Cảnh trong phim Now You See Me
Phim như
Now You See Me tạo ra một xu hướng gom một số lớn diễn
viên nổi tiếng và thực lực vào một bộ phim để tạo sức hút, và thường
những diễn viên này quá giỏi so với những vai họ đóng.
Kỹ năng
diễn xuất của họ đủ tầm để đóng những vai thách thức hơn thế nhiều,
nhưng sự hiện diện của những tài năng này luôn được khán giả ưa thích.
Một ví dụ nữa là
Iron Man, hút khách từ khả năng diễn châm biếm hài của các diễn viên như Jeff Daniels, Don Cheadle, Sam Rockwell...
Một
bộ phim trát đầy những tên tuổi nổi tiếng không phải là điều gì mới mẻ.
Năm 1932 và 1933, MGM đã từng chứng minh họ có thể làm một bộ phim “có
nhiều sao hơn trên trời” với
Grand Hotel và
Dinner At Eight,
để chứng minh những quan hệ diễn viên của hãng. Vào đầu thập kỷ 40,
phim động viên khán giả và tuyên truyền về chiến tranh như
Stage Door Canteen và
Follow The Boys
cũng là kết quả của các hãng phim đôn hết những diễn viên nổi tiếng của
họ vào một bộ phim có ít cốt chuyện mà chỉ như vài mẩu kịch ngắn đan
kết lại với nhau. Những bộ tiểu phẩm này giải trí cho khán giả trong khi
tuyên truyền các thông điệp về lòng yêu nước. Những phim đầy sao tương
tự sau này còn có
Around The World In 80 Days (1956) và
It’s A Mad, Mad, Mad, Mad World (1963).
Blue Jasmine
Ngày nay, những diễn viên thường tham gia các phim đầy sao gồm Woody
Allen, với những thông báo về vai diễn của ông có thể thú vị hơn cả
chính bộ phim (
Blue Jasmine sẽ phải tuyệt đỉnh mới xứng đáng
với dàn diễn viên ngoài Allen còn có Cate Blanchett, Louis C.K. và
Andrew Dice Clay). Cũng tương tự, Steven Soderbergh, thường cũng xuất
hiện trong nhiều phim châm biếm với sự tham gia của nhiều ngôi sao.
Những phim với một tổ diễn viên chính của Robert Altman thường có những tên tuổi ít được biết đến hơn,
The Player (1992) và
Short Cuts
ra mắt năm sau đó đều có những tên tuổi nổi tiếng, một phần vì phim
diễn ra ở Hollywood, và phần khác nữa là có những tên tuổi đó thì phim
mới kiếm đủ tiền để chi trả cho ngân sách của một bộ phim không mấy thú
vị về Los Angeles dài ba tiếng.
Nhiều khi thuê nhiều diễn viên
nổi tiếng là một âm mưu trong ngành: chị em nhà Wachowski chắc hẳn đã
đưa ca sĩ Hàn Quốc Rain vào một vai nhỏ trong
Speed Racer để
tăng khả năng thu hút khách của phim ở châu Á. Tương tự, Lars von Trier
cũng đã đưa càng nhiều tên tuổi Hollywood càng tốt vào các phim như
Dogville và
Manderlay để tăng khả năng kiếm tiền của những bộ phim được cho là kén khán giả này.
Gary Oldman trong The Fifth Element
Có lẽ thú vị nhất là
The Fifth Element (1997). Bruce Willis
hoàn toàn có thể kết thúc bộ phim trong vai chính duy nhất, nhưng sự
hiện diện của Chris Tucker tạo một sự tương phản giữa phong cách đóng
hài của hai diễn viên. Phim này ra mắt cùng năm với
The Sweet Hereafter
của đạo diễn Atom Egoyan, vì thế thật thú vị khi xem Ian Holm — một
diễn viên gạo cội với nhiều kinh nghiệm sân khấu — hạ thấp mình trong
một vai diễn chắc hẳn có thù lao cao nhưng không mấy thách thức. Tuyệt
hơn hết là một Gary Oldman rõ ràng là quá giỏi để đóng vai phản diện
Jean-Baptiste Emmanuel Zorg. Nhiều vai diễn của Oldman trở nên khó quên
vì nhiều lý do, nhưng chỉ trong
The Fifth Element ta mới được
xem một trong những diễn viên giỏi nhất còn hoạt động đóng một cảnh nói
chuyện điện thoại với một quả cầu hắc ám ngoài vũ trụ một cách hoàn toàn
nghiêm túc.
Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi