Hồi tháng 5 năm ngoái, Netflix đã thông báo họ sẽ bắt đầu kiểm soát việc
khách hàng chia sẻ mật khẩu, nghĩa là chia sẻ tài khoản Netflix. Khi
tin được đưa ra, một số người đã phản ứng với thái độ hoài nghi, cho
rằng gã khổng lồ phát trực tuyến sẽ gặp khó khăn trong việc thực thi bất
kỳ quy định mới nào về cấm chia sẻ mật khẩu.
Nhưng trong những tháng gần đây, Netflix đã nhe nanh múa vuốt, thử
nghiệm các biện pháp mới ở một số quốc gia, bao gồm theo dõi địa chỉ IP,
mã thiết bị và hoạt động tài khoản.
Giờ, họ đã công bố đưa kế hoạch vào thực hiện. Từ tháng 1 năm 2023 trở
đi, chủ sở hữu tài khoản sẽ được thông báo nếu có đăng nhập bên ngoài
nhà của họ và sẽ được mời tạo tài khoản phụ cho khách truy cập này. Cứ
mỗi tài khoản phụ được tạo đồng nghĩa một khoản phí bổ sung mỗi tháng mà
chủ sở hữu tài khoản phải trả.
Tuy nhiên, rất may, kế hoạch hiện
tại là chỉ theo dõi thông tin đăng nhập từ tivi, vì vậy đối với những
người sử dụng Netflix trên điện thoại, hiện tại bạn vẫn an toàn.
Nhưng vì sao Netflix lại muốn ngăn chặn, và nước đi này có giúp gì cho họ không?
Vì tiền cả thôiXét
cho cùng, Netflix là một doanh nghiệp hướng tới mục tiêu tạo ra lợi
nhuận — và từ những gì chúng ta biết về hoạt động kinh doanh của họ,
tình hình bề ngoài không được tốt cho lắm.
Đối với một công ty đã từng tweet rằng “yêu nhau là chia sẻ mật khẩu
cho nhau”, Netflix dường như hoàn toàn không biết mình sẽ kiếm được bao
nhiêu khi nhắm mắt cho qua thay vì ngăn chặn chia sẻ mật khẩu
|
Hồi tháng 4.2022, Netflix lần đầu tiên báo cáo số lượng thuê bao sụt
giảm sau hơn một thập kỷ và tin này đã khiến giá cổ phiếu của hãng chao
đảo. Làm cho tình hình càng tồi tệ hơn, Netflix cũng khẳng định họ dự
kiến con số này còn tiếp tục giảm.
Để đối phó, Giám đốc Điều hành
Netflix Reed Hastings tuyên bố đã đến lúc phải xử lý việc chia sẻ mật
khẩu, với niềm tin rằng chia sẻ mật khẩu là vấn nạn làm ảnh hưởng đến
doanh thu của công ty.
Công bằng mà nói, Hastings có lý. Các thị
trường chia sẻ mật khẩu cung cấp quyền truy cập Netflix và các nền tảng
phát trực tuyến khác với mức giá thấp hơn so với giá của Netflix, và ước
tính Netflix mất 6,25 tỉ USD hằng năm do những khách hàng tiềm năng
quay ra sử dụng các thị trường này để có được quyền truy cập giá rẻ
thông qua mật khẩu được chia sẻ.
Giải pháp của Netflix? Theo dõi thông tin đăng nhập của người dùng và tính thêm phí cho người chia sẻ mật khẩu của họ.
Hai phần ba khách hàng dùng Netflix chia sẻ mật khẩu của họ
|
Thoạt nhìn, ý tưởng này có lý phần nào. Nếu người dùng Netflix đang chia
sẻ mật khẩu bằng các dịch vụ bên ngoài nền tảng của Netflix, tại sao
không loại bỏ người trung gian và chỉ việc bắt người dùng trả phí cao
hơn khi họ chia sẻ mật khẩu? Netflix kiếm được nhiều tiền hơn từ những
người dùng chia sẻ mật khẩu với bạn bè, và người dùng tiếp tục chia sẻ
mật khẩu như đang làm. Một giải pháp đôi bên cùng có lợi.
Ngoại trừ việc thực ra không chừng Netflix chẳng được lợi gì qua việc ngăn chặn này.
Một
nghiên cứu của nền tảng nghiên cứu người tiêu dùng Attest cho thấy cứ
năm người thì có hơn một người phụ thuộc vào tài khoản Netflix do người
khác trả tiền, với 22,6% số người tham gia chia sẻ mật khẩu. Một nghiên
cứu của Global Web Index thậm chí còn đi xa hơn, chỉ ra rằng 65% người
dùng Netflix chia sẻ tài khoản của họ.
Những người dùng này chia
sẻ mật khẩu vì nhiều lý do, nhưng có thể một trong những lý do quan
trọng nhất là việc chia sẻ mật khẩu dẫn đến chi phí thấp hơn cho tất cả
những người liên quan. Trên thực tế, công ty khởi nghiệp địa phương
Shareit rõ ràng giúp người dùng thực hiện phương pháp này để có quyền
truy cập vào các dịch vụ thuê bao đăng ký mà không phải trả toàn bộ chi
phí.
Tuy nhiên, với chi phí tăng lên, liệu người dùng có ngồi yên chấp nhận
mức giá cao hơn hay sẽ hủy hẳn thuê bao của họ là câu hỏi tiếp theo mà
Netflix cần đặt ra. Nhưng đến bây giờ, triển vọng có vẻ ảm đạm. Gần một
nửa số người được hỏi trong cuộc khảo sát của Insider Intelligence trả
lời rằng rất có khả năng họ hủy thuê bao nếu Netflix bắt đầu tính thêm
phí chia sẻ tài khoản.
Với rất nhiều người dùng Netflix thực sự
là người dùng không chính thức và là người chia sẻ mật khẩu không sẵn
sàng trả trọn mức giá, việc tăng phí thành viên cho những người này có
khả năng khiến họ quay lưng hoàn toàn, gây hậu quả tai hại cho lợi nhuận
của Netflix.
Ngoài ra còn có rất nhiều lý do để người ta chia sẻ
mật khẩu một cách vô hại — chẳng hạn như một số người có thể chỉ sử
dụng Netflix để xem một chương trình duy nhất và có thể không sẵn sàng
trả giá để trở thành thành viên đàng hoàng chỉ cho một giờ xem mỗi tuần;
hoặc những người từng sống chung vẫn có thể chia sẻ mật khẩu theo thói
quen.
Danh sách lý do còn dài, nhưng điểm mấu chốt là Netflix có
thể khiến một phần lớn cơ sở khách hàng hiện tại của họ bỏ đi với việc
kiểm soát này. Và với số lượng người thực sự chia sẻ mật khẩu lớn chừng
nào, đây có thể là một con số đáng kể trong cơ sở người dùng vốn đang
thu hẹp của Netflix.
Thị phần của các ứng dụng phát trực tuyến khác nhau
|
Thiệt người thì ít thiệt mình thì nhiềuCũng cần lưu ý
rằng Netflix không còn là vua trong thị trường phát trực tuyến nữa. Vào
tháng 8, Disney+ đã vượt qua Netflix về tổng số khách hàng sử dụng phát
trực tuyến, đạt tổng số 221,1 triệu người xem so với 220,7 triệu của
Netflix.
Disney+ không phải là đối thủ cạnh tranh duy nhất của
Netflix. Youtube Premium, Amazon Prime Video, Hulu và nhiều trang web
khác cũng đang tranh giành thị phần của họ. Mặc dù Netflix vẫn chiếm thị
phần đáng kể, nhưng sự thống trị của họ cũng đang dần mòn.
Và
tất cả điều này thậm chí không tính đến các trang web lưu trữ phim
truyền hình và phim chiếu lậu hoặc cho phép tải lậu các nội dung. Tổn
thất doanh thu toàn cầu hằng năm do vi phạm bản quyền kỹ thuật số được
ước tính vào khoảng từ 40 đến 97,1 tỉ USD.
Điều này có nghĩa
Netflix không còn vị thế áp luật chơi cho khách hàng và mong họ ngoan
ngoãn chấp nhận nữa. Giờ đây, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn, và
nhiều người đã đăng ký nhiều hơn một nền tảng phát trực tuyến.
Netflix nên hiểu rằng việc chia sẻ mật khẩu là sản phẩm phụ từ thành
công của chính họ — người dùng chia sẻ mật khẩu vì họ thấy giá trị của
việc đăng ký thuê bao Netflix
|
Nếu Netflix quyết định ngăn chặn chia sẻ mật khẩu, người dùng có thể đã
có các nền tảng khác để nhảy sang và do đó, họ có thể quyết định rời bỏ
Netflix luôn.
Ngoài ra, họ cũng có thể tìm thấy sơ hở trong hệ thống và tiếp tục tìm cách lách các hạn chế của Netflix.
Chắc
chắn, Netflix có thể đạt được những gì họ muốn với một số người xem sẵn
sàng trả nhiều tiền hơn để có khả năng chia sẻ tài khoản. Nhưng nhìn
chung, Netflix rồi sẽ thấy họ thắng một trận đánh nhưng thua cả cuộc
chiến, đặc biệt nếu các nền tảng khác biết cách lợi dụng tình hình để
lôi kéo những khách hàng bất mãn của Netflix.
Bất kỳ chiến thắng
nào trên mặt trận này, nhẹ nhất thì là một chiến thắng phải trả giá rất
đắt, và tệ nhất là một thảm họa chiến lược.
Đừng coi thường sức mạnh của vốn xã hộiVậy có thể làm gì để tìm ra giải pháp sẽ thực sự có lợi cho các bên liên quan?
Netflix không còn là vua trong thị trường phát trực tuyến nữa. Vào
tháng 8/2022, Disney+ đã vượt qua Netflix về tổng số khách hàng sử dụng
phát trực tuyến, đạt tổng số 221,1 triệu người xem so với 220,7 triệu
của Netflix
|
Trước hết, Netflix nên nhận ra rằng trong cuộc chiến chống chia sẻ mật
khẩu, chiến thắng có thể không dễ dàng và cũng không hữu ích.
Sẽ
luôn có những người tìm cách trốn tránh các hạn chế mới và tránh phải
trả nhiều tiền hơn. Và Netflix càng đưa ra nhiều hạn chế, càng khiến
khách hàng xa lánh họ. Trong một thị trường mà người tiêu dùng có nhiều
lựa chọn thay thế để hướng đến, làm vậy chỉ tổ khiến khách hàng quay
lưng.
Netflix cũng nên hiểu rằng việc chia sẻ mật khẩu là sản
phẩm phụ từ thành công của chính họ — người dùng chia sẻ mật khẩu vì họ
thấy giá trị của việc đăng ký thuê bao Netflix. Những người dùng này
muốn truy cập Netflix, nhưng vì lý do này khác, họ không thể hoặc không
muốn trả nguyên giá.
Tuy nhiên, điều này thể hiện vốn xã hội có
thể được tận dụng. Đối với một công ty đã từng tweet rằng “yêu nhau là
chia sẻ mật khẩu cho nhau”, họ dường như hoàn toàn không biết mình sẽ
kiếm được bao nhiêu khi nhắm mắt cho qua thay vì ngăn chặn chia sẻ mật
khẩu.
Có nhiều cách Spotify cho phép người dùng thể hiện bản thân và chia sẻ bản sắc đó với người khác
|
Nhiều dịch vụ đăng ký thuê bao khác như Spotify hoặc Nintendo Online
hoạt động tốt chính vì các nền tảng này cho phép kết nối xã hội.
Ví
dụ: Spotify cho phép các cá nhân cho bạn bè xem họ đang nghe gì, cùng
tạo danh sách nhạc, nghe nhạc cùng nhau thông qua chức năng nghe theo
nhóm, vân vân. Các chức năng này tận dụng vốn xã hội của người dùng để
tập hợp những người dùng hiện tại lại với nhau và thu hút người dùng mới
vào nền tảng.
Ngoài ra còn có nhiều cách Spotify cho phép người
dùng thể hiện bản thân và chia sẻ bản sắc đó với người khác — tính năng
Nhìn Lại Spotify hằng năm, khả năng chia sẻ những gì bạn đang nghe trong
dạng story trên Instagram và các đề xuất độc đáo mà Spotify cung cấp
dựa trên sở thích của người nghe. Đây là tất cả những cách mà Spotify
cho phép người dùng thể hiện bản thân và thể hiện bản sắc đó.
Hay
ở chỗ đây không phải là các chức năng trả phí ngoài gói cơ bản, nhưng
những người dùng chia sẻ mật khẩu không có khả năng được hưởng toàn bộ
lợi ích của các chức năng này vì danh tính mà thuật toán Spotify nhìn
vào để làm việc không chỉ là của riêng họ.
Teleparty cho phép các nhóm xem Netflix với nhau và tích hợp tính năng nhắn tin giữa người xem
|
Netflix nên có cách tiếp cận tương tự. Phim cũng có thể mang tính xã
hội, với các sự kiện như đêm chiếu phim hoặc xem theo nhóm phổ biến. Đã
có những trang web như Teleparty cho phép người dùng phát trực tuyến
Netflix của họ để những người khác có thể xem Netflix cùng nhau và những
chức năng như thế này thể hiện phương cách mà Netflix có thể tích hợp
các chức năng xã hội vào nền tảng của họ.
Thay vì đuổi thẳng tay
những người dùng chia sẻ mật khẩu có khả năng khiến khách hàng xa lánh,
Netflix nên cho thấy họ là dịch vụ phát trực tuyến ưu việt như thế nào,
với các chức năng rõ ràng có nhu cầu từ người dùng nhưng không có sẵn
trên các ứng dụng phát trực tuyến phim và video khác. Một động thái như
vậy sẽ cần một số khoản đầu tư và cắt giảm lợi nhuận trước mắt, nhưng về
lâu dài, sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho Netflix.
Kỷ nguyên
thống trị của Netflix đang dần khép, nhưng Netflix chưa hẳn đã suy tàn.
Vẫn còn những khía cạnh chưa được khai thác của thị trường mà Netflix có
thể tận dụng để khắc phục các sự cố hiện tại. Trong một thị trường có
nhiều đối thủ cạnh tranh quan trọng đang lăm le cướp ngai vàng của họ,
điều mà Netflix không trả giá nổi chính là khiến cơ sở khách hàng rời xa
họ.
Tuy nhiên, kế hoạch hiện tại nhằm ngăn chặn khách hàng chia
sẻ mật khẩu dường như sẽ làm đúng cái điều đó và xua đuổi những khách
hàng nhiều khả năng sẽ lao thẳng vào vòng tay của đối thủ cạnh tranh.
Netflix càng đưa ra nhiều hạn chế, càng khiến khách hàng xa lánh họ.
Trong một thị trường mà người tiêu dùng có nhiều lựa chọn thay thế để
hướng đến, làm vậy chỉ tổ khiến khách hàng lao thẳng vào vòng tay của
đối thủ cạnh tranh
|
Vẫn còn phải chờ xem Netflix có thể tìm ra giải pháp khả thi cho vấn đề
doanh thu của họ hay không, nhưng giải pháp hiện tại của họ nói nhẹ thì
thể hiện sự thất bại trong việc tận dụng cơ hội, và nói nặng thì là một
sai lầm tai hại.
Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Vulcan Post