Bên ngoài nhà hát, hào nhoáng; bên trong, nổi loạn.
Năm 2018, dàn phim Cannes đem đến cảm giác như lời kêu gọi chống lại sự
tự mãn, lời kêu gọi chú ý trong một thế giới hỗn loạn. Đó là một thông
điệp gây sửng sốt tại liên hoan phim hào nhoáng nhất thế giới — trên màn
ảnh, chiến tranh và nghèo đói và đấu tranh; ngoài màn ảnh, thảm đỏ và
du thuyền neo ở Địa Trung Hải.
Dàn diễn viên The Dead Don’t Die tại sự kiện thảm đỏ cho buổi chiếu khai mạc liên hoan
|
Nhưng năm nay, thông điệp đó được tăng lên một mức. Ngay trước khi liên
hoan đi được nửa đường, thấy rõ là Cannes năm nay, với các bộ phim từ
khắp nơi trên thế giới, định vị mình là liên hoan phim cho một thế giới
đang loạng choạng bên bờ vực. Bất kể đến từ đâu, các nhà làm phim kể
những câu chuyện về những con người đang bên bờ vực nổi dậy — hay bờ vực
tận thế.
Thực tế, liên hoan đã khai mạc vào ngày thứ ba 14/5 với tận thế zombie:
The Dead Don’t Die,
bộ phim bi hài nhẹ nhàng mà sâu cay của Jim Jarmus lấy bối cảnh một thị
trấn nhỏ nước Mỹ. Đó là một lời khiển trách thầm lặng, dành cho khán
giả: Ngày tận thế xảy ra bởi vì việc khai thác thủy lực cắt phá* làm
trái đất chệch ra khỏi trục của nó, và tất cả chúng ta đều quá bận tâm
với những nỗi lo riêng. Phần lớn, các nhân vật trong
The Dead Don’t Die
không đặc biệt mạnh mẽ hay dễ bị tổn thương hay xấu xa hay giận dữ, và
họ sống đủ sung túc. Họ chỉ mệt mỏi, và sẵn sàng cho sự kết thúc đang
đến.
Tilda Swinton (giữa) trong một cảnh phim The Dead Don’t Die
|
Nhưng nếu đêm khai mạc liên hoan là một tiếng cười thầm nuối tiếc và một
cái lắc đầu chán nản, thì ngày thứ tư 15/5 khác hẳn. Hai trong số những
bộ phim được công chiếu vào ngày hôm đó đã kể những câu chuyện về kẻ
săn mồi quyền lực trên những con người yếu thế — và người yếu thế cuối
cùng đánh trả.
Giành lại những gì của họLes Misérables,
bộ phim đầu tay của đạo diễn người Pháp Ladj Ly, không dựa theo cuốn
tiểu thuyết của Victor Hugo. Nhưng đó là nơi bộ phim này lấy những manh
mối, kết thúc bằng một trích dẫn từ cuốn tiểu thuyết: “Hãy nhớ điều này,
các bạn ạ, trên đời không có cây xấu hay người xấu. Chỉ có kẻ gieo
trồng xấu.”
Đạo diễn Ladj Ly, người gốc Mali, đặt bối cảnh câu
chuyện ở Bosquets, ngoại ô Paris. Đây là một bộ phim đầy tham vọng về
thách thức (đối với người dân lẫn luật pháp) của việc giữ cho một khu
phố được bình yên khi căng thẳng tăng cao, và đôi khi gợi nhớ cả
The Wire của HBO và
Do the Right Thing
của Spike Lee trong cách minh họa các yếu tố đan xen và xung đột phe
phái. Nhưng nó kết thúc bằng một ghi chú khiến chuyện trở nên rất rõ
ràng: Khi cảnh sát, thông qua sự tàn bạo, đánh mất niềm tin của người
dân khu phố, thì ai thực sự chịu trách nhiệm không quan trọng; mà quan
trọng là sẽ bùng nổ thành bạo lực. Bức màn giữa hòa bình bấp bênh và
chiến tranh triệt để thực sự mỏng nhẹ như sa.
Cảnh trong phim Les Misérables
|
Một ý tưởng tương tự xuất hiện trong bộ phim điên rồ, rối beng của Brazil,
Bacurau,
từ các đạo diễn Juliano Dornelles và Kleber Mendonça Filho. Rất khó
miêu tả bộ phim này, bởi nó chuyển xoành xoạch từ hành động đến kinh dị
đến khoa học giả tưởng cho đến hài hiểm ác. Tập trung vào một ngôi làng
nhỏ bé ở Brazil tên là Bacurau, bộ phim diễn ra giống như một tập đặc
biệt của phim bộ truyền hình
Black Mirror, với hiểm họa bí ẩn
đe dọa cuộc sống của cư dân — những người sau đó, quyết định rằng họ đã
hết chịu đựng nổi sự bóc lột rồi, tất nhiên.
Cả hai bộ phim đều
kết thúc với một ghi chú lạc quan nghiệt ngã, đen tối như nhau: Có thể
chiến đấu chống lại kẻ áp bức, dù kết quả là đẫm máu và hỗn loạn. Nhưng
có ba phim khác đánh lên một giai điệu bi quan rõ ràng hơn.
Một cảnh trong phim Bacurau
|
Một thế giới khiến con người trở nên bất lựcMati Diop, người phụ nữ da đen đầu tiên có phim tranh giải thưởng chính ở Cannes, kể câu chuyện của cô trong
Atlantique với
chút hy vọng le lói bị làm cho tắt tiếng. Đó là câu chuyện về Ada (Mame
Bineta Sane), cô gái người Senegal sống trong ngôi làng nghèo bị một
nhà phát triển địa ốc giàu có khai thác. Đã ba tháng rồi hắn không trả
tiền công cho bất kỳ người nào làm việc trên tòa nhà chọc trời lờ mờ,
bóng loáng. Một trong những công nhân của hắn là Soulemaine (Traore),
anh và Ada đang yêu nhau. Nhưng cô lại hứa hôn với Omar giàu có, xa
cách. Sau đó Soulemaine và một số trai tráng khác biến mất trong đêm, và
những đám cháy bí ẩn bắt đầu bùng lên khắp thị trấn.
Trong
Atlantique —
bộ phim đầu tay phi thường cho đạo diễn Diop — người nghèo đấu tranh để
khẳng định quyền đối với những gì của họ, chống lại kẻ giàu lợi dụng
họ. Và cuộc đấu tranh đó báo điềm hủy hoại. Ada kết thúc bộ phim bằng
cách nói với chúng ta rằng tương lai thuộc về cô ấy, nhưng chúng ta
không thể không biết có một cuộc đấu tranh lâu dài ở phía trước.
Mame Bineta Same trong phim Atlantique
|
Trong
Beanpole, từ đạo diễn người Nga Kantemir Balagov, cuộc
đấu tranh không bao giờ chấm dứt. Những bộ phim Nga đến Cannes có xu
hướng rất ảm đạm (xem
Let Leto năm ngoái, hay
Lovless năm 2016), nhưng
Beanpole có
thể đứng nhất (đầy khó chịu) về sự khốn khổ tuyệt đối. Lấy bối cảnh năm
1943, phim có một khoảng thời gian nói về hai phụ nữ trẻ sống ở
Leningrad sau chiến tranh. Họ đã gặp nhau trên chiến trường, và giờ làm
việc trong một bệnh viện, và cả hai đều mang những vết sẹo thể xác và
tinh thần của tuổi trẻ gian khổ.
Beanpole kể câu chuyện về mối
quan hệ đầy sóng gió của họ khi bị chà đạp và nghiền nát bởi cuộc sống,
giống như các bệnh nhân trong bệnh viện. Phim đẹp một cách đau đớn, với
diễn xuất nao lòng, nhưng không dễ xem.
Điều này khiến
Beanpole trở thành cặp đôi bất đắc dĩ nhưng mạnh mẽ cho
Sorry We Missed You,
một tác phẩm giận dữ về chủ nghĩa hiện thực xã hội đặt bối cảnh trong
nền kinh tế “gig”** của nước Anh hiện đại. Đạo diễn Ken Loach từng thắng
giải thưởng hàng đầu của liên hoan, Cành cọ vàng 2006 với
The Wind That Shakes the Barley và
I, Daniel Blake
2016. Ông chuyên về tâm lý hiện thực với tầng lớp đang cáu tiết căm
giận bên dưới, các bộ phim về cuộc sống của những con người bình thường
bị các hệ thống phá vỡ và làm rối ren khiến họ hoàn toàn không có khả
năng thay đổi dù họ cố thử mọi cách trong khả năng của mình để thay đổi.
Một cảnh trong phim Beanpole
|
Sorry We Missed You là câu chuyện về một gia đình người Anh
thuộc tầng lớp lao động đang cấu cào kiếm sống bằng mọi cách có thể. Họ
thuê một căn hộ nhỏ và sống cuộc sống khiêm tốn, nhờ vào chỗ thu nhập từ
công việc phụ tá chăm sóc sức khỏe tại gia của Abbie (Debbie Honeywood)
và Ricky (Kris Hove) làm nhà thầu phụ cho một công ty giao hàng trọn
gói. Họ có cô con gái nhỏ tươi sáng (Katie Proctor) và cậu con trai tuổi
mới lớn (Rhys Stone), dạo gần đây càng ngày càng lêu lổng khắp thị
trấn.
Ricky được chào mời công việc giao hàng như thể anh “có
được doanh nghiệp riêng”, nhưng sớm rõ ra rằng thành lập doanh nghiệp —
trong đó hoạt động của tài xế bị các thiết bị theo dõi cả gói hàng lẫn
người giao hàng kiểm soát — đơn giản là hình thức mới của làm thuê,
nhưng với nhiều căng thẳng và trách nhiệm hơn về phía người lao động.
Tương tự với Abbie, phải đến thăm khách hàng từ sáng đến tối muộn, nhưng
bị kẹt xe buýt và không được trả tiền tăng ca khi cô được yêu cầu làm
việc muộn.
Debbie Honeywood, Kris Hitchen, Katie Proctor, và Rhys Stone trong phim Sorry We Missed You
|
Nghe có vẻ quen nhỉ? Trong một buổi chiếu báo chí ở Cannes, một số lượng
lớn người tham dự có khả năng là đã tự trả tiền đến liên hoan với tư
cách hành nghề tự do (và trong một số trường hợp, thậm chí cả nhân
viên), hoặc có công việc làm nhân viên, nhưng sống trong nỗi lo sợ mình
sẽ bị loại bất cứ ngày nào, thì một bộ phim như
Sorry We Missed You,
trong đó các nhân vật cuốn vào vòng xoắn ốc căng thẳng và trầm cảm và
không thấy lối thoát nào, cộng hưởng cực kỳ mạnh mẽ. Đây là một cái nhìn
bi quan rõ rệt đối với nền kinh tế địa ngục tận thế của ngày nay. (Có
lẽ không phải ngẫu nhiên mà tựa phim này mang âm hưởng
Sorry to Bother You của Boots Riley năm 2018, khám phá một số khái niệm tương tự về nơi làm việc bóc lột.)
Mỗi
bộ phim này (và chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa cho đến khi liên hoan
kết thúc) đặt thế giới vào chỗ đi tới sụp đổ. Nhưng tầm nhìn của những
phim đó về việc liệu có thể nổi dậy chống lại hay không — và sẽ có những
tác động gì — thì khác nhau vô cùng. Tuy nhiên, tất cả đều bắt đầu từ
một tiền đề như nhau, làm sáng tỏ một điều: tại Cannes năm nay, chỉ có
người cố tình mù mới không thấy chuyện gì đang diễn ra.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Vox
* Thủy lực cắt phá (tiếng Anh: hydraulic fracturing, thường rút ngắn
thành fracking) là kỹ thuật khai thác mỏ bằng cách dùng áp suất chất
lỏng để làm nứt các tầng đá trong lòng đất. Đường nứt sẽ chạy theo mạch
đất thiên nhiên, khai mở những khoáng chất vốn bị nén chặt trong lòng
đất. Bằng cách bơm chất lỏng trộn với một số hóa chất và cát dưới áp
suất cao vào giếng mỏ làm nứt vỡ tầng đá, có thể bơm lên những địa chất
như khí đốt và dầu mỏ. (Wiki)
** Theo Techtarget, nền kinh tế gig
(gig economy) là một môi trường trong đó các công việc tạm thời là phổ
biến, doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với người lao động tự do một cam kết
ngắn hạn giữa đôi bên.