Bây giờ tất cả ý nghĩa của thuật ngữ này đã mai một đi rồi, người ta quên rằng tẩy chay là nói đùa về lĩnh vực truyền hình
— ám chỉ việc loại ai đó ra khỏi cuộc sống của bạn giống kiểu đài
truyền hình có thể loại một phim bộ sitcom thất bại ra khỏi lịch chiếu.
Tẩy chay chỉ mới thực sự xâm nhập đáng kể lên màn ảnh rộng năm vừa qua
|
Truyền hình là thế đấy, luôn nhanh nhạy hơn trong phản ứng với những
diễn biến ở thế giới thực, đó là nguồn chính của những câu chuyện về các
nhân vật bị tẩy chay khi thuật ngữ này trở đi trở lại trong mồi lửa
chiến tranh văn hóa.
Các chương trình thường trực như
The Good Fight và
Law & Order
tập trung vào mấy vụ án về những diễn viên hài nghiện thủ dâm và các vị
giáo sư phun ra những lời miệt thị, trong khi các chương trình khoa học
giả tưởng như
Black Mirror và
The Orville trình bày
những câu chuyện ngụ ngôn méo mó về những người bị giết do bị gắn thẻ
hoặc bị mổ não theo lệnh của đám đông công chúng bất bình.
Và đó chỉ là ở cấp độ tập phim. Các phim bộ như
Hacks và
Alaska Daily
xây dựng sự chỉ trích trong chính câu chuyện, cho rằng chúng là động
lực buộc các nhân vật nữ bị ghét bỏ phải làm lại từ đầu bằng các hợp
đồng biểu diễn mới khiêm tốn.
The Morning Show do ngôi sao dẫn dắt, kịch tính hấp dẫn diễn ra sau vụ sa thải một người dẫn chương trình thời sự nổi tiếng
|
Khi Apple tham gia trò chơi phát trực tuyến vào năm 2019, xuất phẩm hàng đầu của họ là phim bộ truyền hình
The Morning Show
do ngôi sao dẫn dắt, kịch tính hấp dẫn diễn ra sau vụ sa thải một người
dẫn chương trình thời sự nổi tiếng không khác gì Matt Lauer.*
Điện
ảnh thì chậm chạp hơn và mất nhiều thời gian hơn, tẩy chay chỉ
mới thực sự xâm nhập đáng kể lên màn ảnh rộng năm vừa qua. Trong phim kinh
dị ăn khách
Barbarian, Justin Long vào vai AJ Gilbride, một nam
diễn viên phim sitcom hay cười nhếch mép sự nghiệp bị tiêu tùng sau khi
bạn diễn tố cáo anh tấn công tình dục.
Nhân vật của Justin Long
sớm có bạn đồng hành trí thức là Lydia Tár, nhạc trưởng tài hoa, tự cao
tự đại do Cate Blanchett thể hiện trong
Tár, cũng trải qua
scandal tương tự: bị mất hết uy tín sau vụ tự tử của một học trò bóc
trần lịch sử sử dụng quyền lực của mình để đòi hỏi quan hệ tình dục từ
những phụ nữ trẻ.
Trong phim kinh dị ăn khách Barbarian, Justin Long vào vai
AJ Gilbride, một nam diễn viên phim sitcom hay cười nhếch mép sự nghiệp
bị tiêu tùng sau khi bạn diễn tố cáo anh tấn công tình dục
|
Tham gia cùng họ là nhân vật trong
Glass Onion của Kate Hudson,
Birdie Jay, người có ảnh hưởng trên phương tiện truyền thông, bị mất
việc tại một tạp chí sau sự cố bôi đen mặt, tái tạo bản thân
thành bà trùm trang phục đi chơi, và giờ đang đứng trước bờ vực một vụ ô
nhục khác do công ty của cô sử dụng công xưởng bóc lột khét tiếng.
Đây
không phải là những tái hiện rút-từ-tin-tức về người thật việc thật, và
chúng không chỉ là cái cớ để đưa ra các cuộc trưng cầu dân ý về văn hóa
tẩy chay — vốn dĩ có lẽ là lý do tại sao những nhân vật trên phim đó
lại hấp dẫn. Thoát khỏi gánh nặng của tính thời sự, các nhân vật đang
chịu đựng sự tẩy chay tạo nên chất liệu tuyệt vời.
Một phần sức
hấp dẫn của nhân vật bị tẩy chay, không phải là hiện tượng mạng xã hội hay dấu hiệu chia rẽ thế hệ, mà với bản chất giật gân, nó mang lại một
góc nhìn khác về người nổi tiếng.
Lydia Tár, nhạc trưởng tài hoa, tự cao tự đại do Cate Blanchett (phải) thể hiện trong Tár,
bị mất hết uy tín sau vụ tự tử của một học trò bóc trần lịch sử sử dụng
quyền lực của mình để đòi hỏi quan hệ tình dục từ những phụ nữ trẻ
|
Trải qua nhiều thập kỷ điện ảnh, chúng ta đã có những nghiên cứu cho thấy khi danh tiếng dần lụi tàn thì sẽ thế nào (
Sunset Boulevard hay gần đây là
Babylon); danh tiếng như một cái bẫy (
Hollywoodland hay
The Rose); danh tiếng bị thử thách bằng tai tiếng (
Notting Hill,
Beyond the Lights).
Nhưng bị đánh bật ra khỏi hàng ngũ những người nổi tiếng như Lucifer bị
đuổi khỏi Thiên đường, rớt nhanh đến mức ù hết cả tai thì sao?
Bất thình lình là hiệu ứng của thời đại số, và mặc dù trong vài năm qua chúng ta
có rất nhiều cơ hội làm người ngoài cuộc chứng kiến quá trình này, quan
sát quá trình đó được khám phá một cách hư cấu lại thú vị không ngờ.
Những nhân vật bị tẩy chay không biến đổi hoặc phát triển theo cách mà chúng ta
đã được dạy để mong đợi — trên thực tế, dù hé lộ khả năng có khoảnh
khắc cứu chuộc, tất cả những bộ phim này thảy đều giữ lại điều đó. Thế
giới đã thay đổi, khiến người ta hoảng sợ trước những hành động mà trước
đây có thể đã che được mắt thiên hạ.
Nhân vật trong Glass Onion của Kate Hudson, Birdie Jay,
người có ảnh hưởng trên phương tiện truyền thông, bị mất việc tại một
tạp chí sau sự cố liên quan bôi đen mặt, tái tạo bản thân thành bà trùm
trang phục đi chơi, và giờ đang đứng trước bờ vực một vụ ô nhục khác do
công ty của cô sử dụng công xưởng bóc lột khét tiếng
|
Vào thời điểm ai nấy đều say mê những câu chuyện châm biếm người giàu bóng bẩy như
The White Lotus,
Succession,
The Menu và
Triangle of Sadness,
không ngạc nhiên khi kiểu người nổi tiếng mới vừa bị tẩy chay lại nổi
lên. Mặc dù những bộ phim hài về sự sung túc và đường bệ đó tạo cơ hội
cho người xem gián tiếp chìm đắm trong sự xa hoa đồng thời châm chích
những kẻ thụ hưởng, nhưng xuyên suốt lại là học thuyết chủ bại, thừa nhận rằng, nếu không bị trời phạt hay tận thế xảy ra, thì không thể
chạm đến những con người đó hoặc lật đổ cấu trúc mà họ đang ngự trên
đỉnh.
Các nhân vật trong
Barbarian,
Glass Onion và
Tár dường
như cũng được hưởng mức độ đặc quyền tương tự, nhưng không phải là
không thể chạm tới. Xem AJ hát hò trong chiếc xe mui trần của anh trên
Đường cao tốc Duyên hải Thái Bình Dương, hay Birdie Jay đi dọc hồ bơi
trong bộ bikini của Andrea Iyamah, hay Lydia Tár trở về căn hộ thô mộc
của mình ở Berlin sẽ mang đến chút khoái lạc kiểu
được-ăn-được-gói-đem-về vì biết chắc rằng sự trừng phạt đích đáng đang
đến.
