Những ai là học sinh trung học vào cuối những năm 1990 ở Đài Loan chắc chắn sẽ cảm thấy một sự kết nối đặc biệt với Take Me to the Moon, nhất là ‘fan’ của ca sĩ-nhạc sĩ Trương Vũ Sinh, qua đời ở tuổi 31 trong một tai nạn xe hơi năm 1997.
Cảnh báo: khớp vào cả hai tiêu chí vừa nói, người viết có hơi chút khó
vượt qua đủ loại cảm xúc sâu sắc để giữ sự vô tư trong đánh giá. Nhưng
vậy mới thấy bộ phim đã nắm bắt được bản chất của thời gian đó, và chắc
chắn sẽ trông cậy một phần lớn doanh thu phòng vé của bộ phim vào sự
hoài niệm.
Lý Ân Bội (Tống Vân Hoa) và Uông Chính Tường (Lưu Dĩ Hào)
|
Nhưng đối với những người không có cùng trải nghiệm, đây có thể là câu
chuyện du hành thời gian được làm tốt nhưng không xuất sắc nói về tuổi
trẻ, tình yêu không được đáp lại và theo đuổi giấc mơ — một chủ đề yêu
thích với các nhà làm phim Đài Loan. Ngoài ra còn có rất nhiều liên hệ
đến Trương Vũ Sinh, nên có lẽ cần chuẩn bị trước khi xem cho ai xa lạ
với âm nhạc của anh.
Mặc dù không có gì đột phá, nhưng bộ phim
vẫn có tính giải trí, với nhịp độ hợp lý, hành động cân bằng và cốt
truyện khá thuyết phục chỉ có vài lỗ hổng, đó là một kỳ công bởi vì
những câu chuyện du hành thời gian thường đánh đố khán giả. Tuy không hề
hoàn hảo, đặc biệt là kết thúc vội vã, nhưng sau cùng đây là một câu
chuyện cổ tích.
Tựa phim lấy trực tiếp từ bài hát thành công năm 1992 của Trương Vũ Sinh,
Take Me to the Moon
diễn ra vào năm 1997 kể về một ban nhạc hát lại những bài hát của
Trương Vũ Sinh vào đêm trước khi tốt nghiệp trung học. Để ngăn chặn một
tương lai ảm đạm cho ca sĩ chính Lý Ân Bội (Tống Vân Hoa), tay guitar
Uông Chính Tường (Lưu Dĩ Hào) đã đi ngược 20 năm trở về phá hoại những
nỗ lực thành ngôi sao nhạc pop của cô. Những trò đùa tinh nghịch tiếp
sau đó khi anh phải viện tới những biện pháp tuyệt vọng để ngăn chặn cô
đi đến một buổi thử giọng, trong khi cố gắng thuyết phục bạn bè mình
rằng anh từ tương lai trở về.
Tống Vân Hoa đã trở thành diễn viên được yêu thích của các phim tâm lý tuổi trẻ trào lưu
|
Thông qua
Cafe. Waiting. Love năm 2014 và và
Our Times
năm 2015, Tống Vân Hoa đã trở thành diễn viên được yêu thích của các
phim tâm lý tuổi trẻ trào lưu, và cô tiếp tục đóng tốt trong phim này.
Sẽ rất tuyệt nếu thấy cô thể hiện nhiều vai đa dạng, nhưng tiếc thay bộ
phim tiếp theo của Tống Vân Hoa vẫn là một phim hài lãng mạn trong khuôn
viên trường đại học. Đây là lần thứ hai Lưu Dĩ Hào đóng vai chính trong
một phim truyện, và anh cũng diễn thuyết phục các sắc thái của một
người đàn ông 38 tuổi trong một cơ thể 18 tuổi.
Lữ Tuyết Phụng, từng đoạt Kim Mã cho vai phụ trong bộ phim bom tấn năm 2015
Thanatos, Drunk,
có phần bị giới hạn trong phim này ở vai người phụ nữ có phép thuật tạo
điều kiện cho Uông Chính Tường du hành thời gian. Vai của cô có phần
khiên cưỡng và theo khuôn mẫu, không xứng với tài năng của cô.
Sự
chú ý được đặt vào việc tái hiện năm 1997, bắt đầu từ việc học sinh
trường Tây Môn Đinh đàn đúm đi chơi đến liên hệ văn hóa đại chúng. Hai
mươi năm không có vẻ là một thời gian dài, nhưng những người đã trải qua
giai đoạn đó sẽ thu thập tất cả những liên hệ tinh tế.
Lưu Dĩ Hào diễn thuyết phục các sắc thái của một người đàn ông 38 tuổi trong một cơ thể 18 tuổi
|
Cuối cùng, phim là khúc tụng ca cho Trương Vũ Sinh, đã qua đời cách đây
20 năm. Tác phẩm của anh trở nên đen tối và trưởng thành hơn trong những
năm cuối đời, nhưng anh đã bắt đầu sự nghiệp là một chàng trai sáng sủa
với chất giọng tông cao của Air Supply, viết về tình yêu ngây thơ (
Thinking of You Everyday) và theo đuổi giấc mơ (
My Future is Not a Dream) — chính là hai ca khúc chủ đề trong bộ phim này.
Nhạc
nền phim đa phần là điệp khúc của các ca khúc của Trương Vũ Sinh, đa số
do Tống Vân Hoa hát lại, và ‘fan’ được chiêu đãi một phiên bản tái hiện
cẩn thận buổi biểu diễn ca nhạc cuối cùng của anh. Thật ngạc nhiên khi
biết rằng thay vì sử dụng đoạn phim cũ của Trương Vũ Sinh, các nhà làm
phim sử dụng ca sĩ rock Birdman đóng vai Trương Vũ Sinh và dùng công
nghệ 3D để tạo cảnh. Birdman, trông rất giống Trương Vũ Sinh, được báo
chí đưa tin là đã dành hơn 100 giờ xem các cảnh quay để học phong cách
của Trương, và người ta hầu như không thể biết đó không phải là Trương
Vũ Sinh thực sự.
Sự nghiệp của Trương Vũ Sinh đầy những thăng
trầm khi anh cố gắng rời khỏi dòng nhạc pop chính thống, sau đó lại buộc
phải thỏa hiệp vì album thử nghiệm của anh (theo tiêu chuẩn nhạc pop
Đài Loan) thất bại. Tiếp theo anh đã tìm thấy thành công trong vai trò
nhà sản xuất trước khi ra đi lúc tuổi đời còn quá trẻ.
Đây có thể là câu chuyện du hành thời gian được làm tốt nhưng không
xuất sắc nói về tuổi trẻ, tình yêu không được đáp lại và theo đuổi giấc
mơ
|
Không dễ theo đuổi giấc mơ, ngay cả sau khi bạn mơ lớn như Trương, bộ
phim này dường như nói vậy. Phim thực sự là một đề tặng phù hợp cho một
tài năng đã mất.
Take Me to the Moon dự kiến ra rạp ở Việt Nam từ ngày 29/6 với tựa
Thanh xuân ơi, chào em.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Taipei Times