tốn hơn 100.000 nhân dân tệ, theo Qu.
Nhân viên trong bộ đồ bảo hộ trước một chốt phố ở Thượng Hải sau khi
phát hiện ca nhiễm Covid-19 mới ngày 15/3/2022. Tất cả các rạp chiếu
phim ở Thượng Hải đã đóng cửa từ giữa tháng 3
|
Rạp mở cửa trở lại trong hai ngày vào cuối tháng 4 giữa hai lần đóng
cửa, mang lại doanh thu phòng vé mỗi ngày hơn 20.000 nhân dân tệ. Nếu ở
năm ngoái thì đó là một thành tích mờ nhạt, nhưng lại đủ để lọt vào tốp
đầu rạp chiếu vào ngày 25 tháng 4 ở Trung Quốc.
“Con số này chứng tỏ khán giả không bỏ rạp chiếu phim và điện ảnh,” Qu nói.
Qu
cho biết cô bớt lo lắng hơn so với hồi đầu năm 2020, khi ngày mở cửa
lại tiếp tục bị dời. Điều khiến cô lo lắng lần này là thiếu các bản phát
hành mới chất lượng để trình chiếu khi hoạt động lại.
“Thị
trường điện ảnh sẽ vẫn yếu trừ khi có những bộ phim mới thực sự khiến
mọi người muốn đến rạp,” cô nói. “Nếu chúng tôi mở cửa trở lại mà không
có phim mới thì doanh thu phòng vé cũng sẽ không mạnh.”
Một rạp chiếu ở Hồi Hột, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, ngày 2/5/2022
|
Dong Wenxin, một quản lý rạp chiếu khác ở thành phố Tế Nam phía đông, đã
đóng cửa từ ngày 31 tháng 3, viết trên mạng xã hội rằng vấn đề lớn nhất
của thị trường điện ảnh Trung Quốc là phim không đáp ứng được thị hiếu
của khán giả.
“Phim có giá trị. Chúng là một trong những lý do
khiến cuộc sống trở nên thú vị,” cô viết. “Khán giả luôn ở đó, nhưng thị
trường không cung cấp cho họ thứ họ muốn xem.”
Sắp phát hành: không nhiềuNhững
người trong ngành cho biết việc đóng cửa nhà rạp đang góp phần làm yếu
dòng ra của phim mới. Đối mặt với việc đóng cửa liên tục, các hãng đã
sản xuất ít phim hơn và trì hoãn phát hành theo kế hoạch.
Chỉ có ba phim mới được phát hành cho kỳ nghỉ lễ Lao động năm nay, so với 13 phim năm ngoái.
Bắc Kinh cũng đóng cửa các rạp chiếu phim trong kỳ nghỉ lễ Lao động vừa qua
|
Zhu Yuqing, tổng thư ký bộ phận điện ảnh của Hiệp hội Tài chính và Đầu
tư Công nghiệp Văn hóa Bắc Kinh, nói với
Sixth Tone rằng việc bùng phát
COVID-19 lặp đi lặp lại đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp trong hai
năm, khiến nhiều người trong ngành do dự trong việc phát triển các dự án
mới.
Zhu nói: “Lần đóng cửa trước đó vào năm 2020 giống như nhấn
nút tạm dừng. Nhưng lần đóng cửa này đã ảnh hưởng đến mọi mắt xích của
chuỗi công nghiệp điện ảnh, dẫn đến việc đầu tư, sản xuất, phân phối và
quảng bá bị đình trệ.”
“Trong khi đó, phim chú trọng đến lợi ích
xã hội hơn là chức năng thẩm mỹ và giải trí,” ông nói: “Khán giả trẻ có
thể ngừng đến rạp nếu chỉ có một thể loại không hấp dẫn họ.”
Poster Trận chiến Hồ Trường Tân II tại lối vào một rạp chiếu ở Bắc Kinh
|
Những năm gần đây, phim yêu nước thống trị màn ảnh rộng Trung Quốc. Những bộ phim chiến tranh bom tấn như loạt phim
Trận chiến Hồ Trường Tân và
The Eight Hundred đã mang về hàng trăm triệu nhân dân tệ ở phòng vé.
Wen Te, người có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối phim, nói với
Sixth Tone rằng anh lo ngại người trẻ tuổi sẽ chuyển sang các hoạt động giải trí khác nếu tình hình không được cải thiện.
“Trong
thời gian đóng cửa năm 2020, các rạp chiếu phim nghĩ rằng mọi chuyện sẽ
tốt hơn sau khi hết dịch. Nhưng giờ họ sợ hoạt động trở lại vì ít phim
mới và nhiều rạp sẽ thua lỗ,” người đàn ông 33 tuổi cho biết.
Một
báo cáo tháng 4 về sự phát triển của rạp chiếu phim vào năm 2021 của
công ty tư vấn văn hóa Top Century cảnh báo rằng các hình thức giải trí
mới như trò chơi hành động nhập vai bí ẩn giết người và phiêu lưu nhập
vai đang thay thế phim dành cho giới trẻ.
Cảnh trong phim Stay With Me, phim Trung Quốc mới duy nhất ra rạp dịp nghỉ lễ Lao động năm nay
|
Mặc dù không chắc chắn về triển vọng tương lai, nhưng Qu hy vọng rạp
chiếu của cô sẽ sớm mở cửa trở lại, với những bộ phim trong nước hay hơn
và nhiều phim nước ngoài hơn.
“Chúng ta cần tập trung vào việc tạo ra nội dung hay và chiếm lĩnh tâm trí của khán giả. Phim được làm cho họ,” Zhu nói.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Sixth Tone