Công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) mang đến một diện mạo hoàn
toàn mới cho những phim Trung Quốc xưa và giúp những người phục chế phim
vượt qua quá trình tẻ nhạt và chậm chạp.
Trước thời đại số hóa, bảo quản phim là một công việc khổng lồ liên quan
đến làm sạch, chỉnh sửa và ráp những phần còn sót lại của một phim từ
thời đại đã qua. Kỹ thuật viên cần chuyển đổi thủ công các thước phim
phim lưu trữ thành định dạng số hóa — từng khung hình. Đó là một công
việc tốn thời gian và công sức.
So sánh giữa phim cũ (trái) và phim đã được phục chế (phải)
|
Một khung hình gồm nhiều hình ảnh đơn lẻ, mà khi xếp theo trình tự sẽ tạo thành ảnh động.
“Theo
truyền thống, một kỹ thuật viên có thể mất cả ngày sửa được chỉ khoảng
20 khung hình. Một cảnh quay một giây chứa khoảng 25 đến 30 khung hình.
Vì thế bạn có thể hình dung mất bao lâu để phục chế một bộ phim,” Zhang
Xiaoyun, phó giáo sư ở Trung tâm Cooperative Medianet Innovation của Đại
học Giao thông Thượng Hải nói.
Song AI giúp sắp xếp hợp lý và
tối ưu hóa nhiệm vụ. Các thuật toán có thể được đào tạo để tìm kiếm một
lượng tư liệu đáng kể, phân tích và suy luận để sắp lớp phim cũ với dữ
liệu bị mất và các thông số đầu vào khác.
“Công nghệ tăng cường
phục chế bằng AI mà chúng tôi đang phát triển hoàn toàn dựa vào dữ liệu.
Bằng cách tìm hiểu hàng tấn tư liệu, mô hình biết phim cũ và phim được
chỉnh sửa trông như thế nào. Mô hình có thể chỉnh sửa phim tự động bằng
thuật toán,” Zhang nói với CGTN.
So sánh giữa phim cũ (trái) và phim đã được phục chế (phải)
|
“Hiệu quả hơn phương pháp truyền thống,” bà nói thêm.
AI có thể giảm nhiễu hình ảnh và âm thanh, làm màu sắc nét, chèn thêm khung hình để mượt hơn và nâng độ phân giải.
Năm
2006, Trung Quốc khởi động dự án phục chế 40.000 phim xưa quay bằng
phim nhựa. Một số tổ chức điện ảnh và trang phát trực tuyến, chẳng hạn
như iQiyi, Youku, cùng với China Film Group Corporation, đã phát triển
hệ thống xử lý hình ảnh bằng AI.
Trung tâm Cooperative Medianet
Innovation của Đại học Giao thông Thượng Hải đã hợp tác với Tập đoàn
Truyền thông Trung Quốc trong những năm gần đây để phục chế phim và ca
khúc kinh điển, hầu hết đều đáp ứng yêu cầu phát sóng siêu nét 4K hoặc
8K.
Hơn cả công nghệ
Một kỹ thuật viên phục chế phim tại Malanshan Video Cultural and Creative Industrial Park ở tỉnh Hồ Nam
|
Phim lưu trữ có thể bị nhiều hư hỏng khác nhau. Phổ biến là trầy xước,
và dây nhựa lưu giữ những hình ảnh chuyển động có xu hướng giảm chất
lượng và thậm chí bị nhão theo thời gian. Tất cả khiến cho công việc
phục chế khó khăn hơn vì kết quả phụ thuộc nhiều vào tình trạng tư liệu
hiện có.
Thước phim càng tốt và chi tiết, việc phục hồi bằng AI
dễ thành công hơn, Zhang nói. Song nếu phim bị hư hỏng nhiều, việc phục
chế gần như là nhiệm vụ bất khả thi.
Phục chế phim không chỉ là
chuyện công nghệ, mà còn là về nghệ thuật và lịch sử. Kỹ thuật viên
không thể chỉ dựa vào máy móc để cứu những phim kinh điển, đặc biệt khi
liên quan đến việc chỉnh màu.
Cách AI biến một phim trắng đen
thành một phim màu hay làm màu sắc của một phim cũ sống động hơn là thần
túy phỏng đoán, dựa trên kiến thức về đối tượng ngoài đời thực. Đôi
khi, thuật toán đúng. Khi khác, lại sai.
Kỹ thuật viên đang so sánh giữa phim cũ (trái) và phim đã được phục chế (phải)
|
Zhang hy vọng nghệ sĩ và đạo diễn phim có thể tham gia phục chế phim.
“Họ
có thể cho chúng tôi biết những yêu cầu về chỉnh màu cho khung hình
chính chẳng hạn. Sau đó chúng tôi có thể chỉnh sửa phần còn lại,” bà
giải thích.
“AI không phải là toàn năng. Chúng ta hy vọng trong
tương lai, AI sẽ làm 99% công việc, trong khi con người chỉ cần làm 1%
còn lại,” Zhang nói.
Cần gấp rút có các nền tảng bộ xử lý đồ họa (GPU) trong nước Việc
phục chế phim xưa bằng AI đòi hỏi một loại chip đặc biệt, gọi là bộ xử
lý đồ họa (GPU), để kết xuất video và chỉnh sửa hình ảnh. Những thẻ này
ban đầu được sử dụng trong trò chơi điện tử để tăng cường phần hình ảnh,
song giờ được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm đào tiền
ảo và phục chế phim bằng AI.
So sánh giữa phim cũ (trái) và phim đã được phục chế (phải)
|
Hiện tại, các nhà phục chế phim Trung Quốc nhập khẩu hầu hết GPU, vì công ty Nvidia của Mỹ thống trị thị trường này.
Cooperative
Medianet Innovation Center hiện có khoảng 200 sinh viên với công việc
chính là thử nghiệm và phát triển mô hình AI mới, gồm tiền xử lý, giải
mã, tăng cường và mã hóa đầu ra cảnh phim. “Chúng tôi có khoảng 100 thẻ
đào tạo GPU — hầu hết là nhập khẩu. Bao nhiêu đó không thể đáp ứng nhu
cầu nghiên cứu và thực hành của cả trung tâm,” Zhang nói.
Trung
tâm hiện cộng tác với công ty công nghệ Trung Quốc Huawei, cung cấp nền
tảng GPU Shengteng và một máy chủ có thể hỗ trợ tám thẻ GPU.
“Thông
qua hợp tác, chúng tôi và Huawei hy vọng phát triển nền tảng GPU trong
nước và sử dụng hết tài nguyên GPU của chúng tôi,” Zhang nói.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: CGTN