Ruben Östlund không muốn “ăn thịt người giàu”. Mà anh thích cười nhạo họ.
Trong
Triangle of Sadness, nhà làm phim người Thụy Điển đã châm
biếm sự giàu có đến mức cực đoan tàn bạo, với một phân cảnh dài tổng
cộng 15 phút trên du thuyền sang trọng. Do kết hợp của thời
tiết hỗn loạn và hải sản xấu, những hành khách giàu có dần đổ bệnh nôn
mửa và tiêu chảy dữ dội — ngã cầu thang và đâm vào tường khi họ đi vệ
sinh trong cơn bão.
Dolly de Leon, nữ diễn viên người Philippines, đóng vai bà lao công trở thành tay chơi quyền lực trong Triangle
|
“Tôi có mục tiêu là (cảnh đó) phải được đẩy đến mức có lúc khán giả phải
thốt lên, ‘Xin hãy cứu họ, họ chịu đủ rồi! Đừng trừng phạt họ nữa!’”
Östlund nói. “Và sau đó tôi còn đẩy tiếp 10 bước nữa.”
Triangle chỉ
là một trong số những phim lẻ và phim bộ truyền hình mới nhắm vào giới
siêu giàu và bất mãn của xã hội trong năm 2022. Phim hài
Loot của Apple TV+ có Maya Rudolph trong vai một tỉ phú khiếm thính tái tạo bản thân thành nhà từ thiện, trong khi
Knives Out Glass Onion
(phát trực tuyến trên Netflix ngày 23 tháng 12) có Edward Norton trong
vai một ông trùm công nghệ kiểu Elon Musk tổ chức bữa tiệc giết người bí
ẩn trên hòn đảo riêng của mình.
Bộ phim hài đen tối
The Menu (chiếu rạp ở Việt Nam với tựa
Thực đơn bí ẩn)
khơi dậy văn hóa ẩm thực tại một nhà hàng trên hòn đảo xa xôi, những
thực khách hợm hĩnh trở thành một phần của bữa tối theo những cách không
ngờ. Và bộ phim đoạt giải Emmy của HBO
The White Lotus quay
lại vào cuối tháng 10 với nhiều người giàu có cư xử tồi trong kỳ nghỉ,
đổi địa điểm Hawaii của mùa đầu tiên sang một khu nghỉ dưỡng Sicilia đẹp
như tranh vẽ.
The White Lotus mùa 2 diễn ra ở một khu nghỉ dưỡng Sicilia đẹp như tranh vẽ
|
Lotus một lần nữa cho thấy những du khách ngớ ngẩn tìm kiếm mối
liên hệ khi án mạng rình rập phía chân trời. Bảy tập Phần 2 đề cập đến
các chủ đề về quyền lực và nam tính độc hại, đồng thời có dàn diễn viên
gần như hoàn toàn mới (trừ Jennifer Coolidge và Jon Gries).
Mike White (
Enlightened của
HBO) đã sáng tạo, viết kịch bản và đạo diễn bộ phim. Anh để người xem
đưa ra ý kiến của riêng họ “về những nhân vật này và thái độ của họ, để rồi anh thường đảo ngược kỳ vọng đó,” Theo James, đóng vai anh
chàng môi giới tài chính Cam, nói. “Người giàu không phải lúc nào cũng hắc bạch rõ ràng. Những người này ở đó và bạn bị họ từ chối phần nào, nhưng rồi
bạn thấy một phần của mình trong họ.”
Thể loại châm biếm xã hội nhức nhối này hầu như không mới:
The Exterminating Angel (phim năm 1962) và
The Ruling Class năm 1972 châm biếm đối kháng giai cấp. Các ví dụ gần đây hơn bao gồm
Us của Jordan Peele và
Parasite của
Bong Joon Ho, phê bình sâu cay về đặc quyền. Nhưng phim hài nhắm vào
tầng lớp thượng lưu thậm chí càng nghiệt hơn trong năm 2022, khi 10% dân
số giàu nhất thế giới hiện sở hữu 76% tài sản, theo Báo cáo Bất bình
đẳng Thế giới năm 2022.
Loot của Apple TV+ có Maya Rudolph trong vai một tỉ phú khiếm thính đã tái tạo lại bản thân thành một nhà từ thiện
|
Dolly de Leon, nữ diễn viên người Philippines, đóng vai bà lao công trở thành tay chơi quyền lực trong
Triangle,
cho biết: “Trong quá khứ những chủ đề này đã được khám phá rất tỉ mỉ,
nhưng ngày nay nó thực sự ảnh hưởng đến tâm trạng của mọi người. Khoảng
cách giàu nghèo ngày càng lớn. (Östlund) tin vào một xã hội lý tưởng mọi
người đều được tạo cơ hội bình đẳng, nhưng thực tế không phải vậy.”
Triangle theo
chân cặp người mẫu (Harris Dickinson và Charlbi Dean), được gửi đi du
thuyền miễn phí, họ đăng ảnh tự chụp và kề vai sát cánh với những kẻ
buôn bán vũ khí và các nhà tài phiệt Nga. Östlund, từng có các bộ phim
châm biếm khác bao gồm
Force Majeure và
The Square,
được truyền cảm hứng để viết bộ phim sau cuộc trò chuyện với đối tác của
mình, một nhiếp ảnh gia thời trang. Anh bị hấp dẫn bởi ý tưởng “hồng
nhan bạc triệu” và muốn khám phá cách những người có ảnh hưởng trên
Instagram có thể sử dụng ngoại hình của họ để leo lên cao trên nấc thang
xã hội.
Khi bạn “không tách rời cuộc sống riêng tư và công việc,
mọi thứ sẽ trở thành sản phẩm bạn đang bán,” Östlund nói. Quần áo cũng
trở thành một công cụ ngụy trang và “được kết nối với thứ bậc. Các
thương hiệu thời trang về cơ bản đang bán sản phẩm của họ dựa trên (khái
niệm) hành vi bầy đàn: Chúng ta phát hiện mình thuộc nhóm xã hội nào và
rồi mua quần áo để phù hợp với nhóm xã hội đó.”
The Menu nướng một tập hợp con cụ thể những người cực giàu: những thực khách hảo hạng
|
Tương tự,
The Menu cũng nướng một tập hợp con cụ thể những
người cực giàu: những thực khách hảo hạng. Bộ phim hài theo chân Margot
(Anya Taylor-Joy), cô gái trẻ đi cùng bạn trai sành ăn (Nicholas Hoult)
đến một nhà hàng dành riêng cho người sành ăn, nơi các diễn viên, nhà
phê bình, doanh nhân và những người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ em trả
1.250 đôla cho một bữa ăn.
Nhưng khi màn đêm buông xuống, mỗi món
ăn xa hoa ngày càng trở nên riêng tư, khi đầu bếp nổi tiếng Slowik
(Ralph Fiennes) lên án nhóm khách hàng giàu có của mình tội lừa đảo tài
chính và hủy hoại cuộc sống của mọi người. Anh cũng từ chối cung cấp
bánh mì — từng được coi là thức ăn cho tầng lớp thấp hơn — và thay vào
đó phục vụ họ một đĩa nước chấm nhạt hơn nước ốc.
“Chúng tôi đang
cố gắng theo đuổi khái niệm về đặc quyền, và cách để đạt được điều đó
là làm người giàu có,” đồng tác giả Seth Reiss nói. Với nhiều nền tảng
hơn bao giờ hết để tiêu thụ nội dung, “gần như thể mọi người lướt qua
nội dung quá nhanh đến mức không còn thưởng thức được nữa. Và hãy tưởng
tượng nội dung bạn đưa ra là thức ăn — bạn bỏ rất nhiều công sức vào đó
và rồi họ cứ ăn nhanh hết mức có thể.”
Knives Out Glass Onion (phát trực tuyến trên Netflix) có Edward
Norton trong vai một ông trùm công nghệ kiểu Elon Musk tổ chức bữa tiệc
giết người bí ẩn trên hòn đảo riêng của mình
|
Đồng tác giả Will Tracy cho biết thêm,
The Menu có “những điểm
tương đồng về chủ đề tiếp tuyến” với một số phim châm biếm sự giàu có
khác đang được phát hành ngay bây giờ, mặc dù họ đã viết bản thảo đầu
tiên cách đây bốn năm.
Tracy nói: “Có cảm giác như đó là một phần
của làn sóng hoặc chúng ta đang hưởng ứng (xu thế). Chúng tôi thì
không, nhưng thật thú vị khi thấy sự trùng hợp. Có gì đó đang được nói
ra về chủ nghĩa tư bản và kiểu bất mãn văn hóa này: Ai nấy đều khao khát
một cái gì hơn thế.”
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: USA Today