Các nhà làm phim Trung Quốc giờ đây đang tìm cách khai thác các thị
trường điện ảnh phát triển cao ở Bắc Mỹ và châu Âu. Vậy còn những nước
láng giềng của Trung Quốc thì sao? Phim Trung Quốc có làm ăn tốt ở những
nơi đó không?
Câu trả lời là còn cần làm nhiều hơn, theo báo cáo thường niên về tầm ảnh
hưởng toàn cầu của điện ảnh Trung Quốc, vừa được Viện Hàn lâm Truyền
thông quốc tế về văn hóa Trung Hoa thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh công
bố.
Biên soạn sau năm tháng thu thập dữ liệu và phân tích, báo cáo này nói
rằng 28% những người được khảo sát nói họ không xem một phim Trung Quốc
nào trong năm 2016. Và 41% nói họ đã xem năm phim hoặc ít hơn. Chỉ 6,9%
những người được khảo sát nói họ đã xem hơn 20 phim Trung Quốc trong năm
2016.
Nghiên cứu này dựa trên 1.500 bản trả lời chi tiết, gửi đến người xem phim ở 16 nước gần Trung Quốc.
Một
phát hiện bất ngờ là, tuy Trung Quốc thuộc Đông Á, nhưng phim Trung
Quốc ít có ảnh hưởng ở các quốc gia Đông Á (như Nhật Bản và Hàn Quốc),
so với Nam Á, Đông Nam Á và Trung Á, theo tác giả bản báo cáo, giám đốc
viện giáo sư Hoàng Hội Lâm.
Mức độ xem phim Trung Quốc bình quân một năm ở Nhật là 1,21, ở Hàn là 1,8.
Các phim Trung Quốc dựa theo tác phẩm kinh điển Tây du ký phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam
|
"Số liệu thấp này có thể phần vì có nhiều tương đồng giữa văn hóa Trung
Quốc với các nước Đông Á khác," giáo sư Hoàng nói. "Đôi khi, khác biệt
văn hóa có cội nguồn tương đồng có thể loại trừ lẫn nhau.
"Tuy nhiên, số liệu này cũng cho thấy còn nhiều điều cần làm hơn để cải thiện chất lượng phim Trung Quốc và cách quảng bá."
Đông
Á cũng ít nhạy với những yếu tố hiện đại (tàu tốc hành và WeChat)
chuyển tải qua phim Trung Quốc, mà giáo sư Hoàng cho rằng do hiện trạng
công nghệ tiên tiến của khu vực này.
Ngược lại, Đông Nam Á, nơi
có những cộng đồng người Hoa rộng lớn và chịu ảnh hưởng mạnh của phim
Hồng Kông và Đài Loan, thể hiện sự quan tâm mạnh hơn nhiều đối với phim
Trung Quốc.
Phim võ thuật vẫn là thể loại làm cho điện ảnh Trung Quốc được biết đến nhiều nhất trên trường quốc tế
|
Mức độ xem phim Trung Quốc bình quân trong năm 2016 ở Việt Nam là 3,71.
Khảo
sát này còn cho thấy chủ nghĩa yêu nước, mối dây tình cảm giữa các
thành viên trong gia đình nhiều thế hệ và việc đề cao chủ nghĩa tập thể
là ba điều quan trọng rút ra từ phim Trung Quốc đối với người xem phim ở
các nước láng giềng.
"Những người được khảo sát ấn tượng bởi
công nghệ và giá trị của xuất phẩm phim Trung Quốc hơn là những thông
điệp ngầm trong đó," giáo sư Hoàng nói.
"Con số rất có ý nghĩa,"
giáo sư Hoàng nói. "Thế nên, sẽ rất hữu ích nếu nhiều phim Trung Quốc
tiếp cận được khán giả rộng lớn hơn qua nhiều kênh phát hành khác nhau."
Trương Trí Lâm và Xa Thi Mạn đến Singapore quảng bá cho bộ phim Triumph in the Sky
|
Bà bổ sung rằng phim kung fu và phim hành động là những thể loại phim
Trung Quốc được ưa chuộng nhất ở các quốc gia láng giềng -với phương Tây
cũng thế-nhưng phim hài đang ngày càng được yêu thích.
Dụ Quốc
Minh, giáo sư về truyền thông tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nói: "Lĩnh
vực kinh doanh và văn hóa của Trung Quốc không cùng một hướng khi nói
đến chuyện khai thác cơ hội ở nước ngoài.
"Vẫn còn tồn tại nhiều
thành kiến và cách nghĩ rập khuôn về Trung Quốc. Thế nên, không thể có
giải pháp hiệu quả (để quảng bá phim Trung Quốc) mà không có sự điều tra
kỹ lưỡng," ông nói.
"Muốn biết người xem phim toàn cầu muốn gì,
chúng ta cần xem xét báo cáo này để thấy điều gì còn thiếu hoặc được làm
dở tệ trong phim Trung Quốc."
Một panô quảng cáo cho phim Monkey King 2 ở Malaysia
|
Đây là lần thứ sáu học viện của giáo sư Hoàng xuất bản tài liệu như thế
này, sử dụng các bản trả lời thay vì sử dụng dữ liệu lớn.
Cơ quan
quản lý điện ảnh Trung Quốc chưa từng tiến hành điều tra dài hạn như
thế này về tầm ảnh hưởng của phim Trung Quốc trên toàn cầu.
Hồ Trí Phong, tổng biên tập của
Modern Communication,
tạp chí chuyên ngành hàng đầu đã xuất bản báo cáo này đầu tiên, nói:
"Các bản trả lời chi tiết cho khảo sát chất người ngoài những con số
lạnh lùng.
"Đến nay, lúc nào chúng ta cũng chăm chăm vào thị
trường Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng không biết phim của chúng ta làm ăn thế
nào ở các nước láng giềng. Báo cáo này điền vào chỗ trống đó."
Cảnh trong phim Tiên Bính Hiệp, một phim hài nhái siêu anh hùng của Trung Quốc
|
Ông còn nói báo cáo thường niên này sẽ là chìa khóa giúp phim Trung Quốc làm tốt hơn ở khu vực trong tương lai.
Mã
Thần, một nhà nghiên cứu thuộc nhóm của giáo sư Hoàng và là đồng tác
giả bản báo cáo, nói: "Là một dự án nghiên cứu về hành vi con người, sáu
năm là thời gian ngắn. Nhưng qua một giai đoạn lâu dài, chúng ta có thể
vạch ra xu thế.
"Mọi thứ đang thay đổi. Ví dụ, với các hạ tầng
trực tuyến, có nhiều cách để phim Trung Quốc được tiếp cận hơn. Thế nên,
chúng tôi sẽ điều chỉnh phương pháp luận khảo sát của chúng tôi trong
các năm tới."
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn