Xem ra đây không phải là một phim giải trí không cần động não như có vẻ là thế.
Phim
Thor đầu tiên, do người khổng lồ sân khấu Kenneth Branagh
đạo diễn, đã cho câu chuyện không chỉ cái hài hước tài tình mà cả vẻ
trang trọng kiểu Shakespeare. Lần xuất hiện thứ hai của vị thần Bắc Âu
này, trong
The Avengers, có đủ mọi hóm hỉnh kiểu văn hóa đại chúng mà Joss Whedon có thể làm.
Chris Hemsworth trong vai Thor
Nhưng đã tới lúc vung búa trở lại với
Thor: The Dark World (phát hành ở Việt Nam với tựa
Thor: Thế giới bóng tối),
do Alan Taylor đạo diễn (với cốt chuyện và kịch bản ghi tên cùng năm
người khác). Và phim cũng được. Nhưng nếu bạn một anh chàng lực lưỡng
tóc vàng bay lượn và bạn chỉ làm "cũng được" — chà, chắc là khó có một
trận đấu hạng A khi bạn có đội bóng hạng B.
Phim có hai lỗi đáng chú ý, một ở ngay đầu phim và một xuyên suốt bộ phim.
Vấn
đề thứ nhất là đoạn mở đầu phô hết cả ra những gì mà những phim kỳ ảo
giả tưởng gần đây quá tham vọng, mở rộng những cảnh được sắp xếp dẫn đến
chuyện ngoài lề, câu giờ và kể những chuyện đã xảy ra trước đó mà ta
không cần biết.
Những sắp đặt này có sức hấp dẫn thấy rõ đối với
những nhà làm phim tham vọng (những người cho rằng mình giúp tạo ra "một
huyền thoại") và những hãng phim tham lam (những kẻ xem đấy là nguồn
nguyên liệu cho các phần tiền truyện và trò chơi video). Nhưng họ đưa
thông tin có thể chuyển tải thành lời thoại và kéo lê thê không bao giờ
dứt.
Lỗi thứ nhì là quyết định đưa công nghệ vào đây, cho Thor và
những người xứ Asgard đương đầu với một đội quân thời cổ đại ấy thế mà
lại bay vù vù bằng tên lửa — và cả hai phe phóng lựu đạn vào nhau, bắn
súng lazer và súng phòng không.
Tác giả bài viết này không phải
là ‘fan’ cuồng Marvel (và các phim này cũng tự do biến tấu truyện tranh
rất nhiều) nhưng theo tác giả, sức hấp dẫn thật sự của vị thần Thor đó
là anh không lia vũ khí hiện đại tùm lum; anh có búa tạ, những bạn bè sử
dụng mã tấu, và trời ạ, họ sẽ rửa được mối thù!
Natalie Portman (trái) trong vai Jane Foster, Kat Dennings trong vai Darcy
Đó là một trong những điều làm cho siêu anh hùng này trở nên vượt trội,
và mặc dù tác giả hy vọng những ‘fan ruột’ có thể nhớ nguyên bản truyện
tranh, thì vẫn cảm giác xa lạ với sức hấp dẫn thực sự của Thor. Tác giả
không đi xem các phim
Thor vì những màn hành động giả tưởng. Tác giả đi xem vì phép màu và sự thần bí.
Những điều mà lần này rất thiếu.
Một
lần nữa chúng ta lại có Chris Hemsworth quyến rũ, đôn hậu và lực lưỡng
hết chỗ chê trong vai vị thần Bắc Âu, khoe sức hấp dẫn của mình trong
một cảnh tắm ở đầu phim chả có lý do gì. Và Anthony Hopkins trở lại
trong vai thần Odin, một trong những ông bố khó tính nhất trên đời.
Natalie
Portman hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, và chỉ thế thôi, trong vai
Jane Foster tẻ ngắt, nhưng Kat Dennings đặc biệt thú vị trong vai Darcy
lém lỉnh.
Và, luôn như thế, cầu thủ đáng giá nhất vẫn là Tom
Hiddleston trong vai Loki, kẻ lừa đảo. Thành thật mà nói, Hiddleston có
vai diễn hay nhất trong phim này và dù một số mánh khóe của anh thực sự
là lừa bịp (ít ra là theo như khán giả biết) anh ranh mãnh và hấp dẫn
một cách nhất quán.
Nhưng đạo diễn Taylor không làm được điều
thú vị nào với việc dàn dựng hay quay phim, kỹ xảo CGI quá lộ liễu và
không có vẻ kỳ ảo mà chỉ là phi hiện thực rẻ tiền. Còn câu chuyện — lại
là kế hoạch hủy diệt thế giới của một gã điên rồ nữa, và lại là một cảnh
thành phố nữa hoang tàn ở kết phim — giống như cả nửa tá phim siêu
người hùng khác gần đây.
Tom Hiddleston trong vai Loki
Đó là toàn bộ vấn đề, tất nhiên rồi. Thor có thể không phải là siêu
người hùng được nhiều người ưa thích. Người Sắt hóm hỉnh hơn, Siêu Nhân
quý phái hơn, Người Nhện lo lắng hơn, Người Dơi đen tối hơn. Nhưng Thor
ít ra là — luôn luôn — khác biệt. Và bộ phim này làm anh cũng chỉ vậy
thôi.
Lưu ý phân loại: phim chứa yếu tố bạo lực.
Thor: The Dark World (PG-13) Disney (120 phút)
Đạo diễn Alan Taylor. Với Chris Hemsworth, Natalie Portman, Tom Hiddleston.
Đánh giá: ★ ★ ½
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi