Tin tức

Những bộ phim thiếu nhi gây tranh cãi

21/03/2012

Các bộ phim xếp loại R có chứa cảnh tình dục và bạo lực; những thứ mà các bậc phụ huynh không muốn con em của mình xem trên màn ảnh. Tuy nhiên, không phải tất cả những lời than phiền đều dựa vào thực tế. Thỉnh thoảng, vài cá nhân phát ngôn ngớ ngẩn rằng bộ phim chứa một "ẩn ý" có nguy cơ làm hư hỏng tâm trí trẻ thơ.

Chẳng hạn như phim The Lorax, khởi chiếu trong tuần. Gần đây, Lou Dobbs của Fox Business Channel cho rằng bộ phim hoạt hình này đẩy tư tưởng quá "thoáng" và "sản phẩm thân thiện với môi trường" vào bọn trẻ. Dĩ nhiên The Lorax không phải là trường hợp duy nhất: The Muppets (mục tiêu khác của Fox News) đến ngay cả Bạch Tuyết, bộ phim thiếu nhi thường bị chỉ trích vì làm hư hỏng giới trẻ ngày nay.

Để thể hiện sự tôn trọng đối với The Lorax, chúng ta hãy nhìn lại những bộ phim thiếu nhi gây tranh cãi khác.

Nàng tiên cá (The Little Mermaid)

Bộ phim đầu tiên trong số nhiều phim hoạt hình của Disney bị cáo buộc là đưa thông điệp tình dục ngầm vào trong đó. Trong phim, điểm gây tranh cãi xảy ra trong cảnh hôn lễ, khi vị linh mục trở nên quá hào hứng. Tuy nhiên, theo các nhà làm phim hoạt hình, điều khán giả xem thật ra là đầu gối cong của ông. Cảnh phim bị cáo buộc ám chỉ tình dục dẫn đến vụ kiện chống lại Disney mà cuối cùng lắng xuống.



Cảnh phim trong Nàng tiên cá bị cáo buộc ám chỉ tình dục

Đại hội nhạc rối (The Muppets)

Chỉ hai tuần trước khi các nhà phê bình bảo thủ đưa ra một ý kiến sai lầm rằng bộ phim hoạt hình Đại hội nhạc rối phát hành gần đây là một phương tiện truyền bá được sử dụng để thay đổi khiến bọn trẻ có ý chống lại công nghiệp dầu hỏa và giới tư bản Mỹ. Đương nhiên, không có gì ngạc nhiên là cô Piggy là người cuối cùng thắng cuộc.

Câu chuyện đồ chơi 3 (Toy Story 3)

Sự tán dương gần như là thống nhất cho phần phim tiếp theo này của Pixar không bao gồm xuất phẩm bênh vực quyền lợi cho phụ nữ Ms. Magazine, cho là bộ phim phân biệt giới tính: “Trong số bảy nhân vật đồ chơi mới tại nhà trẻ, nơi mà phần lớn câu chuyện diễn ra, chỉ có một đồ chơi là nhân vật nữ.”

Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Snow White and the Seven Dwarves)

Một bộ phim khác bị liệt vào nhóm phim “phân biệt giới tính”. Cảnh phim tranh luận là Bạch Tuyết tình cờ gặp căn nhà của bảy chú lùn, bản năng đầu tiên của cô là bắt đầu lau rửa - điều không hay đối với một số người bênh vực quyền lợi cho phụ nữ.

Shrek the Third

Sự thật là những người ủng hộ thực phẩm lành mạnh khó chịu vì Shrek được sử dụng trong chiến dịch chống béo phì hơn là chính bộ phim, nhưng điều khiến họ nổi giận trước hết là sự sắp đặt sản phẩm trong bộ phim, bao gồm nhiều công ty (làm sản phẩm không tốt cho sức khỏe) như Snickers, M&M's, Sierra Mist, Fruit Loops và nhiều hơn nữa.

Vua sư tử (The Lion King)

Những giả thuyết về thông điệp tình dục trong phim của Disney bao gồm bộ phim chuyển thể Shakespeare được yêu thích của mọi người, The Lion King. Trong phim, có một cảnh mà Simba nhìn lên bầu trời đêm và thấy xuất hiện từ “SEX” được các ngôi sao sắp xếp nguệch ngoạc. Tuy nhiên, các nhà làm phim nói thực ra đó là từ “SFX”, nghĩa là hiệu ứng đặc biệt. Dưới đây là đoạn clip, bạn hãy tự nhận xét cho chính mình.



Cảnh phim trong Vua sư tử gây tranh cãi

The Witches

Mặc dù tranh luận chủ yếu liên quan đến quyển sách của Roald Dahl mà bộ phim dựa vào đó, những than phiền The Witches đúng cho cả hai phía. Nhóm người cáo buộc Dahl phân biệt giới tính bởi vì tất cả phù thủy đều là nữ, tác giả đã đáp lại “Không có chuyện phù thủy là nam. Mặt khác, ma cà rồng luôn là nam.”

Wall-E

Các nhà phê bình bảo thủ phê phán Wall-E vì quan điểm tự do của bộ phim. Vì phụ trách chuyên mục National Review Shannen W. Coffin đã phát biểu, “Ngay từ giây phút đầu của phim, bọn trẻ đã bị tấn công dồn dập với tư tưởng tuyên truyền phái tả về sự tội lỗi của nhân loại. Thật xấu hổ, vì rôbô cũng có lời ước hẹn.”

Rango

Đối với một số người, đây chỉ là bộ phim về chú tắc kè hoa đa mưu; đối với những người khác, đây là phương tiện truyền bá cho những người vận động hành lang ủng hộ việc hút thuốc lá. Các tổ chức không khói thuốc đã chỉ trích Rango vì hình ảnh hút thuốc quá mức đến quan điểm Trung tâm giáo dục và nghiên cứu kiểm soát thuốc lá ở Đại học California – San Francisco thậm chí cố gắng – và thất bại khi yêu cầu MPAA xếp bộ phim vào loại R.

Rango bị chỉ trích vì hình ảnh hút thuốc quá mức

The Lorax

Một bộ phim khác khiến Fox News giận dữ. Tuần qua, Lou Dobbs của Fox Business chê bai The Lorax vì chương trình nghị sự tự do, tuyên bố rằng hãng phim làm ra bộ phim này nhằm đưa “sản phẩm thân thiện với môi trường” và: những người bạn hào phóng của Tổng thống ở Hollywood đang nhằm vào đối tượng trẻ hơn sử dụng phim hoạt hình để gửi tư tưởng đến bọn trẻ.”

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi

+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.