AJ đang hát hò trong chiếc xe mui trần của anh trên Đường cao tốc
Duyên hải Thái Bình Dương thì sự trừng phạt đến gần như ngay lập tức:
anh bị cắt ngang bởi một cuộc gọi từ người đại diện của anh thông báo
rằng anh đang bị buộc tội hiếp dâm
|
Và mặc dù có thể chẳng thay đổi được gì cái hệ thống ấy, nhưng những bộ phim
này quả có đem đến sự trừng phạt. Đối với AJ, sự trừng phạt đến gần như
ngay lập tức: màn hát hò của anh bị cắt ngang bởi cuộc gọi từ
người đại diện thông báo rằng anh ta đang bị buộc tội hiếp dâm. Hai
cảnh sau đó, anh ta hộc tốc chạy đến Detroit để cố ngăn chặn thiệt hại
tài chính bằng cách bán tháo một bất động sản đầu tư và vô tình đưa mình
vào kịch bản kinh dị — hết còn nhạc xập xình.
Hãy nêu sự khác
biệt giữa những người giàu có thực sự và những người chỉ nổi tiếng đơn
thuần: Tiền bạc không lo liệu được cho bạn nếu bạn bị khinh khi.
Những nhân vật này có thể khá giả theo tiêu chuẩn thông thường, nhưng
mới chỉ là người cận-giàu, hóa ra lại là địa vị bấp bênh một khi
chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ.
Birdie, đã trải qua một lần sa
sút, sẵn sàng đánh đổi chút danh tiếng còn lại và liều lĩnh vi phạm lao
động của công ty để đổi lấy khoản thanh toán từ nhà đầu tư lớn nhất của
cô. AJ hối hả chạy khắp tầng hầm ngôi nhà giết người ở Brightmoor của
anh ta với một sợi thước dây, nhìn thấy những ký hiệu đôla trong khi lẽ
ra phải hốt hoảng biết bao, và Lydia thực hiện một cuộc đào thoát siêu
thực đến ngôi nhà thời thơ ấu của cô ở Đảo Staten.
Birdie Jay đi dọc hồ bơi trong bộ bikini của Andrea Iyamah
|
Có thể quy kết những bộ phim này đã thể hiện một mức độ khoái trá nhất
định bằng cách khiến những người nổi tiếng do chúng sáng tạo ra phải đối
mặt với hậu quả nghiêm trọng hơn so với hầu hết những người thật bị
buộc tội có hành vi sai trái tương tự. (Lauer, chẳng hạn, trốn về điền
trang của mình ở Hamptons mà cuối cùng anh ta đã bán với giá hơn 33
triệu đôla.) Tuy nhiên, rốt cuộc Lydia Tár vẫn có thể được tuyển dụng,
dù là làm người điều khiển nhạc nền trò chơi điện tử, và các sự kiện
bùng nổ trong cái kết của
Glass Onion dường như có khả năng làm chệch hướng chú ý đến những hành động sai trái mới nhất của Birdie.
AJ
quả phải lãnh nghiệp báo, nhưng đó là nhờ một dị nhân bẩm sinh chứ
không phải do giám đốc điều hành hãng phim hay sự tẩy chay của công
chúng — dẫu hư cấu, vẫn có giới hạn trong việc chúng ta
có thể, hoặc muốn, tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Điều hấp
dẫn là bản thân cú ngã, và cùng với đó là hành vi ở lằn ranh tâm thần
của những nhân vật này, những người đã cố gắng thuyết phục bản thân rằng
họ không phải chịu trách nhiệm về những sai trái mà xem ra rõ ràng là
họ đã phạm phải.
Lydia thực hiện một cuộc đào thoát siêu thực đến ngôi nhà thời thơ ấu của cô ở Đảo Staten
|
Trong mỗi trường hợp, tội lỗi của họ hầu hết diễn ra ngoài màn ảnh, giúp
những bộ phim này khỏi phải đối xử với nhân vật như chất liệu hài đen
tối. Nhưng cảm giác tội lỗi từ ngoài rìa lại thấm vào. Lydia có những
giấc mơ cuồng nhiệt về nữ nhạc trưởng trẻ tuổi mà cô ta nâng đỡ và đưa lên
giường, sau đó cắt đứt quan hệ và đưa vào danh sách đen, dẫn đến việc cô
gái kia tự tử chết, trong khi AJ kể phiên bản của mình về những gì đã
xảy ra với một người bạn ở quán rượu — “Cô ấy có sức quyến rũ nào đấy,
vậy thôi” — máy quay ghi lại vẻ mặt càng lúc càng hoang mang của anh ta
khi cố biện minh. Có khao khát trong những cơn bùng nổ phóng chiếu bản
thân như vậy.
Thôi thúc đó đã khiến một số người, đặc biệt với
Tár,
hiểu lầm là phim cảm thông với tình trạng khó khăn của nhân vật chính, nhưng
thực sự phim nhân tính hóa cô ấy. Cô chạy ra ngoài nôn thốc nôn tháo
khi đối mặt với tấm gương phản chiếu hành vi của chính mình, nhưng không
có lý do gì để tin cô ta sẽ không làm đủ mọi cách trốn tránh trách
nhiệm vào ngày hôm sau.
Kể chuyện của những kẻ sai trái thì dễ hơn nhiều so với kể về nạn nhân của những kẻ làm sai đó. She Said
(ảnh), phim chính kịch trầm lặng về sai trái của Harvey Weinstein, ra
rạp mùa thu năm vừa qua, có vẻ như vừa quá sớm cũng vừa quá muộn
|
Đương nhiên là cần hiểu những con quái vật trong đời thường mà nhiều
người chúng ta gặp phải ở dạng kém quyến rũ hơn để biến chúng thành hư
cấu. Nhưng nỗi khó chịu ở những bộ phim như
Barbarian,
Tár và
Glass Onion,
vốn đã đọng lại trong cuộc bàn luận văn hóa, còn là lời nhắc nhở rằng
kể chuyện của những kẻ làm sai trái thì dễ hơn nhiều so với kể về nạn
nhân của những kẻ đó.
She Said, phim chính kịch trầm
lặng về sai trái của Harvey Weinstein, ra rạp mùa thu năm vừa qua, có vẻ
như vừa quá sớm cũng vừa quá muộn. Một bộ phim Me Too hay hơn nhiều là
Women Talking của Sarah Polley, mặc dù diễn ra ở hòn đảo thuộc địa mà cư dân nơi đó cách xa Hollywood một trời một vực.
Dù
vậy, những cuộc tranh luận gay gắt trong phim về việc phải làm gì khi
đối mặt với sự lạm dụng có hệ thống có thể sẽ thu hút được một bộ phận
khán giả của các tựa phim đã nêu trên — ngay cả
Tár không thân thiện với phòng vé. Những bộ phim vừa nói cũng không thể hiện vụ việc lạm dụng lên màn ảnh, dù trong trường hợp
Tár, phim để cho các nhân vật phải chịu đựng sự lạm dụng chiếm vị trí trung tâm.
Women Talking của Sarah Polley diễn ra ở hòn đảo thuộc địa cách xa Hollywood một trời một vực
|
Chúng ta đang ở vào buổi ban đầu của việc tìm ra cách kể câu chuyện về nạn
nhân, cách xử lý sự che đậy những hành vi sai trái và công lý đám đông
thì không hoàn hảo để giải quyết vấn đề đó. Hứa hẹn cảm giác hả hê thì
dễ làm hơn.
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Vulture
* Matt Lauer, người dẫn chương trình
Today thuộc NBC News đã bị sa thải ngày 29/11/2017 sau khi một nữ đồng nghiệp cáo buộc anh có hành vi tình dục sai trái.