Chưa bao giờ làm phim tại Việt Nam lại dễ dàng như bây giờ. Chuyện một
đạo diễn nhận làm một năm hai đến ba phim không còn hiếm. Diễn viên thì
lại càng dễ, người mẫu, "hot girl" hay ca sĩ không thiếu.
Chất lượng phim truyền hình Việt từ lâu đã được bàn tới, nhất là khi
phim truyền hình ngày càng được phủ sóng nhiều hơn. Có quá nhiều lý do
có thể dẫn ra để lý giải thực trạng không thiếu nhưng yếu của phim
truyền hình Việt hiện nay.
Người người làm phim, nhà nhà làm phim
Năm
2011 được cho là một năm nở rộ của phim truyền hình khi hàng loạt dự án
phim đã và đang chuẩn bị lên sóng. Đến mức, chỉ trong dịp Tết Nguyên
đán, số lượng phim đã rải rác từ trước và sau Tết cả chục ngày.
Không tính phim chiếu trong dịp Tết, một số phim hứa hẹn sẽ phát sóng và sản xuất trong năm nay gồm: Cầu vồng tình yêu dài 78 tập (dự kiến phát sóng từ tháng 6/2011 trên VTV3); Chủ tịch tỉnh dài 36 tập (dự kiến lên sóng "giờ vàng" phim Việt 11/2011 trên VTV1); Đi qua ngày giông bão (dự kiến phát sóng vào tháng 8/2011 trên VTV1); Tiếng hót chim họa mi (sản xuất trong năm 2011) dài 30 tập, Mặt nạ da người dài 40 tập, (dự kiến sản xuất trong năm 2011)…
Siêu mẫu đóng phim đã không còn là chuyện lạ mặc dù diễn xuất của họ thì quá tệ.
Siêu mẫu Tiến Đoàn trong Phía cuối cầu vồng
Chưa bao giờ làm đạo diễn phim ở Việt Nam lại dễ dàng đến như thế!
Trung bình một tập phim hiện chỉ quay trong 1,5 đến 2 ngày là đủ. Lại
có đạo diễn nhận cùng lúc hai phim rồi chuyện một đạo diễn làm hai đến
ba phim/năm không còn hiếm nữa. Đội ngũ diễn viên lại muôn phần dễ dàng
hơn.
Ca sĩ, chân dài đóng phim đã không còn là “của lạ”. Phim
nào cũng có ít nhất 1-2 chân dài hoặc ca sĩ tham gia. Có phim dùng đến
gần 10 siêu mẫu, người mẫu trong phim. Có diễn viên chạy sô bở hơi tai
cùng lúc 3-4 phim.
Ca sĩ cũng là một lực lượng diễn viên mới
Có những chuyện khó tin được giới trong nghề kể lại rằng: có những đạo
diễn ra trường quay mới biết hôm nay mình quay phân đoạn gì, có những
diễn viên đến trường quay mới đọc thoại, nếu thu tiếng trực tiếp thì sẽ
vội vàng học thoại, nếu không thì đã có người nhắc thoại, rồi diễn viên
mải chạy sô, không nhớ cả tên nhân vật trong phim của mình là gì…
Sản
xuất phim hiện nay đúng theo kiểu… mì ăn liền, làm nhiều, nhanh và chi
phí thấp. Phim làm ào ào, phát sóng ầm ầm nên kỳ vọng vào chất lượng
phim là điều không tưởng.
Biên kịch thời nhà nhà làm phim
Vốn
dĩ nguồn đề tài của phim truyền hình Việt đã thiếu, nay phim Việt lại
bùng nổ về số lượng để đảm bảo 30% thời lượng phim Việt trên truyền
hình. Đài truyền hình nào cũng bung ra xu hướng giờ vàng, nếu không thì
sợ… không đủ chỉ tiêu. Thật, trăm bề khó khăn cho những người làm biên
kịch nói riêng.
Để chống đỡ cho việc thiếu kịch bản, có ba khả
năng xấu có thể xảy ra. Một là viết mà không cân nhắc chất lượng; hai
là chắp vá và ba là sử dụng kịch bản được Việt hóa.
Dàn chân dài tham gia phim Người mẫu phiên bản Việt.
Bộ phim sẽ lên sóng trong năm nay do Nguyễn Minh Chung làm đạo diễn
Khả năng thứ ba đã xảy ra, khi trong năm 2011, sẽ có một loạt các phim
có sử dụng kịch bản được Việt hóa từ nước ngoài (chủ yếu là Hàn Quốc)
như: Những nàng công chúa nổi tiếng, Người mẫu, Vinh quang gia tộc…
Khả
năng thứ hai, viết mà không cân nhắc chất lượng cũng đang là một vấn đề
“nhức nhối”. Những nhà biên kịch được đặt viết tới tấp, họ không có đủ
thời gian để chăm chút cho tác phẩm của mình. Hơn nữa, thời gian nghỉ
giữa các tác phẩm cũng không nhiều để họ tiếp tục suy nghĩ về tác phẩm
mới, tính sáng tạo chắc chắn ít đi và sự lặp lại là không thể tránh
khỏi.
Hơn nữa, nhà sản xuất lại không ngừng đưa ra đòi hỏi, yêu
cầu về việc bối cảnh sẽ có những gì, nhân vật sẽ ra sao…khiến biên kịch
cũng bó hẹp dần sự sáng tạo của mình vì nhà sản xuất là người trả tiền,
có quyền quyết định.
Đấy là những biên kịch đã có tên tuổi. Còn
những cây viết trẻ, họ chưa đủ trải nghiệm, chưa hiểu biết thấu đáo các
lĩnh vực khác nhau của cuộc sống…thì kịch bản khó lòng sâu sắc và có
chất lượng được. Chính thế mà không những nhiều phim ngô nghê và hời
hợt về đề tài cũng lại nhợt nhạt, thiếu sức sống về chi tiết.
Khi
bí đề tài mà thời gian lại đang thúc ép, phải hoàn thành trong một
khoảng thời gian ngắn để phim kịp lên sóng, chuyện chắp vá cũng là điều
không thể không hiểu. Chẳng thể mà, điện ảnh Việt vừa qua cũng đã lùm
xum không biết bao chuyện đạo kịch bản rồi đạo ý tưởng…
Tiền quá ít?
Có
đạo diễn nói rằng, vì tiền quá ít nên biên kịch, người giàu thì chẳng
ai thèm làm, kẻ nghèo thì viết để kiếm tiền thì sao chất lượng kịch bản
tốt được. Về phần diễn viên, cũng vì tiền ít nên họ chẳng cần đóng cho
hay, cho giỏi, chỉ đóng… cho xong nhiệm vụ.
Tuy nhiên, nói đi
cũng phải nói lại. Được biết, mặt bằng chung hiện nay, thù lao diễn
viên chính từ 4-7 triệu đồng/tập; còn với đạo diễn từ 7-10 triệu
đồng/tập; còn với kịch bản là 8 triệu đồng/tập.
Một cảnh quay trong 12A4H – bộ phim truyền hình ghi dấu ấn trong lòng khán giả
Phim thường có độ dài từ 30 tập trở lên. Thiết nghĩ như vậy cũng đã là
một số tiền không nhỏ. Hơn nữa, còn là tâm huyết của những diễn viên,
biên kịch hay đạo diễn đã quyết tâm theo nghề và sống với nghề.
Đành
rằng, làm phim hiện nay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ,
trường quay nhưng nhìn lại những thế hệ diễn viên đi trước, trong thời
kỳ làm phim còn khó khăn hơn rất nhiều nhưng điện ảnh Việt vẫn có được
những thước phim quý gía và chất lượng.
Tiền là một vấn đề quan
trọng. Nhưng bên cạnh tiền, còn cần lắm tâm huyết của những nhà làm
phim, những diễn viên, những biên kịch mong mỏi và kỳ vọng vào nền điện
ảnh sẽ phát triển!
Nguồn: Lao động