Đối với hầu hết người Trung Quốc, Hạ Vũ, hay Đại Vũ, là một cái tên quen
thuộc. Những kỳ công của ông pha lẫn huyền sử và lịch sử, từ việc trị
thủy sông Hoàng Hà cho đến việc mở ra triều đại Nhà Hạ (khoảng thế kỷ
21-thế kỷ 16 trước Công nguyên).
Mặc dù huyền thoại về ông xuất hiện trong các văn tự cổ như
Sơn hải kinh và
Sử ký (
Thái sử công thư), rất ít tài liệu viết về thời thơ ấu hay tuổi trẻ của vị anh hùng này.
Phim bộ hoạt hình Sơn hải kinh kể câu chuyện về quá trình
trưởng thành của Hạ Vũ, vị anh hùng huyền thoại nổi tiếng với công việc
trị thủy và sáng lập triều đại đầu tiên của Trung Hoa
|
Gần đây,
Sơn hải kinh, phim bộ hoạt hình 52 tập bốn mùa, đã tìm
ra một góc nhìn mới mẻ để ghi lại tuổi trẻ của Hạ Vũ. Chuyện bắt đầu
với việc Hạ Vũ được Chúc Long, vị thần nửa người nửa rắn nuôi dưỡng, sau
khi cha bị xử tử vì ăn trộm tức nhưỡng (đất ở trên trời) của Ngọc Hoàng
để ngăn chặn lũ lụt và giải cứu các bộ tộc thống khổ.
Kể từ khi ra mắt trên CCTV-1 vào ngày 18 tháng 3, bộ phim đã thu hút sự chú ý khi hồi sinh hơn 400 nhân vật và sinh vật từ
Sơn hải kinh,
bao gồm Cộng Công, vị thần nóng tính cai quản vùng biển và Hình Thiên,
nhân vật thần thoại vẫn tiếp tục chiến đấu ngay cả sau khi mất đầu.
Tào Lượng, giám đốc dự án, nói với
China Daily rằng ông được China Media Group – đài truyền hình lớn nhất Trung Quốc – ủy thác làm một phim bộ hoạt hình lấy cảm hứng từ
Sơn hải kinh, mà ông miêu tả là bộ bách khoa toàn thư phản ánh đời sống xã hội và kiến thức địa lý về Trung Hoa cổ đại.
Tác
phẩm kinh điển 18 tập này được cho là biên soạn từ thời Chiến Quốc
(475-221 trước Công nguyên) và đầu thời nhà Hán (206 trước Công
nguyên-220 sau Công nguyên), và bao gồm nhiều chủ đề, cả thần thoại và y
học, cũng như thông tin về động vật, thực vật, đại dương và thiên văn
học.
Sơn hải kinh kể câu chuyện về quá trình trưởng thành của Hạ Vũ, một
anh hùng huyền thoại nổi tiếng về trị thủy và thiết lập triều đại đầu
tiên của Trung Hoa
|
Thách thức ban đầu mà đội ngũ đối mặt là quyết định chọn nhân vật nào
trong cuốn sách đồ sộ này làm nhân vật chính cho loạt phim hoạt hình.
Tào
Lượng nói rằng ban đầu họ cân nhắc một số nhân vật nổi tiếng nhất, gồm
Hậu Nghệ, anh hùng thần thoại đã bắn hạ 9 trong số 10 người con của Ngọc
Hoàng để cứu trần gian khỏi bị thiêu đốt; Khoa Phụ, người khổng lồ với
mục tiêu tham vọng chạy đua cùng mặt trời; và Tinh Vệ, con gái của một
vị thần biến thành một con chim và cố gắng lấp biển bằng cành cây và đá
để trả thù việc nàng chết đuối dưới biển.
Sau khi họp với các
nhà biên kịch và chuyên gia thần thoại và văn hóa dân gian, Tào Lượng
nói cuối cùng họ chọn Hạ Vũ vì mặc dù có sự kết hợp giữa nội dung thực
tế và hư cấu, số lượng miêu tả và ghi chép cho thấy ông là một nhân vật
lịch sử có thật, có nhiều ảnh hưởng đến Trung Hoa cổ đại.
“Là một
người hùng, nổi bật trong nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa, Hạ Vũ có
thể gần gũi hơn với khán giả hiện đại, đặc biệt là giới trẻ,” Tào Lượng
cho biết.
