Thử trở thành bộ phim ở giữa xem.
Trong một loạt phim ba phần –
kể cả những loạt phim trên thực tế chia phần cuối ra làm hai phim để
kiếm tiền một cách tham lam – đều phân công vai trò cho mỗi phim. Phần
đầu giới thiệu các nhân vật, và bối cảnh. Phần cuối trả lời tất cả câu
hỏi, trừng phạt những điều sai trái và kết thúc mọi thứ.
Nhưng còn phần giữa?
Phần giữa là phim đầy khúc mắc. Phần giữa kể về sự nhập nhằng. Phần giữa
tiếp tục câu chuyện đã được mở đầu, rồi khiến mọi thứ tệ hơn. Và sau
đó, sau khi cung cấp cho tất cả người hùng của chúng ta những thử thách
mới để vượt qua, phim kết thúc.
Hẹn gặp lại lần tới!
Điều này có thể mang lại một bộ phim đen tối đầy thử thách (đó là lý do vì sao phim
The Empire Strikes Back, phim thứ hai của bộ ba
Star Wars
nguyên bản, là phần được nhiều người hâm mộ yêu thích). Ngược lại, phim
cũng có thể trở thành nỗi thất vọng nho nhỏ, hút khán giả vào nhưng rồi
lại bắt chúng ta lơ lửng chờ đợi, vẫn còn đói khát và chỉ nghĩ đến phần
tiếp theo.
Đó chính là tình trạng
The Hunger Games: Catching Fire (phát hành tại Việt Nam với tựa
Bắt lửa) để lại.
Josh Hutcherson và Jennifer Lawrence trở lại đấu trường trong The Hunger Games: Catching Fire
Bộ phim bắt đầu với nữ anh hùng Katniss của chúng ta chịu đựng nhiều tổn
thương tâm lý sau khi sống sót thoát khỏi cuộc thi tàn sát của chính
phủ trong phần trước. Ta được thấy rằng giờ đây, cả chế độ cai trị xem
cô là một mối đe dọa, bởi cô là ví dụ của sự hợp tác giữa người dân và
hy sinh quên mình.
Ta cũng được thấy, Katniss cũng đã bắt đầu
nhìn nhận chính mình theo cách đó, khi cô thấy các Quận vốn bị áp bức
đang tiếp nhận cô như thế nào. Cô tự hỏi liệu có cách nào lật ngược mục
đích của Trò chơi sinh tử và đem cuộc chiến thực đi chống lại Thủ Đô.
Nhưng
sau đó – vì là một phim phần giữa – phim kết thúc ở đấy, với câu chuyện
của bản thân Katniss được giải quyết nhưng khó khăn chính vẫn chưa được
đi đến cái kết.
Hầu hết dàn diễn viên đều trở lại, bao gồm ngôi
sao Jennifer Lawrence, người chân thành mà nói đang cõng cả loạt phim
trên lưng mình – nhưng lần này có một đạo diễn mới, Francis Lawrence,
không có họ hàng với cô.
Vị đạo diễn không phải là thiên tài,
nhưng ít nhất ông biết giữ máy quay vững vàng – một điều nhiều người hâm
mộ ước gì Gary Ross làm được trong phần đầu. Ông cũng đã làm tốt việc
dàn dựng những nguy hiểm mới đang chờ đợi những kẻ tranh tài ở trong Đấu
trường – đặc biệt là những con khỉ đầu chó khó chịu và sương mù axit.
Đạo diễn Francis Lawrence (giữa) chỉ đạo diễn xuất cho hai diễn viên chính
Nên nếu bạn đã thích phần đầu tiên, bạn sẽ thích phần này.
Nhưng
nếu bạn thấy phim có vấn đề ở phần trước, thì những vấn đề đó vẫn tồn
tại trong phần này. Các cảnh tượng ở các Quận nghèo thiếu tính tưởng
tượng, dựa trên phong cách nghèo nàn của phim
Grapes of Wrath
đã lỗi thời; trang phục và thiết kế trang trí ở Thủ Đô lộng lẫy là khá
ngớ ngẩn (theo đúng yêu cầu) nhưng lại không bao giờ thật sự xuất sắc.
Cũng
có một sự thất bại ở mạch truyện lãng mạn chính. Katniss được cho là
hoàn toàn bị xáo động và rối trí; cô yêu một Gale vạm vỡ ở nhà, hay
Peeta, cậu trai tiệm bánh mì đã theo cô trong cuộc phiêu lưu này? Theo
như câu chuyện diễn ra ở phần này, điều rõ ràng là cô yêu cả hai.
Nhưng
không ai – Liam Hemsworth cứng nhắc hay Josh Hutchinson rỗng tuếch –
dường như thật sự xứng đáng với cô. Cả Lawrence – chạy băng qua khu rừng
với cung tên như nữ thần Diana phiên bản khoa học viễn tưởng – dường
như cũng không cần ai cả. Sao cô phải cần họ? Những cậu trai non nớt chỉ
làm cô chậm lại thôi.
Bạn cứ cười nhạo, nhưng ít ra gã người sói ngực trần và ma cà rồng lấp lánh trong
Twilight còn mang lại kịch tính về chuyện tình tay ba và đôi lúc, ta còn có chút nóng bỏng. Các phần phim
The Hunger Games, dù ở khía cạnh khác thì phức tạp hơn rất nhiều, lại không đạt được độ tình cảm đó.
Ít ra, dàn diễn viên của
Hunger Games cũng giỏi hơn
Twilight.
Lawrence
với ánh mắt sắt đá rất đỉnh, nhất là trong cảnh cuối trong phim. Một
cận cảnh tuyệt vời cho phép bạn thấy một loạt cảm xúc, từ bối rối cho
đến quyết tâm, thay đổi chậm rãi trên gương mặt cô. Donald Sutherland
tiếp tục vào vai kẻ thống trị theo phong cách phát xít đầy lôi cuốn,
Stanley Tucci tỏ vẻ yểu điệu một cách vừa phải đến hoàn hảo trong vai
người dẫn chương trình truyền hình và Jena Malone thêm sức sống cho vai
một nữ chiến binh mới hơi nam tính một chút.
Nhưng những cảnh
trong chính Đấu trường tạo cảm giác sơ sài và vội vã; một số lượng lớn
thí sinh của cuộc chiến có vẻ nhạt nhòa. Và dù ta không cần điều gì kịch
tính hơn sự thay đổi của Katniss từ một người sống sót trở thành thủ
lĩnh cách mạng, nhưng bản thân sự thay đổi này lại không đủ để duy trì
một bộ phim dài hai tiếng rưỡi.
Nhưng cuối cùng,
The Hunger Games: Catching Fire,
sau tất cả, là đứa con giữa. Dù có thể bị hắt hủi và không được đánh
giá công bằng, bộ phim vẫn hoàn thành được nhiệm vụ thực sự - dựng khung
cảnh để đưa loạt phim về kiếm sống đan xen với giải trí, về các chương
trình truyền hình thực tế, và về sự nổi tiếng đẫm máu này đến với một
cái kết thỏa đáng.
Lưu ý phân loại: Phim chứa đựng các cảnh bạo lực.
The Hunger Games: Catching Fire (PG-13) do Lionsgate sản xuất, thời lượng 146 phút.
Đạo diễn Francis Lawrence. Các diễn viên: Jennifer Lawrence, Josh Hutcherson, Liam Hemsworth.
Đánh giá: ★ ★ ½
Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi