Phòng vé lớn thứ 15 thế giới đã chứng kiến sự gia tăng số lượng màn hình
và liên hoan phim thành công — và các nhà đầu tư đang lưu ý. Indonesia
có phải là câu chuyện tăng trưởng lớn tiếp theo của thế giới?
Với dân số khổng lồ 260 triệu người, phần lớn trong số đó là người trẻ
và có hiểu biết về mạng xã hội, Indonesia từ lâu đã đe dọa trở thành một
trong những thị trường điện ảnh lớn nhất châu Á.
Nhưng chỉ trong vài năm qua, lãnh thổ này đã bắt đầu biểu hiện tăng
trưởng thực sự. Mặc dù vẫn chưa được chú ý một cách đáng tiếc, thị
trường điện ảnh Indonesia đã chứng kiến số liệu tăng hơn gấp đôi kể từ
năm 2012 đạt 1.638 màn hình vào giữa năm 2018. Kết quả là, rốt cuộc
phòng vé đã bắt đầu cất cánh, đạt 345 triệu đôla trong năm 2017, biến
Indonesia trở thành thị trường lớn thứ 15 trên thế giới bên ngoài Bắc
Mỹ, theo số liệu từ Hiệp hội điện ảnh.
Mặc dù các hãng phim Mỹ lấy được doanh thu từ thị trường này ngày càng nhiều hơn —
Avengers: Infinity War thu về hơn 25 triệu USD hồi đầu năm nay và
The Nun mở màn với 7 triệu USD — các xuất phẩm điện ảnh của Indonesia cũng đang bùng nổ.
Bộ phim lãng mạn
Dilan 1990 của Falcon Pictures thu về 16,6 triệu đôla trong tháng 1, trong khi phim kinh dị
Satan’s Slaves của Joko Anwar, do Rapi Films và CJ E & M của Hàn Quốc sản xuất, lấy khoảng 11 triệu đôla năm ngoái.
Phim nghệ thuật của Indonesia cũng thường xuyên xuất hiện ở các liên hoan phim với
Memories Of My Body của Garin Nugroho ra mắt tại Liên hoan phim Venice năm nay, sau thành công của
Marlina The Murderer In Four Acts của Mouly Surya và
The Seen And Unseen của Kamila Andini, lần lượt chiếu ra mắt trong hạng mục Directors’ Fortnight ở Cannes và Toronto năm ngoái.
Như
ở các thị trường mới nổi khác, tăng trưởng phòng vé Indonesia đang bắt
đầu thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. “So với năm hoặc sáu năm trước, các dự
án được bật đèn xanh dễ dàng hơn và ngân sách ngày càng tăng,” Shanty
Harmayn, nhà sản xuất phim người Indonesia và đồng sáng lập Base
Entertainment, cho biết. “Có nhiều rạp chiếu phim hơn cho tầng lớp trung
lưu đang tăng lên và nhu cầu nội dung giải trí từ số lượng hạ tầng OTT
ngày càng tăng ở Indonesia.”
Mở rộng rạp chiếuKích
hoạt cho tăng trưởng bắt đầu từ việc cải tổ quy định vào năm 2016, do
vị tổng thống thân thiện với doanh nghiệp của Indonesia, Joko Widodo,
loại công nghiệp điện ảnh ra khỏi cái gọi là “danh sách từ chối” đầu tư
nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài giờ đây có thể nắm giữ 100% cổ
phần trong các công ty liên quan đến sản xuất, phân phối và trình chiếu.
Những thay đổi đó đã thúc đẩy nhà vận hành rạp chiếu Hàn Quốc CJ CGV, vốn
đã có mặt trên thị trường Indonesia thông qua một liên doanh, bắt đầu
mở rộng nhanh chóng, cạnh tranh với sự độc quyền trước đây do Tập đoàn
Điện ảnh 21 của Indonesia nắm giữ. CJ CGV hiện có 47 điểm chiếu với 300
màn hình ở Indonesia và sẽ sớm được theo sau bởi đối thủ Lotte Cinema
cũng của Hàn Quốc, dự kiến sẽ mở điểm chiếu đầu tiên ở Jakarta trước
cuối năm nay.
Tập đoàn địa phương Lippo Group cũng đang mở rộng
nhanh chóng thông qua thương hiệu Cinemaxx của mình, có 45 điểm chiếu
với 226 màn hình và đang hướng tới tăng gấp bốn lần con số đó lên 1.000
màn hình trong vòng năm năm. Tháng trước, khổng lồ vận hành rạp chiếu
của Mexico Cinepolis tuyên bố họ đã mua lại cổ phần thiểu số trong
Cinemaxx, điều này sẽ giúp Lippo đạt được mục tiêu của mình.
“Chúng
tôi có kế hoạch phát tán ra rất nhiều thành phố và địa điểm chưa khai
phá, chưa được phục vụ,” Gerem Dibbayawan, CEO của Cinemaxx, nói. “Hiện
tại, tỷ lệ màn hình trên dân cư của Indonesia đối với các thành phố và
khu vực lớn vẫn đang có khoảng cách lớn, nghĩa là nhiều người Indonesia
không thể tận hưởng trải nghiệm điện ảnh. Họ phải mất hàng giờ để đi đến
rạp chiếu phim gần nhất.”.
Trong khi đó, tiền đang đổ vào xuất phẩm nội địa thông qua các hãng
phim, đài truyền hình địa phương và quốc tế, hạ tầng OTT và lĩnh vực
công nghệ đang phát triển nhanh của Indonesia. “Khoảng 50 phim nội địa
đã được phát hành trong quý đầu tiên của năm 2018, so với 18 phim trong
quý đầu tiên của năm 2017,” Dibbayawan nói. “Tổng doanh thu phòng vé của
phim trong nước tăng 170% so với năm trước.”
Xuất phẩm địa
phương chiếm 30% thị phần, với phim hành động, phim hài và tình cảm, đôi
khi có chủ đề Hồi giáo, như lấy giấy phép lái xe. Tuy nhiên, các phim
nghệ thuật cũng bắt đầu được tiếp cận với rạp chiếu — năm ngoái,
Marlina The Murderer In Four Acts đã ghi được 150.000 lượt xem đáng nể.
Không
có gì ngạc nhiên khi các hãng phim quốc tế bắt đầu chú ý. Trong khi CJ
E&M của Hàn Quốc đã sản xuất phim nói tiếng Indonesia kể từ năm
2014, năm nay đã chứng kiến cả 20th Century Fox và Ivanhoe Pictures vào
cuộc. Fox phát hành bộ phim hành động đầu tiên nói tiếng Indonesia,
Wiro Sableng: 212 Warrior,
vào cuối tháng 8, trong khi Ivanhoe gần đây công bố thỏa thuận hợp tác
sản xuất ba phim do Anwar đạo diễn với CJ và các nhà sản xuất Base
Entertainment và Rapi Films của Indonesia.
Một rạp chiếu của CGV ở Jakarta, Indonesia
|
Dựa trên loạt tiểu thuyết kiếm hiệp kỳ ảo
212 Warrior,
Wiro Sableng đã
giành được hơn 1,55 triệu lượt xem ở thị trường nội địa và cũng sẽ được
Fox trình chiếu ở Singapore và Malaysia. “Chúng tôi bị cuốn hút bởi
Wiro với
độ sâu của tài sản trí tuệ nền và khả năng tạo ra một chuỗi phim thay
vì phim một lần,” Kurt Rieder, phó giám đốc điều hành phát hành rạp châu
Á Thái Bình Dương, cho biết.
Trong khi đó, CJ đã sản xuất năm phim nói tiếng Indonesia, trong đó có
Satan’s Slaves,
Cado Cado: Doctor 101 của Ifa Isfansyah và
20 Forever, làm lại bộ phim hài thành công đình đám
Miss Granny của Hàn Quốc. Khổng lồ giải trí Hàn Quốc cũng đang làm phim kinh dị zombie
Dreadout: Tower Of Hell, do Kimo Stamboel đạo diễn, và một phiên bản làm lại bộ phim hài Hàn Quốc
Sunny.
“Những
thay đổi năng động trong nền kinh tế và xã hội Indonesia hấp dẫn chúng
tôi — chúng tôi cảm thấy có thể tận dụng những kinh nghiệm của mình tại
Hàn Quốc để thâm nhập vào thị trường này,” Jerry Ko, trưởng ban quốc tế
của CJ E&M cho biết. “Ngoài ra, ngân sách trung bình khiêm tốn
[khoảng 1 triệu đôla cho mỗi bộ phim] nghĩa là chúng tôi có thể mở rộng
bí quyết kinh doanh và sáng tạo của chúng tôi với rủi ro thấp đáng kể.
Mục tiêu của chúng tôi là cộng tác với các tài năng và nhà sản xuất địa
phương để giới thiệu nội dung giải trí chất lượng cao vào thị trường, từ
đó mở rộng thành công kinh doanh của chúng tôi ở Đông Nam Á.”.
Giấc mơ kỹ thuật sốNhư ở Trung Quốc Đại lục, ngành công
nghiệp điện ảnh của Indonesia cũng đang chứng kiến cơn lũ đầu tư từ các
công ty công nghệ. Trong số những người tích cực nhất là Go-Jek, hạ tầng
hàng đầu của Indonesia cho tất cả mọi thứ từ dịch vụ vận chuyển qua ứng
dụng và giao thức ăn đến thanh toán kỹ thuật số, đang đầu tư vào chế
tác phim thông qua công ty con mới Go Studios và lên kế hoạch ra mắt
dịch vụ phát trực tuyến Go Play vào đầu năm tới.
Ra mắt vào tháng 4, Go Studios đã đầu tư vào một số phim Indonesia, bao gồm
Memories Of My Body và
A Road With No End sắp
tới của Mouly Surya, và cũng đang hợp tác với Vice Media trên một loạt
phim truyện và phim tài liệu. Go Play đang tích cực mua nội dung giải
trí địa phương và đã giành được quyền phát trực tuyến
Wiro Sableng.
Ngoài
ra, khổng lồ truyền thông và viễn thông Emtek của Indonesia đang gia
tăng đầu tư vào điện ảnh thông qua thương hiệu Screenplay Productions
của mình, với một dàn phim gồm
The Night Comes For Us của Timo Tjahjanto, được Netflix mua lại gần đây và
Gundala,
phim siêu anh hùng sắp tới của Anwar. Đồng thời, các hạ tầng phát trực
tuyến khu vực như HOOQ, Iflix và Viu đều đang đầu tư vào nội dung điện
ảnh và truyền hình Indonesia khi họ tranh giành thị phần.
Isabelle Glachant cùng nữ diễn viên chính của bộ phim Marlina The Murderer In Four Acts tại sự kiện chiếu mở màn bộ phim ở Indonesia
|
Phim Indonesia cũng bắt đầu thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Khách
hàng quốc tế từ lâu đã quen thuộc với các bộ phim hành động của nước này
— bắt đầu với các thành công toàn cầu như
The Raid,
Headshot và
Killers — nhưng các tựa phim kinh dị và nghệ thuật cũng bắt đầu lan truyền. CJ đã bán
Satan’s Slaves cho hơn 20 thị trường, khoảng một nửa trong số đó đã cho bộ phim phát hành rạp. Do Asian Shadows đảm nhận phát hành quốc tế,
Marlina The Murderer In Four Acts, đã được bán cho 40 vùng lãnh thổ và phát hành rạp ở Mỹ, Canada và Anh.
Isabelle
Glachant, nhà sáng lập Asian Shadows, giải thích rằng trong khi người
mua có xu hướng theo nhà làm phim chứ không phải nước sản xuất, họ dần
dà trở nên quen thuộc hơn với điện ảnh Indonesia. “
Marlina bán
được không phải vì đó là phim Indonesia — đó là bộ phim được Cannes
tuyển chọn và sự kết hợp của một chủ đề phương Tây và nữ quyền,”
Glachant nói. “Nhưng kể từ thành công của bộ phim này, chúng tôi đã thấy
sự quan tâm đến phim Indonesia nhiều hơn.”
Xét khía cạnh nhập
khẩu chứ không phải xuất khẩu, Indonesia vẫn còn những hạn chế có thể
cản trở cho việc mở rộng thị trường khi Cinema 21 Group độc quyền phát
hành phim nước ngoài. Các phim độc lập mà tập đoàn này mua lại thường
chỉ được phát hành ở các rạp chiếu riêng của họ và không được cung cấp
cho các nhà rạp đối thủ. Tương tự, mặc dù CJ CGV và Cinemaxx đều mua
phim độc lập nước ngoài, họ thường không được tiếp cận rạp chiếu của
Cinema 21, vẫn chiếm hơn 80% thị phần.
Đối với người bán phim quốc tế, việc thiếu vắng cạnh tranh — từ thời
Suharto khi nhiều ngành công nghiệp của Indonesia độc quyền trong tay
gia đình vị cựu tổng thống này — là vấn đề còn lớn hơn chuyện kiểm duyệt
hoặc hạn ngạch cho phim nội địa. Mặc dù Indonesia là quốc gia Hồi giáo
đa số, kiểm duyệt được coi là ít nghiêm ngặt hơn nước láng giềng
Malaysia, và mặc dù nước này có quy định bảo hộ phim nội địa, chúng hiếm
khi được thực thi. Tuy nhiên, không có khả năng Cinema 21 có thể giữ
mãi thế độc quyền của họ khi mà cả CJ CGV lẫn Cinemaxx đều mở rộng số
lượng rạp chiếu của họ và bắt đầu đưa ra một giải pháp thay thế thực sự
cho phim nước ngoài.
Cinema 21 Group còn là nhà nhập khẩu duy
nhất phim Hollywood, thông qua chi nhánh của họ là PT Omega Film, tuy
nhiên các hãng phim Mỹ có vẻ thích cách làm này hơn, vì những phim của
họ được phát hành hầu như toàn bộ các chuỗi rạp chiếu của Indonesia. “Đó
là một trong những lãnh thổ nhiều lợi nhuận của chúng tôi, bởi vì chúng
tôi không phải tốn chi phí vận hành ‘khủng’ và chúng tôi giữ ngân sách
quảng cáo khi thị trường tăng trưởng,” Rieder của Fox giải thích.
Cảnh trong phim Marlina The Murderer In Four Acts
|
Và với việc chính phủ Indonesia đang tìm kiếm các ngành sáng tạo để mở
rộng nền kinh tế của đất nước, các hãng phim mong đợi sự tăng trưởng này
tiếp tục, dù cho cuộc tổng tuyển cử năm tới thế nào đi nữa. “Không có
lý do gì khiến Indonesia không thể trở thành thị trường 500 triệu lượt
xem. Chúng tôi thậm chí còn chưa đạt một phần năm đoạn đường,”
Dibbayawan của Cinemaxx nói. Mặc dù có thể không phát triển với tốc độ
chóng mặt của Trung Quốc — mà đâu có lãnh thổ nào tăng trưởng với tốc độ
tương tự Trung Quốc — đây vẫn là một thị trường có tiềm năng to lớn có
thể sinh lợi để khai phá.
Các dự án phim lớn của Indonesia •
Dreadout: Tower Of HellĐạo diễn: Kimo Stamboel
Stamboel, một người trong bộ đôi làm phim kinh dị ăn khách của Indonesia, Mo Brothers (
Headshot),
đang đạo diễn bộ phim kinh dị zombie tuổi mới lớn này, dựa theo một
game trực tuyến. CJ E & M của Hàn Quốc đồng sản xuất với
goodhous.id, hãng chế tác của Stamboel, bộ phim được lên kế hoạch phát
hành vào tháng 1.
•
GundalaĐạo diễn: Joko Anwar
Một trong những dự án lớn nhất từ trước đến nay của nhà làm phim Indonesia Anwar (
Satan’s Slaves),
Gundala là
phim hành động dựa trên nhân vật siêu anh hùng người Indonesia rất được
yêu thích trong loạt truyện tranh thập niên 1970 và 1980. Do Screenplay
Productions, Legacy Pictures và Bumilangit Studio của Indonesia sản
xuất, bộ phim dự kiến phát hành mùa hè năm 2019.
•
ImpetigoreĐạo diễn: Joko Anwar
Dự kiến khởi quay vào tháng 2,
Impetigore là
phim đầu tiên trong dàn ba phim do Anwar đạo diễn, được Ivanhoe
Pictures, CJ E & M của Hàn Quốc và Base Entertainment và Rapi Films
của Indonesia sản xuất. Câu chuyện kể về một cô gái trở về làng mình sau
khi được bảo rằng cô có tài sản thừa kế, chỉ để phát hiện cả làng đang
tìm cách giết cô để gỡ bỏ một lời nguyền.
•
A Man Called AhokĐạo diễn: Putrama Tuta
Tuta, đã có bộ phim thành công vang dội năm 2011
Catatan Harian Si Boy
trong bảng thành tích, viết kịch bản và đạo diễn bộ phim tiểu sử Basuki
Tjahaja Purnama (biệt danh Ahok), một chính trị gia người Indonesia gốc
Trung Quốc, chiến đấu chống tham nhũng nhưng hiện ở tù vì bị cáo buộc
xúc phạm Hồi giáo. Bộ phim được lên kế hoạch phát hành tại Indonesia vào
ngày 8 tháng 11.
•
Memories Of My BodyĐạo diễn: Garin Nugroho
Do đạo diễn bậc thầy của Indonesia Nugroho chỉ đạo,
Memories Of My Body
theo chân một vũ công trong đoàn múa Lengger truyền thống nữ tính và
gợi cảm của Indonesia từ tuổi thiếu niên đến tuổi hai mươi. Bộ phim,
hiện trên mạch liên hoan phim sau khi ra mắt ở Venice, do Fourcolors
Films của Ifa Isfansyah sản xuất, chính là hãng sản xuất bộ phim
Siti của Eddie Cahyono và
The Seen And Unseen của Kamila Andini.
•
A Road With No EndĐạo diễn: Mouly Surya
Sau khi có phim
Marlina The Murderer In Four Acts tham gia Directors’ Fortnight của Cannes năm 2017, Surya đang đạo diễn một bản chuyển thể cuốn tiểu thuyết
A Road With No End của
Mochtar Lubis, về một giáo viên tham gia phong trào du kích giành độc
lập cho Indonesia vào giữa những năm 1940. Do Surya và đồng biên kịch
Marlina, Rina Adi, viết kịch bản bộ phim sẽ do Cinesurya sản xuất với sự hậu thuẫn từ Go Studios.
•
Science Of FictionsĐạo diễn: Yosep Anggi Noen
Noen (
Solo, Solitude)
đang đạo diễn câu chuyện năm 1960 này, nói về một người đàn ông bị câm
chứng kiến một vụ đáp xuống mặt trăng giả và cố gắng cảnh báo dân làng
mình trước sự lừa dối đó, dù họ cho rằng anh ta điên. Đang trong giai
đoạn hậu kỳ, bộ phim do Angka Fortuna Sinema của Indonesia, Andolfi
Production của Pháp và Astro Shaw của Malaysia sản xuất.
•
Wiro Sableng: 212 WarriorĐạo diễn: Angga Dwimas Sasongko
Do 20th Century Fox và LifeLike Pictures của Sheila Timothy sản xuất,
Wiro Sableng dựa trên loạt tiểu thuyết võ thuật kỳ ảo
212 Warrior
của Bastian Tito, con trai của tác giả này, Vino G Bastian, dẫn đầu dàn
diễn viên. Sau khi phát hành vào hè năm 2018 ở Indonesia, thông qua Fox
bộ phim sẽ ra mắt ở Singapore và Malaysia, trong khi Michael J Werner,
nhà tư vấn cho Fox, bán quyền phát hành ở phần còn lại của thế giới.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Screen Daily