Bình luận phim

RoboCop: Giống 'robocopy' hơn

28/02/2014

RoboCop (phát hành ở Việt Nam với tựa Cảnh sát người máy) là phim về một đội ngũ rất tài năng và giỏi kỹ thuật mà khi một người tốt bị thương nghiêm trọng, họ đã tháo những cơ quan sống ra rồi ghép trở lại bằng những mảnh tổng hợp.

Có vẻ như phim này cũng được làm theo cách giống như vậy.

Joel Kinnaman trong vai Robocop

Các nhà làm phim bắt đầu với bản gốc, phim hành động khoa học giả tưởng đặc sắc của Paul Verhoeven. Họ tháo tung bộ phim, bỏ đi một số yếu tố châm biếm chính trị bừa bãi, và làm cho bạo lực chủ yếu là không nhuốm máu. Sau đó họ thêm vào những hiệu ứng tốt hơn, dàn diễn viên phụ mạnh hơn, và một kết thúc khác.

Không sinh động – nhưng hiệu quả.

Thủ pháp yếm thế vẫn còn đây, chỉ hiện đại hóa (cảnh sát người máy giờ là kết quả tự nhiên của một chương trình máy bay không người lái, và tin quan trọng của phim được công bố bởi một bản sao điên rồ của Bill O’Reilly do Samuel L. Jackson đóng).

Và cốt truyện cơ bản vẫn giữ nguyên – trong đó một cảnh sát thành phố Detroit gần như bị sát hại được trao một cơ hội thứ hai bằng cách trang bị tay chân bằng máy, thân bọc thép và một vài vi mạch trong não bộ của anh.

Công việc đầu tiên: bắt kẻ đã cố giết anh.

Đây là một câu chuyện hay, dù là một câu chuyện quen thuộc – có một chút của truyện tranh Judge Dredd bên trong – và đạo diễn người Brazil Jose Padilha (phim đầu tiên của anh là phim tài liệu hấp dẫn Bus 174) xử lý tốt những cảnh hành động và hiệu ứng đặc biệt.

Tất cả các cảnh đấu súng được dàn dựng khác một chút. Một vài cảnh trong phòng thí nghiệm – đặc biệt là cảnh tiết lộ người hùng của chúng ta chỉ có cái đầu, phổi và một cánh tay, tất cả nối bằng những ống nhựa – siêu thực kinh khủng.

Tuy nhiên, lỗi lớn nhất của phim là ở nhân vật người hùng, do nam diễn viên Thụy Điển Joel Kinnaman đóng – và phim truyền hình Mỹ gần đây nhất The Killing – có vẻ là một người máy mặc áo giáp hoặc không. (Ít ra Peter Weller, nhân vật người máy cảnh sát đầu tiên, có khuôn miệng đẹp như tạc tượng – một lợi thế rõ ràng khi đó là tất cả những gì bạn có thể thấy bên dưới chiếc mũ bảo hộ.)

Nhưng ít ra Gary Oldman đáng tin cậy bổ sung rất nhiều tính nhân đạo trong vai bác sĩ Frankenstein của tập đoàn, lo lắng về ý chí tự do lẫn ngày ra mắt nhân vật này, và thật tốt khi có Michael Keaton và cặp lông mày quỷ quái của ông trở lại hành động trong vai gã tỉ phú phản diện.

Giữa hai diễn viên đó, và một vài hiệu ứng thông minh (Jackson thực hiện cuộc phỏng vấn truyền hình qua ảnh không gian ba chiều) làm phim hay trong khoảng một giờ. Chỉ sau đó phim bắt đầu lạc lối, giới thiệu một tình thế phức tạp ở màn ba mà thật sự không hiệu quả.

Và mặc dù phim nên được tán thưởng vì không đơn giản lặp đi lặp lại câu đùa mỉa mai ở đầu phim – “Anh bị sa thải!” – phim thật sự không có một cao trào tốt hơn để thay thế câu nói đó. Phim chỉ đại loại thắt chặt mọi thứ và rồi kết thúc.

Cuối cùng, như chính nhân vật RoboCop, phim này không có vẻ chân thật, sống động như phiên bản cũ làm được. Nhưng chắc chắn là kiểu dáng đẹp, và chuyển biến khá nhanh. Và nếu bạn không suy nghĩ quá nhiều, thì có cảm giác phim này là thứ thiệt.

Lưu ý xếp loại: phim có cảnh bạo lực, tình dục, ngôn ngữ thô tục và sử dụng ma túy.

RoboCop (PG-13). Hãng Columbia (118 phút)
Do Jose Padilha đạo diễn. Các diễn viên chính: Joel Kinnaman, Abbie Cornish, Michael Keaton

Đánh giá: ★ ★ ½

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledgers


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi

+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.