Tâm dịch hư cấu thuyết phục mà bi thương về việc phong tỏa bệnh viện Heping trong cuộc khủng hoảng SARS năm 2003 ở Đài Loan
|
Việc phong tỏa Bệnh viện Heping là sự kiện có thật, liên quan đến hơn
1.000 bệnh nhân, bác sĩ, y tá, và nhân viên bệnh viện bị chính quyền Đài
Bắc ‘nhốt’ trong bệnh viện trong khoảng hai tuần. Việc này xảy ra sau
khi phát hiện các ca nhiễm SARS ở bệnh viện, trong lúc chưa
rõ sự lây nhiễm đã lan ra thế nào.
Trong quá trình phong tỏa,
một bệnh nhân đã tự vẫn, và khoảng 24 đến 35 người tử vong vì SARS
— có cả bác sĩ và y tá. Trong hai tuần, một số y tá và bác sĩ đã biểu
tình, tự cách ly mình với phẩn còn lại của bệnh viện và từ chối điều trị
bệnh nhân.
Sau đó chính quyền thành phố Đài Bắc đã bị chỉ trích
vì giam hãm những cư dân khác của bệnh viện cùng với bệnh nhân SARS dù
điều này đồng nghĩa rằng tất cả đều gần như bị nhiễm virus. Việc phong
tỏa Bệnh viện Heping chứng thực một khoảnh khắc đau buồn của xã hội Đài
Loan, mà sau này tránh những lần phong tỏa bắt buộc tương tự khi phản
ứng với COVID-19.
Vương Bách Kiệt trong vai bác sĩ Hạ Chính. Khi bệnh viện bị phong tỏa, ban đầu Hạ Chính cố gắng ẩn mình để tránh lây nhiễm
|
Tâm dịch theo chân một vài nhân vật. Trước tiên là bác sĩ Hạ
Chính, một bác sĩ phẫu thuật thành đạt ở bệnh viện đang trên đường về
nhà dự tiệc sinh nhật con gái thì có lệnh phong tỏa. Hạ Chính được
miêu tả là người đàn ông gia đình bận rộn song, hồi đầu phim, cho thấy
anh bị kẹt giữa công việc và gia đình. Một mặt, anh xem công việc bác sĩ
cứu người là quan trọng, mặt khác, anh ước mong dành nhiều thời gian
hơn cho gia đình. Khi bệnh viện bị phong tỏa, ban đầu Hạ Chính cố gắng
ẩn mình để tránh lây nhiễm, đồng thời trao đổi thông tin với người bạn
nhà báo đang ở trong bệnh viện.
Ngược lại, y tá Thái Hà là nhân vật giàu
hy sinh. Lúc đầu phim, Thái Hà dự tính chuyển hướng sự nghiệp sang làm
việc cho tổ chức Bác sĩ không biên giới, dù điều này khiến anh phải cách
xa bạn gái, Hứa Uyển Tinh, một bác sĩ chuyên khoa ở bệnh viện. Khi bắt
đầu phong tỏa, Hạ Chính và Thái Hà cãi nhau về việc Hạ Chính miễn cưỡng
đóng góp nhiều hơn những gì anh phải làm.
Tằng Kính Hoa (trái) trong vai y tá Thái Hà
|
Theo thời gian, Hạ Chính dần dần thấy mình thay đổi bởi những trải
nghiệm ở bệnh viện. Theo nhiều cách, phim đi theo hành trình của người
anh hùng truyền thống liên quan đến nhân vật chính. Tương tự, phim có
nhiều nhân vật thứ chính, chẳng hạn một tài xế taxi bị kẹt trong
bệnh viện, và một bé gái bơ vơ tìm mẹ.
Ở mức độ mở rộng,
Tâm dịch
có thể được xem là sự tưởng tượng về đợt bùng phát SARS năm 2003 hậu
COVID. Do đó, khung các sự kiện của phim phản ánh cách COVID diễn ra ở
Đài Loan. Ấn tượng nhất là miêu tả hình ảnh quen thuộc của cuộc sống đại
dịch — như bộ đồ bảo hộ y tế, khẩu trang y tế, và đo thân nhiệt liên
tục — khi virus dần xuất hiện trong đợt bùng phát.
Ấn tượng nhất là miêu tả hình ảnh quen thuộc của cuộc sống đại dịch –
như quần áo bảo hộ y tế, khẩu trang y tế, và đo thân nhiệt liên tục
|
Tâm dịch cho thấy hầu hết đội ngũ y tế là người hùng. Song phim
thể hiện kịch tính nhân văn của dàn nhân vật trong hoàn cảnh chịu đựng
cách ly với xã hội, khiến
Tâm dịch khác xa với phim khác như phim tuyên truyền
All U Need is Love
của Hồng Kông — miêu tả những đợt phong tỏa khắc nghiệt ở Hồng Kông
song lại dẫn đến tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất trên thế giới — dưới
góc độ hài hước lạc quan tẻ nhạt.
Tâm dịch không hẳn
là một phim tinh tế, đặc biệt là những cảnh căng thẳng liên quan đến
phẫu thuật. Song, là sự mường tượng về khoảnh khắc lịch sử quan trọng
của Đài Loan, mà ký ức lịch sử tác động đến phản ứng sau này đối với
COVID-19,
Tâm dịch vẫn hấp dẫn.
Tâm dịch thể hiện kịch tính nhân văn của dàn nhân vật khi chịu đựng
cách ly với xã hội. Ảnh: Hứa Trúc Đình trong vai bác sĩ Hứa Uyển Tinh,
người yêu của y tá Thái Hà
|
Tâm dịch đang phát trên Netflix.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Escapist