Sau khi họp với các nhà biên kịch và chuyên gia thần thoại và văn
hóa dân gian, Tào Lượng nói cuối cùng họ chọn Hạ Vũ vì mặc dù có sự kết
hợp giữa nội dung thực tế và hư cấu
|
Trong khi việc ai là tác giả của
Sơn hải kinh vẫn còn là điều
bí ẩn, đạo diễn nói rằng một số học giả suy đoán chính Hạ Vũ có thể đã
sắp xếp cho biên soạn kiệt tác cổ xưa này, ban đầu lưu giữ bằng truyền
thống truyền miệng, và sau đó truyền lại đời sau bằng văn tự.
Tào
Lượng nói rằng phỏng đoán này xuất phát từ những miêu tả phức tạp trong
sách về các phong tục và cảnh quan khác nhau trên khắp Cửu Quốc (một
khái niệm hành chính ở Trung Hoa cổ đại), được cho là phản ánh những
vùng lãnh thổ mà Hạ Vũ đã đi qua trong nỗ lực trị thủy quả cảm.
Đội
ngũ của dự án này gồm khoảng 200 nhà sáng tạo và nhà làm phim hoạt hình
đã dành hai năm trau chuốt câu chuyện và thiết kế nhân vật, với sự giúp
đỡ của các học giả có uy tín như Chen Lianshan, giáo sư nghiên cứu văn
hóa dân gian ở Đại học Bắc Kinh, và Xiao Jun, giám đốc Trung tâm nghiên
cứu Thiên văn học cổ đại ở Cung thiên văn Bắc Kinh.
Thú vị thay,
phim bộ hoạt hình này, có nhiều sinh vật có tên bao gồm các ký tự Trung
Hoa hiếm khi được sử dụng, được một số phụ huynh xem là tài liệu giáo
dục tốt cho con cái họ.
Các sinh vật trong phim đều đáng gờm và đáng yêu
|
“Chúng tôi mừng là bộ phim này đã khơi lên sự tò mò của nhiều sinh viên,
và giúp các em ghi nhớ những nhân vật tốt hơn qua hình ảnh sống động,”
Tào Lượng nói.
Các sinh vật trong phim đều đáng gờm và đáng yêu.
Ví dụ, Đào Ngột, một trong tứ đại hung thú trong văn hóa dân gian cổ
đại, được miêu tả với vẻ ngoài đáng sợ của một con hổ lông trắng có sọc
đỏ và đen rực lửa. Nhĩ Thử, sinh vật nhút nhát mà Hạ Vũ gặp trong một
khu rừng tươi tốt, trông giống con sóc nhưng có thể sử dụng đôi tai quá
khổ làm đôi cánh tạm thời để bay lên không trung.
Giải thích rằng
đội ngũ đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu, Tào Lượng nói những người
sáng tạo chủ chốt cũng đã đến tỉnh Hà Nam. Họ thăm Di tích Ân Khư, là
kinh đô cuối cùng của triều đại nhà Thương (khoảng thế kỷ 16-thế kỷ 11
trước Công nguyên), và Nhị Lý Đầu, thường được xem là kinh đô nhà Hạ cổ
xưa. Các bảo tàng ở địa điểm này lưu giữ những hiện vật ước tính có niên
đại hàng nghìn năm, và vì thế gần nhất với thời mà Hạ Vũ sống.
“Không
giống như hệ thống mỹ thuật đã có từ lâu với thẩm mỹ Trung Hoa điển
hình được thấy ở đời Đường (618-907) và Tống (960-1279), truyền thống
nghệ thuật thời xưa vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Tuy nhiên, nghệ thuật
cổ xưa có thể được tìm thấy trong đồ tạo tác có họa tiết trang trí như
bình đất sét. Vì thế, chúng tôi làm nổi bật những yếu tố này trong bộ
phim hoạt hình, từ trang phục đến đồ dùng,” Tào Lượng nói.
Đạo diễn Tào Lượng (ngồi giữa) chỉnh sửa hình ảnh bằng phần mềm chuyên dụng. Các hình ảnh bắt chuyển động của diễn viên
|
Một điểm nổi bật khác của bộ phim này là việc sử dụng thi ca từ
Thiên vấn (
Heavenly Questions),
sáng tác của một trong những thi nhân vĩ đại nhất Trung Hoa, Khuất
Nguyên, sống cách đây khoảng 2.300 năm, làm lời bài hát kết phim của nhà
soạn nhạc nổi tiếng Trương Dật Lân.
Tốt nghiệp Học viện Điện ảnh
Bắc Kinh từng đoạt giải thưởng, Tào Lượng nói rằng dự án này là lần đầu
tiên trong sự nghiệp anh cố gắng tìm hiểu cách người Trung Hoa cổ đại
đối diện với thiên tai và các hiện tượng huyền bí.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily