Người đi ngang qua các áp phích phim bên ngoài một rạp chiếu ở quận
Du Bội, Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, ngày 30 tháng 7 năm 2023
|
Trong bối cảnh ngành điện ảnh Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau
COVID, Phong thần nổi bật như một bom tấn “made in China” đáng chú ý. Tự
hào với kinh phí đáng kể và dàn nhân vật thần thoại Trung Quốc nổi
tiếng do các diễn viên hàng đầu thể hiện, bộ phim đã thu hút sự chú ý
của khán giả. Tuy nhiên, đây không phải là tác phẩm nội địa duy nhất
chiến thắng trong mùa phim hè sôi động năm nay. Ngành công nghiệp điện
ảnh Trung Quốc đã chứng kiến một số bản phát hành thành công trong giai
đoạn hồi sinh này.
Khán giả Trung Quốc chuộng phim nộiTheo
công ty theo dõi phòng vé Dengta Data, doanh thu phòng vé Đại lục cho
mùa phim hè bắt đầu từ ngày 1 tháng 6 đã vượt 12,6 tỉ nhân dân tệ tính
đến 30 tháng 7, cao hơn gần 3 tỉ nhân dân tệ so với cùng kỳ năm 2019
trước khi đại dịch bùng phát.
Tuy nhiên, hai bom tấn Hollywood
Mission: Impossible - Dead Reckoning Part One và
Barbie, cả hai đều được phát hành ở Trung Quốc Đại lục cùng thời điểm với Mỹ, đều không đạt kỳ vọng về thành tích.
Dàn áp phích phim tại một rạp chiếu ở Thượng Hải, ngày 15/7/2023
|
Phần thứ 7 trong chuỗi
Nhiệm vụ bất khả thi của Tom Cruise chỉ
thu về khoảng 330 triệu nhân dân tệ kể từ khi phát hành ở Đại lục vào
ngày 14 tháng 7. Mặc dù được bàn luận sôi nổi trên các mạng xã hội Trung
Quốc, phim hài kỳ ảo
Barbie chỉ thu hơn 180 triệu nhân dân tệ kể từ khi phát hành vào ngày 21 tháng 7.
Tính
đến chủ nhật 30 tháng 7, bốn trong số năm phim có doanh thu cao nhất
mùa phim hè năm nay ở Trung Quốc là phim nội địa, thu về tổng cộng hơn 8
tỉ nhân dân tệ, theo Dengta Data. Bốn phim nội địa, bao gồm
Phong thần, đại diện cho nhiều thể loại khác nhau.
Có doanh thu cao nhất là
Lost in the Stars, phim tội phạm hồi hộp kể về một người phụ nữ mất tích bí ẩn trong chuyến du lịch nước ngoài cùng chồng.
Never Say Never
kể câu chuyện một cựu võ sĩ quyết định huấn luyện những đứa trẻ mồ côi
từ những vùng nông thôn để mang lại cho chúng một tương lai. Phim hoạt
hình
Tràng An tam vạn lý tập trung vào các nhà thơ và bài thơ nổi tiếng thời Đường (618-907).
Có doanh thu cao nhất là Lost in the Stars, phim tội phạm hồi hộp kể về một người phụ nữ mất tích bí ẩn trong chuyến du lịch nước ngoài cùng chồng
|
“Thay vì nói rằng chúng ta thấy nhiều thể loại phim khác nhau trong mùa
hè này, tôi muốn nói chúng ta có thể thấy những đặc điểm rõ rệt hơn của
các thể loại phim khác nhau từ những phim thương mại trong nước, mà chắc
chắn là tích cực cho sự phát triển của ngành điện ảnh,” Yang Xindi, một
nhà nghiên cứu từ Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, nói.
“Khi phim nội
địa Trung Quốc có chủ đề đa dạng hơn và thể loại đặc trưng hơn, với sự
phát triển chung của công nghiệp hóa điện ảnh, rõ ràng chúng đang trở
nên hấp dẫn hơn đối với khán giả Trung Quốc,” Yang nói thêm.
Văn hóa Trung Quốc trong điện ảnh công nghiệp hóaPhong thần tam bộ khúc là phim đầu tiên của bộ ba phim dựa trên tiểu thuyết kỳ ảo
Phong thần diễn nghĩa
người Trung Quốc nào cũng biết, kể những câu chuyện thần thoại diễn ra
từ thời nhà Thương (1600-1046 trước Công nguyên) đến nhà Tây Chu (1046-
771 trước Công nguyên) ở Trung Hoa cổ đại, liên quan đến các nhân vật
lịch sử như chiến lược gia thiên tài Khương Tử Nha, hồ ly tinh Đát Kỷ và
vị vua cuối cùng của nhà Thương là Trụ Vương.
Never Say Never kể câu chuyện một cựu võ sĩ quyết định huấn luyện
những đứa trẻ mồ côi từ những vùng nông thôn để mang lại cho chúng một
tương lai
|
Bộ ba phim này không phải là chuyển thể đầu tiên tác phẩm kinh điển, vốn
đã truyền cảm hứng cho hàng chục phim điện ảnh, phim truyền hình và
truyện tranh ở Trung Quốc và thậm chí ở Nhật Bản và Singapore, nhưng có
thể là nỗ lực tham vọng nhất.
Theo đạo diễn Ô Nhĩ Thiện, toàn bộ
quá trình quay bộ ba phim kéo dài 18 tháng với đoàn làm phim lên đến
hàng nghìn thành viên. Bộ ba phim có hơn 1.700 cảnh hiệu ứng hình ảnh,
do tám công ty trên khắp thế giới chế tác. “Chúng tôi có thể nói rằng
các tiêu chuẩn và quy trình làm việc của chúng tôi là tiên tiến quốc
tế,” Ô Nhĩ Thiện cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với
People’s Daily.
Trên Douban, nền tảng đánh giá phim hàng đầu của Trung Quốc, cho đến nay
Phong thần
đạt 7,8/10 điểm, cao hơn 90% các phim kỳ ảo được liệt kê trên trang
này. “Tôi đã có cảm giác hoành tráng về bộ phim trong 15 phút đầu tiên,”
một trong những bình luận được yêu thích nhất trên Douban viết. “Những
cảnh vây thành thật tráng lệ và hiệu ứng âm thanh của hàng nghìn mũi tên
bắn ra cùng một lúc thật ấn tượng. Là một bộ phim thương mại, tính giải
trí thật thỏa mãn.”
Phong thần tam bộ khúc là phim đầu tiên của bộ ba phim dựa trên tiểu
thuyết kỳ ảo Phong thần diễn nghĩa người Trung Quốc nào cũng biết. Bộ
ba phim này không phải là chuyển thể đầu tiên tác phẩm kinh điển, vốn đã
truyền cảm hứng cho hàng chục phim điện ảnh, phim truyền hình và truyện
tranh ở Trung Quốc và thậm chí ở Nhật Bản và Singapore, nhưng có thể là
nỗ lực tham vọng nhất
|
Theo Ô Nhĩ Thiện, bộ phim đã khéo léo điều chỉnh một số yếu tố cốt
truyện từ những câu chuyện gốc trong Phong thần diễn nghĩa để cộng hưởng
tốt hơn với khán giả, trong khi vẫn giữ được bản chất và cốt lõi của
những câu chuyện đó. “Lý do chính khiến một câu chuyện thần thoại được
kể đi kể lại hàng nghìn năm là vì nó chứa đựng di sản tinh thần và cảm
xúc quý giá nhất của nền văn minh Trung Hoa,” anh nói thêm. “Nó mang mã
văn hóa quốc gia chúng ta.”
Tràng An, phim có doanh thu
cao thứ ba cho đến nay trong mùa hè, khám phá tuyệt hay chủ đề truyền
lại di sản văn hóa qua các thế hệ. Bộ phim hoạt hình kể những câu chuyện
về nhà thơ lỗi lạc Lý Bạch, còn được gọi là “Thi nhân bất tử” ở Trung
Quốc, dưới góc nhìn của một người bạn của ông. Phim có 48 bài thơ Đường
nổi tiếng, một số trong số đó đã được giảng dạy trong các trường học và
được học sinh Trung Quốc đọc thuộc lòng, và đã gây được cảm tình với đối
tượng trẻ tuổi.
“Những cảnh vây thành thật tráng lệ và hiệu ứng âm thanh của hàng
nghìn mũi tên bắn ra cùng một lúc thật ấn tượng. Là phim thương
mại, tính giải trí thật thỏa mãn,” một trong những bình luận được yêu
thích nhất trên Douban viết
|
“Mặc dù dài gần ba tiếng đồng hồ, bộ phim vẫn cuốn hút tôi,” Wu Qianli,
một sinh viên 21 tuổi, cho biết sau khi xem phim. Ra mắt ngày 8 tháng 7,
Tràng An tam vạn lý được chấm 8,2/10 điểm trên Douban và đã
thu về hơn 1,5 tỉ nhân dân tệ, trở thành phim hoạt hình có doanh thu cao
thứ tư được chiếu ở Đại lục từ trước đến nay, theo Dengta Data.
Jiang Zhulang, học giả tại Đại học Truyền thông Trung Quốc, ca ngợi
Tràng An
là “ngoài mong đợi”. “Bộ phim khác với vô số phim hoạt hình trong nước ở
chỗ không phải là sự tưởng tượng chủ quan về thần thoại và thần thánh
cổ đại. Đội ngũ sản xuất đã cố gắng hết sức để khám phá bản chất của văn
hóa và đời sống xã hội thời Đường và thu hút khán giả thuộc nhiều lứa
tuổi khác nhau bằng cách kể chuyện sôi nổi và sống động,” Jiang nói.
“Việc
tập trung vào cuộc sống của dân thường và mối liên hệ chặt chẽ giữa họ
với văn hóa truyền thống, đã ăn sâu vào người dân Trung Quốc, phản ánh
nỗ lực chủ động trong việc lựa chọn chủ đề cho phim Trung Quốc. Những
yếu tố này góp phần tạo nên sức hút lớn hơn cho phim nội địa đối với
khán giả Trung Quốc so với phim nước ngoài,” Yang Xindi nói.
Thành công của Tràng An tam vạn lý là “ngoài mong đợi”.
Việc tập trung vào cuộc sống của dân thường và mối liên hệ chặt chẽ giữa
họ với văn hóa truyền thống, đã ăn sâu vào người dân Trung Quốc, phản
ánh nỗ lực chủ động trong việc lựa chọn chủ đề cho phim Trung Quốc
|
Bà nói thêm rằng phim trong nước cần tiếp tục ưu tiên những đề tài phù hợp với sở thích và nhu cầu của khán giả.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Tân Hoa Xã